Tuesday, December 1, 2015

Bạn biết gì về thay đổi khí hậu?

Sáu đồ họa giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu

Tìm hiểu vì sao khí hậu Trái Đất biến đổi trước Hội nghị Paris bàn về cách cứu nguy tình thế.

Vấn đề là gì?

Thế giới đang nóng dần lên

Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất đã tăng 0,85 độ C trong 100 năm qua. 13/14 năm nóng nhất được ghi nhận trong thế kỷ 21 và có cả năm 2015.

Các năm so sánh với thế kỷ 20

10 năm nóng nhất
10 năm lạnh nhất
123456789101112Tháng-0.8-0.6-0.4-0.2nhiệt độ trungbình trong thế kỷ20+0.2+0.4+0.6+0.8+1.0Lạnh hơnNóng hơn
Nguồn: NOAA

Chuyện gì đang xảy ra?

Khí nhà kính, chủ yếu là CO2

Các khoa học gia tin rằng khí nhà kính do công nghiệp và nông nghiệp thải ra đang góp phần cùng hiệu ứng nhà kính tự nhiên, vốn là cách bầu khí quyển giữ một phần năng lượng từ Mặt Trời.
Hoạt động của con người như đốt than đá, dầu lửa và khí đốt tự nhiên đang làm gia tăng lượng khí CO2, khí nhà kính chính gây ra tình trạng ấm nóng toàn cầu. Những cánh rừng hấp thụ khí carbon cũng đang bị chặt phá.
CO2 tích tụ trong khí quyển nay cao hơn lượng tích tụ trong 800 nghìn năm qua và đã đạt mức kỷ lục hồi tháng 5/2015.

Lượng CO2 tích tụ tính trung bình bằng triệu mỗi tháng

196019651970197519801985199019952000200520102015300310320330340350360370380390400410
Chương trình Scripps CO2, số liệu từ Đài Quan sát Mauna Loa

Hiệu ứng gây ra là gì?

Bắc Băng Dương tan chảy

Nhiệt độ tăng, thời tiết biến động mạnh, bất thường, nước biển dâng và có thể ảnh hưởng đến các vùng địa lý.
Từ 1900, mực nước biển đã tăng trung bình 19cm trên toàn cầu. Tốc độ tăng gia tốc trong vài thập niên qua, khiến nhiều vùng đảo và đất thấp bị đe dọa.
Khối băng ở địa cực giảm diện tích cũng góp phần làm nước biển tăng.
Băng biển bắc cũng giảm diện tích vì nhiệt độ cao hơn.
Biển phủ băng gần bằng 10 lần diện tích Anh Quốc đã bị tan chảy so với mức trung bình vào đầu thập niên 1980.
ANH QUỐC
Trung bình(1981-2010)
Mảng băng trên biểṇ(tối thiểu)
Phạm vi tối thiểu biển băng Bắc cực: 1980: 7.8 triệu km vuông. 2015: 4.6 triệu km vuông
Area chart showing the decline in sea ice from 1980 to 2015
Nguồn: NSIDC

Tương lai sẽ ra sao?

Nhiệt độ tăng và thời tiết bất thường

Tầm vóc của tác động còn chưa rõ
Các biến đổi cũng làm nguồn nước ngọt giảm đi, gây khó khăn cho sản xuất lương thực, khiến tăng con số thương vong vì bão tố, lụt lội, những đợt nóng nắng và hạn hán.
Biến đổi khí hậu sẽ tăng cường độ của thời tiết bất thường nhưng xác định quan hệ nhân quả giữa một sự kiện đơn lẻ nào đó với tình trạng ấm nóng toàn cầu là vấn đề phức tạp.

Dự phóng về nhiệt độ biến thiên (1986 -2005 đến 2081-2100)

Nếu khí thải đạt mức cao nhất giữa 2010 -2020 và sau đó giảm đáng kể (RCP2.6)
Nếu khí thải vẫn tăng trong suốt thế kỷ 21 (RCP8.5)
Nguồn: IPCC - Báo cáo Đánh giá lần 5 (AR5)

Cần phải làm gì?

10 quốc gia thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới

10 quốc gia thải khí nhà kính nhiều nhất tạo ra 70% toàn bộ khí thải
TRUNG QUỐC 24%
HOA KỲ 12%
EU 9%
ẤN ĐỘ 6%
BRAZIL 6%
NGA 5%
NHẬT BẢN 3%
CANADA 2%
CH CONGO 1.5%
INDONESIA 1.5%
Nguồn: Carbon Brief, số liệu năm 2012

Hạn chế thiệt hại

146 nước đã trình kế hoạch quốc gia cắt giảm CO2 và đây là cột mốc cho việc tạo dựng một hiệp định toàn cầu về biến đổi khí hậu.
Theo một báo cáo hồi tháng Mười của LHQ, đệ trình hiện tại của các nước cho thấy tới năm 2100 biến đổi khí hậu tăng 2,7 độ C so với mức trước thời công nghiệp hóa.
Giới khoa học dự tính rằng nếu nhiệt độ tăng quá 2 độ C thì hậu quả nghiêm trọng về biến đổi khí hậu sẽ rất lớn và đánh mạnh nhất vào người nghèo.

Ấm nóng trung bình (độ C) dự phóng vào 2100

Nếu các nước không hành động
4.5
Vẫn theo các chính sách hiện hành
3.6
Dự̣a trên cam kết Paris
2.7
2 độ C
Nguồn: Climate Action Tracker, số liệu của Climate Analytics, ECOFYS, Viện Khí hậu Mới và Viện Potsdam về Nghiên cứu Ảnh hưởng Khí hậu.

Tác giả

Emily Maguire thiết kế, cùng Steven Connor và Punit Shah. Nassos Stylianou và Paul Rincon viết và sản xuất

Share this story about sharing

email share facebook share twitter share linked in share

No comments:

Post a Comment