Trung Quốc càng cay cú, Mỹ càng mạnh mẽ trên biển Đông
(Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc gia tăng tốc độ xây đảo nhân tạo, đồng thời đưa ra chiến lược quân sự mới khiến nguy cơ xung đột trên biển Đông ngày càng gia tăng.
Trung Quốc: Nói không đi đôi với làm
Sự kiện Trung Quốc diễn tập đã gắn kết các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tăng sự tham gia của Mỹ trong khu vực nhằm chống lại Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết tại bài phát biểu tại căn cứ quân sự Trân Châu Cảng ở Hawaii ngày 28-05-2015.
Ông cho biết thêm, sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông đã ra khỏi chuẩn mực quốc tế và sự đồng thuận trong khu vực là ủng hộ phương pháp phi quân sự để giải quyết các tranh chấp hiện nay tại khu vực. Điều này làm gia tăng sự có mặt của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương.
Ông cảnh báo Trung Quốc không nên “quân sự hóa” Biển Đông bằng cách xây dựng các căn cứ trên các đảo tranh chấp mà nước này tuyên bố là thuộc về lãnh thổ của mình và đang ra sức mở rộng. Mỹ cương quyết phản đối yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc, thông qua hành động này.
Ngày 22-05-2015, các vị lãnh đạo đất nước và những quan chức hàng đầu của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao... của Mỹ đã từ chối các yêu cầu của Bắc Kinh về việc buộc các máy bay do thám của nước này phải ngừng bay trên lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.
Ông Carter nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ có quyền hoạt động tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bất kể Trung Quốc đưa ra hành động như thế nào. Máy bay và tàu thuyền của nước này sẽ bay và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như hiện nay Mỹ đang làm trên toàn thế giới.
Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã điều một lượng lớn phương tiện ra khu vực quần đảo Trường Sa, xây dựng đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm, rạn san hô trên Biển Đông, khiến Bộ Ngoại giao Mỹ phải lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về tuyên bố 90% diện tích Biển Đông là của Bắc Kinh.
Biển Đông đang tiềm ẩn nguy cơ xung đột quân sự do những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc
|
Từ trước đến nay, yêu sách lãnh thổ phi pháp của Trung Quốc đã bị các nước láng giềng đông nam Á là Malaysia, Việt Nam, Đài Loan, Brunei và Philippines phản đối quyết liệt. Cũng vấn đề này đã phá hỏng mối quan hệ của Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong thời gian qua, Trung Quốc gia tăng đáng kể tiềm năng quân sự của quốc gia vốn đã mạnh nhất trong khu vực. Trong khi đấy, các hành động của Trung Quốc lại mâu thuẫn với những cam kết của trung thành với lý tưởng hòa bình, an ninh và tự do hàng hải của nước này.
Tuyên bố ủng hộ giải pháp cho tất cả các vấn đề gây tranh cãi thông qua thương lượng của Bắc Kinh cũng bất đồng với những hành động trái phép của nước này, bao gồm có việc xây dựng các đảo nhân tạo, áp đặt các lệnh hạn chế đơn phương, ví dụ như lệnh cấm đánh bắt cá đối với các nước láng giềng.
Tất cả những điều này không thể không ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của các nước láng giềng với Trung Quốc, tới chất lượng các mối quan hệ kinh tế. Bên cạnh đó, chiến lược quân sự mà nước này mới đưa ra cũng tiềm ẩn những yếu tố khiến các nước láng giềng lo lắng.
No comments:
Post a Comment