Saturday, May 23, 2015

Trung Quốc công bố chiến lược phát triển chống khủng hoảng đến năm 2025

Trung Quốc công bố chiến lược phát triển chống khủng hoảng đến năm 2025

Khác với truyền thống mở đầu thảo luận kế hoạch 5 năm tới và tổng kết kế hoạch 5 năm lần thứ 12, giới chức kinh tế Trung Quốc đã tuyên bố soạn thảo kế hoạch phát triển chống khủng hoảng công nghiệp Trung Quốc trong 10 năm tới có tên “Made in China 2025”, Thời báo Hoàn cầu dẫn nguồn Tân Hoa xã đưa tin.

Việc soạn thảo kế hoạch do Bộ Công nghiệp và công nghệ thông tin tiến hành dưới sự điều phối của Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Giới chức Trung Quốc cho hay, kế hoạch “được soạn thảo nhằm biến Trung Quốc từ người khổng lồ sản xuất thành sức mạnh sản xuất”. Kế hoạch trù tính các bước đi đầu tiên nhằm chuyển hóa công nghiệp Trung Quốc vốn “đang sản xuất 20% sản phẩm thế giới, nhưng vẫn còn thua xa kinh tế Đức và Nhật Bản”. Thắng lợi cuối cùng của kế hoạch được ấn định vào năm 2049. Con cháu của thế hệ hiện nay sẽ nhìn thấy nước Trung Quốc phồn vinh với tư cách một sức mạnh công nghiệp dẫn đầu vào dịp 100 năm thành lập nước CHND Trung Hoa.

9 nhiệm vụ ưu tiên 
Kế hoạch nêu ra 9 nhiệm vụ ưu tiên là: cải thiện đổi mới sản xuất, kết hợp công nghệ và công nghiệp, tăng cường nền tảng công nghiệp, xúc tiến các thương hiệu Trung Quốc, khuyến khích sản xuất “xanh”, đột phá trong 10 ngành then chốt, thúc đẩy tái cấu trúc khu vực sản xuất, khuyến khích sản xuất định hướng dịch vụ, cũng như các ngành sản xuất dịch vụ liên quan đến công nghiệp, và quốc tế hóa sản xuất.

Trong số 10 lĩnh vực then chốt cần phát triển đột phá, chính phủ Trung Quốc nêu ra: công nghệ thông tin, các công cụ điều khiển số và kỹ thuật robot, thiết bị hàng không vũ trụ, thiết bị kỹ thuật đại dương và đóng tàu công nghệ cao, thiết bị đường sắt, tiết kiệm năng lượng và phương tiện giao thông dùng năng lượng mới, thiết bị năng lượng, vật liệu mới, y học và thiết bị y tế, máy nông nghiệp.

Kế hoạch “Made in China 2025” sẽ tập trung vào 5 dự án chủ yếu, trong đó có việc dựa trên nền tảng trung tâm phát minh công nghiệp và phát động sản xuất “thông minh”.

Bộ trưởng công nghiệp và công nghệ thông tin Trung Quốc Miao Wei nói rằng, Trung Quốc về cơ bản đã hoàn thành công nghiệp hóa ở cấp độ năng lực sản xuất như Đức và Nhật ở các giai đoạn phát triển đầu.  “Các nền kinh tế phát triển như Mỹ hay Đức và Nhật đã xây dựng chính sách sắp tới để hỗ trợ hoạt động sản xuất của mình, trong khi các nền kinh tế đang phát triển như Ấn Độ và Brazil cũng đang cố đuổi kịp họ bằng cách sử dụng các ưu thế của mình”, ông Miao Wei nói.

“Made in China” là thành quả của một tình huống kinh tế phức tạp hình thành ở Trung Quốc. Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng 7,5% GDP trong năm nay, và sự suy giảm tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục. Ngành sản xuất Trung Quốc đã vấp phải sự suy giảm cầu và cạnh tranh gia tăng trên thị trường thế giới trong điều kiện suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới. Năm 2015, Trung Quốc đã hứng chịu sự suy giảm kỷ lục và chỉ số ngoại thương, cũng như chuỗi phá sản các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nhà nước. 
Nguồn: warandpeace, 22.5.2015.
 PrintPrintShare on Zing MeGo.vnPrintPrintPrintChia sẻ bài này lên Yahoo Messenger
E-mailPrint

No comments:

Post a Comment