Tuesday, September 22, 2015

ADB nâng dự đoán tăng trưởng kinh tế VN

ADB nâng dự đoán tăng trưởng kinh tế VN

  • 6 giờ trước
Image copyrightReuters
Image captionDự báo tăng trưởng của ADB đối với Việt Nam trong năm 2015 cao hơn mức dự báo tăng trưởng chung cho toàn bộ khu vực châu Á.
Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2015 lên 6,5%, Thông Tấn xã Việt Nam đưa tin.
Con số này cao hơn với mức dự đoán 6,1% được ADB đưa ra hồi tháng Ba.
Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng dự đoán mức tăng trưởng 6,6% cho nền kinh tế Việt Nam trong cả năm 2016.
Dự báo tăng trưởng của ADB đối với Việt Nam trong năm 2015 cũng cao hơn mức dự báo tăng trưởng chung 5,8% cho toàn bộ khu vực châu Á.
Chỉ tiêu tăng trưởng cho cả năm 2015 được chính phủ Việt Nam đặt ra là 6,2%.
Tuy nhiên hồi tháng Sáu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng vượt chỉ tiêu.
Phát biểu trong một cuộc họp chính phủ hôm 29/6 tại Hà Nội, ông Dũng cho biết "tinh thần GDP cả năm phải đạt bằng hoặc cao hơn 6,28%, phải phấn đấu đạt cao hơn con số đã đạt được trong 6 tháng đầu năm".
“Các dự báo của chuyên gia khẳng định chúng ta hoàn toàn có lòng tin đạt mức tăng trưởng 6,4% mà không hề chủ quan".

'Tích cực thận trọng'

Trả lời BBC ngày 22/9, kinh tế gia Nguyễn Trần Bạt nói đánh giá của ADB là một ‘tin tích cực thận trọng’, và cho biết còn phải tiếp tục quan sát diễn biến thực tế.
“Việt Nam phải luôn luôn chuẩn bị trước các diễn biến của đồng nhân dân tệ cũng như đồng đôla”, ông nói.
Bên cạnh đó, nợ công cũng là một vấn đề lớn của năm 2015 và nhiều khả năng sẽ kéo sang năm 2016, ông cho biết.
“Nói chung nợ công nợ công càng ngày trở thành yếu tố không khống chế được ở Việt Nam”, ông nói.
“Điều này không những ảnh hưởng tới vai trò của chính phủ mà còn ảnh hưởng đến vai của các tập đoàn nhà nước cũng như tư nhân, làm xấu môi trường kinh tế của Việt Nam.”
Bình luận về các biện pháp kìm tốc độ tăng chi tiêu của chính phủ Việt Nam, ông Bạt nói “bao giờ thì các chính sách của chính phủ ít hay nhiều đều có hiệu quả, nhưng không mấy khi có hiệu quả như khi chính phủ muốn hay phù hợp với thực tế cả”.
Báo cáo của ADB cũng cho rằng mục tiêu cổ phần hóa 228 doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam trong năm nay là ‘hơi tham vọng’, một phần do tâm lý‎ nhà đầu tư còn quan ngại về vấn đề quản trị doanh nghiệp và tài chính.
Đồng ý‎ kiến với ADB, ông Bạt cũng cho rằng “tham vọng cổ phần hóa là hơi lớn và ít gần với thực tế.
“Sự cổ phần hóa tùy thuộc vào phát triển của kinh tế mà kinh tế thì đang có vấn đề nên việc bán các doanh nghiệp không được lạc quan như các nhà điều hành muốn,” ông nói.
“Chính phủ tham vọng muốn bán là tham vọng của chính phủ, nhưng có bán được hay không thì là năng lực của xã hội.”
“Tôi nghĩ rằng sẽ rất khó để bán được theo như mục tiêu của chính phủ.”

Tin liên quan

No comments:

Post a Comment