Saturday, May 30, 2015

Biển Đông trở thành trọng địa-chính trị giữa các cường quốc

Biển Đông trở thành trọng địa-chính trị giữa các cường quốc

(Quan hệ quốc tế) - Việc các cường quốc như Mỹ, Nhật, Ấn… tăng cường các hoạt động quân sự trên biển Đông cho thấy, vùng biển này đang trở thành một trọng địa-chính trị.

Hải quân Ấn Độ tăng cường chiến lược hướng đông
Ấn Độ đã cử 4 tàu chiến thuộc Hạm đội phương Đông đến Biển Đông và Nam Ấn Độ Dương như là một phần của chính sách hướng Đông của nước này.
Trong đó, tàu khu trục tàng hình INS Satpura và tàu hộ tống đối ngầm INS Kamorta tham gia cuộc tập trận Simbex với hải quân Singapore 4 ngày, từ ngày 23 đến 26/5. Các tàu này đến Singapore hôm 18/5 và tham dự Triển lãm Phòng vệ Biển Quốc tế (IMDEX).
Các nguồn tin hải quân cho biết đội tàu thuộc Hạm đội phía Đông, do Đô đốc Ajendra Bahadur Singh chỉ huy, sẽ cập cảng ở Australia, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Đội còn bao gồm tàu khu trục tên lửa dẫn đường INS Ranvir và tàu chở dầu INS Shakti.
"Các chuyến thăm nằm tăng cường quan hệ song phương và thúc đẩy khả năng tương tác giữa hải quân Ấn Độ với các nước trong khu vực có tầm quan trọng chiến lược này. Sau mỗi lần cập cảng, các cuộc tập trận cũng được lên kế hoạch với hải quân các nước chủ nhà", Times of India dẫn lời một sĩ quan cấp cao nói.
Những hoạt động hải quân tích cực của Ấn Độ ở phía đông dường như là dấu hiệu cho thấy, Ấn Độ đã nhận thức được vai trò của mình như một cường quốc có khả năng đảm bảo an ninh trên khắp khu vực rộng lớn Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương.
Giới chức lãnh đạo quân đội Ấn Độ cho biết, "sự gia tăng hiện diện của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương không là điều mới mẻ”, bởi kể từ năm 2008, các tàu Hải quân Trung Quốc thực hiện hoạt động hộ tống các tàu thương mại chống cướp biển ở Vịnh Aden.
Đô đốc Robin Dhovan, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ nói với tờ Thời báo Ấn Độ rằng, các tàu ngầm thông thường và tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc vẫn thỉnh thoảng xuất hiện ở vùng biển này. Một báo cáo năm 2013 của hải quân Ấn Độ cho biết, tàu ngầm nước này đã 22 lần chạm mặt tàu ngầm “lạ” trên Ấn Độ Dương.
Biên đội tàu chiến của hải quân Ấn Độ hành quân trên biển
Biên đội tàu chiến của hải quân Ấn Độ hành quân trên biển
Ấn Độ từ lâu đã vượt ngoài phạm vi một cường quốc khu vực, ngày càng quan tâm tới tình hình địa-chính trị toàn cầu. Chính sách đối ngoại tích cực của chính phủ ông Naredra Modi thể hiện nguyện vọng của New Delhi trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy các quá trình hội nhập trong không gian châu Á.
Trong khuôn khổ học thuyết chính trị mới “Hành động phía Đông” Ấn Độ dự kiến mở rộng và tăng cường các căn cứ hải quân và không quân trên hai quần đảo Andaman và Nicobar - tiền đồn phía đông của đất nước.
Nhiều nhà phân tích đã liên hệ các bước hành động của New Delhi với nỗ lực đối phó sự bành trướng của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Đặc biệt là trước thông tin Trung Quốc muốn xây dựng kênh đào Kra, đi qua phần hẹp nhất của bán đảo Malay ở miền nam Thái Lan.
Dự án kênh đào bỏ qua eo biển Malacca này sẽ rút ngắn thời gian và khoảng cách các tuyến hàng hải từ Biển Đông sang Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, nó cũng khiến khả năng xâm nhập và can thiệp vào Ấn Độ Dương của hải quân Trung Quốc ngày một nhanh hơn.
Điều đó chắc chắn sẽ làm New Dehli lo lắng. Bởi vậy, việc nước này điều chiến hạm đến Biển Đông và Nam Ấn Độ Dương tuy chưa thể khẳng định là động thái đối đầu với Trung Quốc nhưng nó cũng cho thấy là New Dehli đã đánh tín hiệu sẽ không để Bắc Kinh xâm hại đến lợi ích của mình.
Biển Đông hiện đang tiềm ẩn xung đột quân vì mâu thuẫn chủ quyền giữa các nước đông nam Á và Trung Quốc. Cục diện căng thẳng này đã kéo dài vài chục năm nay và hiện vẫn chưa thấy triển vọng giải quyết bằng phương pháp hòa bình.
Ấn Độ lo lắng trước việc Trung Quốc rút ngắn hành trình sang Ấn Độ Dương
Ấn Độ lo lắng trước việc Trung Quốc rút ngắn hành trình sang Ấn Độ Dương
Thế nhưng, ngoài những mâu thuẫn song phương giữa các nước đông nam Á với Trung Quốc, còn có thêm một cuộc xung đột toàn cầu nguy hiểm hơn là cuộc đối đầu giữa một bên là Trung Quốc và phía bên kia là Hoa Kỳ và các đồng minh của mình.
Nhật Bản công khai thách thức Trung Quốc ở Biển Đông
Trong bối cảnh quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh ngày càng căng thẳng hơn vè ván đề trah chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển ở Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản không loại trừ khả năng gửi lực lượng phòng vệ để hỗ trợ hạm đội Mỹ trong trường hợp bùng phát xung đột ở Biển Đông.

No comments:

Post a Comment