Tuesday, September 1, 2015

Chia sẻ giải pháp bảo đảm phát triển bền vững tại vùng Mê Kong

Chia sẻ giải pháp bảo đảm phát triển bền vững tại vùng Mê Kong

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-09-01
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Một khu rừng ngập nước ở lưu vực sông Mekong nơi còn lại nhiều loại động vật quý hiếm
Một khu rừng ngập nước ở lưu vực sông Mekong nơi còn lại nhiều loại động vật quý hiếm
 WWF
Cân đối giữa phát triển và bảo vệ môi trường là bài toán được đặt ra cho các nước. Trong ba ngày từ 25 đến 27 tháng 8 vừa qua đại diện của 6 quốc gia dọc dòng sông Mê kong gồm Kampuchia, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam tham gia hội thảo nhằm chia sẽ những giải pháp để có thể giải bài toán đó.
Hội thảo
Hội thảo mang tên ‘Những giải pháp chia sẽ: bảo đảm phát triển bền vững tại vùng Mê Kong’ diễn ra tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Sinh hoạt này qui tụ chừng 170 đại biểu từ sáu quốc gia như vừa nêu. Họ là những viên chức chính phủ, thành viên các tổ chức phi chính phủ- NGOs, các chuyên viên quốc tế và khu vực trong ngành đánh giá tác động môi trường, các học giả.
Hội thảo được xem là cơ hội học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động xem xét những tác động phát triển kinh tế đối với môi trường mà các nước đang tiến hành. Những người tham gia thảo luận những khuynh hướng và biện pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên và những đầu tư có trách nhiệm nhất là khi mà sắp đến đây Cộng đồng Kinh tế ASEAN hình thành. Tốc độ hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng. Tình hình này được đánh giá vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức cho chính quyền các nước. Bài toán làm thế nào có thể quân bình mức tăng trưởng kinh tế liên tục với việc bảo vệ các hệ sinh thái và cả cơ cấu xã hội tạo nền tảng cho thịnh vượng bền lâu.
Để có thể giảm thiểu những nguy cơ, chính quyền các nước cần có một tầm nhìn bao quát chính xác, các doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm tham gia mạnh mẽ, mọi thông tin cần được minh bạch và chia xẻ cho nhau, cũng như tiếng nói của ngưởi dân cần được lắng nghe.
Để có thể giảm thiểu những nguy cơ, chính quyền các nước cần có một tầm nhìn bao quát chính xác, các doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm tham gia mạnh mẽ, mọi thông tin cần được minh bạch và chia xẻ cho nhau, cũng như tiếng nói của ngưởi dân cần được lắng nghe
Theo nhận định thì nhu cầu về những nguổn căn bản gồm lương thực, nước sạch và năng lượng khắp vùng Mê kong,đang gia tăng một cách nhanh chóng. Dự kiến trong thập niên tới sẽ có hằng tỷ đô la được đầu tư vào các quốc gia khu vực Mekong để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển. Do đó việc thực thi những chính sách bảo vệ môi trường hữu hiệu như đánh giá tác động là một ưu tiên cấp bách. Tuy nhiên công việc này đòi hỏi phải có hợp tác khu vực.
Những người tham gia hội thảo đồng ý rằng những điều kiện thiết yếu để đạt được những dự án phát triển có trách nhiệm thì cần phải có sự tham gia nhiều hơn và có được thông tin giữa các nước cũng như các khu vực khác nhau.
Trước đây, các quốc gia trong lưu vực Mê kong bị cho yếu trong hoạt động liên kết với nhau; tuy nhiên với những dự án đầu tư giao thông hạ tầng đường bộ và thủy, năng lượng… đang gia tăng mức độ hợp tác khu vực.
Hội thảo mang tên ‘Những giải pháp chia sẽ: bảo đảm phát triển bền vững tại vùng Mê Kong’ diễn ra tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Hội thảo kéo dài từ 25 đến 27 tháng 8, 2015 gồm đại diện của 6 quốc gia dọc dòng sông Mê kong gồm Kampuchia, Lào, Miến Điện, Th
Hội thảo mang tên ‘Những giải pháp chia sẽ: bảo đảm phát triển bền vững tại vùng Mê Kong’ diễn ra tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Hội thảo kéo dài từ 25 đến 27 tháng 8, 2015 gồm đại diện của 6 quốc gia dọc dòng sông Mê kong gồm Kampuchia, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam
Những sáng kiến quốc tế cũng như song phương giữa các nước thúc đẩy hội nhập kinh tế cho những quốc gia trong khu vực Đông Nam á nói chung và vùng Mê kong nói riêng.
Giám đốc Văn phòng Môi trường khu vực của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ- USAID, ông Alfred Nakatsuma, phát biểu trong phiên khai mạc hội thảo rằng mới vào đầu tháng 8 vừa qua tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngoại trưởng Hoa Kỳ nhắc lại mối quan tâm của chính phủ Mỹ đối với khu vực tiểu vùng Mê kong:
Theo ông này thì trong thời gian qua Hoa Kỳ có 7 dự án lớn giúp cho khu vực này rồi và vào sang năm sẽ triển khai một dự án lớn thứ 8. Tuy nhiên theo ông một điều cần phải lưu ý là cần hành động chứ không chỉ gặp nhau nói rồi thôi như cách chơi chữ mà một số người sử dụng lâu nay NATO- No Action, Talk Only.
Tham gia của Việt Nam
Cô Đỗ Hải Linh thuộc tổ chức Pan Nature Việt Nam cho biết mục đích tham gia hội thảo của cô như sau:
“ Đây là một diễn đàn, một hội nghị rất cần thiết đối với khu vực và đối với những đối tác Việt Nam như chúng tôi. Cách làm việc cho các người tham gia ngồi lại với nhau nhằm tìm được tiếng nói chung và định hướng chung để phát triển bền vững cho khu vực là rất cần thiết. Tôi mong rằng những chia sẻ này sẽ được tiếp tục theo dõi sâu hơn và làm tốt hơn để làm sao có thể liên kết vào những chính sách phát triển trong khu vực hiện nay.
Tại hội nghị lần này tôi có một vài chia sẻ và tham gia cuộc trò chuyện về dữ liệu mở. Tôi thấy đây là xu hướng rất tốt của khu vực, cũng như rất cần thiết để cho Việt Nam có thể học tập cũng như tìm hiểu liệu có thể áp dụng như thế nào ở trong nước.”
Đây là một diễn đàn, một hội nghị rất cần thiết đối với khu vực và đối với những đối tác Việt Nam như chúng tôi. Cách làm việc cho các người tham gia ngồi lại với nhau nhằm tìm được tiếng nói chung và định hướng chung để phát triển bền vững cho khu vực là rất cần thiết
Cô Đỗ Hải Linh
Một chuyên viên của Trung Tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng Nông Thôn, cô Nguyễn Thị Dịu cũng cho biết việc tham dự hội nghị:
“ Tôi biết hội nghị này muộn 1 tháng nên không đăng ký kịp. Hiện nay tôi đang làm một đề tài về khung pháp lý để hợp tác khu vực Mê kong, thì chủ đề của một số phiên trong hội thảo này có liên quan đến việc làm sao để thúc đẩy hợp tác tốt hơn thông qua EIA ( đánh giá tác động môi trường), một số kênh hợp tác, thông qua tham gia của khu vực tư nhân, của những tổ chức phi chính phủ NGOs, của những xã hội dân sự, của chính quyền… Tôi nghĩ đây cũng là một giải pháp tốt để đóng góp vào bài nghiên cứu của tôi. Bài nghiên cứu trong một năm được Dự án Phát triển Đông Á tài trợ. Mục tiêu của hội nghị này cũng là để kết nối các tổ chức NGOs lại: đó là những tổ chức phi chính phủ liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường. Tổ chức của tôi cũng có liên quan đến biến đồi khí hậu và môi trường như đánh giá về sinh kế, biến đổi khí hậu tại Đồng bằng Sông Cửu Long, tác động của những đập thủy điện. Nên mục tiêu tôi cũng muốn đi kết nối những đối tác, tìm kiếm nguồn tài trợ ( fund). “
Bản đồ lưu vực sông Mekong
Bản đồ lưu vực sông Mekong

Phó giám đốc Viện Môi trường và Phát triển Bền vững Việt Nam- VESDI, ông Trần Yêm đưa ra một số nhận xét về hội thảo ‘Những giải pháp chia sẽ: bảo đảm phát triển bền vững tại vùng Mê Kong’:
‘Bản thân tôi đến đây tôi thấy học được cách thúc đẩy cộng đồng tham gia vào việc đánh giá tác động môi trường. Điểm thứ hai tôi nhận thức ra rằng, ở nước nào cũng thế thôi, sự quan tâm đặc biệt của chính phủ trong 5 nước này đối với các tổ chức phi chính phủ về đánh giá tác động môi trường cũng còn có khoảng cách nhất định; không phải chỉ ở Việt Nam thôi. Điểm thứ 3 tôi rút ra được là nếu không có bắt buộc về mặt pháp lý thì người ta cũng sẽ làm ‘thế này, thế nọ’. Điều này ở nước khác cũng có.
Tôi từng sang Lào làm đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tôi thấy nếu làm tốt thì sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, cho môi trường thôi. Tại hội nghị này tôi thấy có những người hơi quá hữu và cũng có những người hơi quá tả. Quả hữu là phải làm thế này thế nọ, Vấn đề phát triển kinh tế tại nước nào cũng thế thôi, ngay cả ở Mỹ cũng thế, các nhà kinh tế, các công ty đối với việc bảo vệ môi trường họ cũng có những cái mâu thuẫn. (Doanh nghiệp) muốn sản xuất nhiều mà không muốn bỏ tiền ra để bảo vệ môi trường. Do đó theo tôi cần phải hài hòa. Trong phát biểu và nhận thức của người làm môi trường cần phải hài hòa. Ở Việt Nam thì làm thế nào để giúp các doanh nghiệp phát triển, nhưng cũng phải có trách nhiệm đóng góp để bảo vệ môi trường.
Tôi thấy có người nói mạnh phải thế này, phải thế nọ mà thực lực không có. Theo tôi giữa nói và làm phải đi đối với nhau. Việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cần phải hài hòa với nhau.”
Thay đổi tại khu vực Mê kong
Theo nhận định của SUMERNET- Mạng lưới Nghiên cứu Mê kong Bền Vững, thì hiện đang có những thay đổi trong khu vực tiểu vùng Mê kong. Đó là tình hình phát triển cơ sở hạ tầng trên qui mô lớn trong đó có những đập thủy điện trên dòng chính hạ nguồn sông Mê kong; rồi những dự án chuyển nước qui mô lớn mà đa số cho mục tiêu thủy lợi. Mạng lưới đường sắt và đường bộ được xây dựng khiến người dân giữa các quốc gia qua lại gia tăng.
SUMERNET nhận định trong vòng 20 đến 30 năm tới những đập thủy điện trong khu vực chắc chắn sẽ có những tác động lớn hơn nữa đến dòng chảy của sông Mê kong hơn là tác động do biến đổi khí hậu gây nên, đặc biệt là trong mùa khô
Hiện nay khí hậu và thủy văn của khu vực Mê kong cũng đang  chuyển biến phản ánh hiện tượng do khí nhà kính gây nên. Những thay đổi như thế về khí hậu và thủy văn sẽ có những tác động sâu sắc đến phát triển kinh tế cũng như sinh kế của người dân.
SUMERNET nhận định trong vòng 20 đến 30 năm tới những đập thủy điện trong khu vực chắc chắn sẽ có những tác động lớn hơn nữa đến dòng chảy của sông Mê kong hơn là tác động do biến đổi khí hậu gây nên, đặc biệt là trong mùa khô. Những đập thủy điện trên dòng Mê Kong sẽ tác động đến lượng phù sa chảy về đồng bằng Sông Cửu Long. Song song đó tình trạng nước biển dâng rồi những đợt bão lớn do hệ quả của tình trạng biến đổi khí hậu sẽ góp phần làm cho khu vực đồng bằng Cửu Long bị ảnh hưởng nhiều.
Thống kê cho thấy Sông Mê Kong là nơi có ngành đánh bắt cá sông lớn nhất thế giới. Thế rồi những quốc gia trong lưu vực Mê Kong, đặc biệt Thái Lan và Việt Nam, là những nước cung cấp gạo lớn nhất ra thị trường thế giới.
Thế nhưng nay lượng nước của dòng chính Mê Kong giảm đi trong mùa mưa khiến cho nước về biển hồ Tonle Sap ở Kampuchia ít lại. Tình trạng này gây tác động bất lợi đến ngành đánh bắt cá trên Biển Hồ. Vào mùa khô, lượng nước ít đi gây ra hạn hán cục bộ tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long; từ đó nước mặn xâm nhập sâu hơn vào nội đồng.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.

No comments:

Post a Comment