20/12/2015
Phải chăng ASEAN đang mất phương hướng?
Tác giả: Amitav Acharya
Dịch giả: Xuân Dung
“Các sự kiện như thất bại trong việc đưa ra một thông cáo chung của ASEAN năm 2012 đã dẫn đến nhận thức rằng sự đoàn kết của ASEAN đang bị xói mòn mà Trung Quốc là một yếu tố chính. Theo quan điểm này, Trung Quốc quyết tâm chia rẽ và chinh phục ASEAN thậm chí chỉ nói đãi bôi về tính trung tâm của ASEAN. Nhận thức này là kết quả của việc Trung Quốc dường như sẵn sàng sử dụng những bất đồng trong nội bộ ASEAN, đặc biệt là thái độ phá vỡ tính thống nhất của Campuchia, khăng khăng rằng ASEAN đứng ngoài cuộc xung đột ở Biển Đông, như một cái cớ để chống lại việc sớm đưa ra Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Hoa Nam”.
Amitav Acharya
Một ASEAN phân rã đã thất bại trong việc đưa ra quan điểm đối với chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông
Tấm bản đồ dọc phi pháp của Trung Quốc – Ảnh: Hoàn Cầu thời báo
KUALA LUMPUR – Hiệp hội các nước Đông Nam Á từng tự hào về “Phương cách ASEAN” – một phương thức làm việc không chính thức và không theo luật lệ, đặc biệt là văn hóa tham vấn và đồng thuận đã giải quyết nhiều tranh chấp một cách hòa bình. Cách làm việc này đã dần bị phai nhạt khi những dấu hiệu về sự thống nhất của nhóm đang bị xói mòn nghiêm trọng. Trong bối cảnh một Trung Quốc quyết liệt đang nổi lên, những dấu hiệu chia rẽ này báo hiệu sự bất ổn cho khu vực.
Có nhiều lý do cho sự chia rẽ này. Đầu tiên, ASEAN ngày nay là một thực thể lớn hơn nhiều. Số thành viên được mở rộng trong những năm 1990, bao gồm Việt Nam, Lào, Miến Điện và Campuchia, với Đông Timor có thể sẽ là thành viên thứ 11. Chức năng và các vấn đề của ASEAN cũng được mở rộng. Việc hợp tác kinh tế mở rộng từ ý tưởng về một hiệp định thương mại tự do thành một cộng đồng kinh tế toàn diện hơn, trên danh nghĩa sẽ có hiệu lực trong năm nay. Hợp tác ASEAN mở rộng đến một loạt các vấn đề xuyên quốc gia từ chia sẻ trí tuệ, chống khủng bố và an ninh hàng hải đến suy thoái môi trường, ô nhiễm không khí, dịch bệnh, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, di cư và buôn người, buôn bán ma túy, nhân quyền, và quản lý thảm họa.
Với việc mở rộng thành viên, chương trình nghị sự và những lĩnh vực quan tâm, điều tự nhiên là ASEAN sẽ phải đối mặt với những bất đồng nội bộ. Do vậy, không ngạc nhiên khi một trong những sự cố nghiêm trọng nhất làm sứt mẻ sự đồng thuận có liên quan đến các thành viên mới. Khi làm chủ tịch của ASEAN, Campuchia đã từ chối thẳng thừng việc đưa ra một thông cáo chung ASEAN vào năm 2012 để làm hài lòng Trung Quốc – người hậu thuẫn và viện trợ mới của họ – và không chấp nhận lập trường của các thành viên là Philippines và Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông.
Với việc mở rộng thành viên và chương trình nghị sự, ASEAN phải đối mặt với nhiều sự cố hơn trong nguyên tắc đồng thuận.
Những thách thức phức hợp đến từ sự lãnh đạo không kiên định của Indonesia. Có những dấu hiệu cho thấy chính phủ của ông Jokowi đã đánh giá thấp vai trò lãnh đạo của Indonesia trong ASEAN, đặc biệt với vai trò thực tế là người xây dựng sự đồng thuận của ASEAN ở cả những xung đột trong và ngoài ASEAN, bao gồm vùng Biển Đông. Cách tiếp cận chính sách đối ngoại của Jokowi “bớt đa phương, tăng lợi ích quốc gia”, trái ngược hoàn toàn với sự lãnh đạo tích cực của người tiền nhiệm Susilo Bambang Yudhoyono của ASEAN, có thể thay đổi. Nếu không, mối nguy hiểm là nếu một Indonesia dân chủ, năng động về kinh tế, và ổn định, không đối đãi với ASEAN một cách thật sự nghiêm túc thì làm sao thế giới ngoài kia lại có thể?
Tàu Trung Quốc gần bãi đá ngầm Đá Vành khăn (Mischief Reef), quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. (US Navy)
Không nghi ngờ gì, thách thức an ninh chủ yếu của ASEAN là những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trong khi nó không phải là một vấn đề mới, những bất đồng đã dấy lên do các hoạt động gần đây của Trung Quốc. Ví dụ gần đây nhất: Việt Nam tố cáo các hoạt động cải tạo của Trung Quốc tại rặng đá chữ thập và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền ở rặng đá Vành Khăn và các khu vực xung quanh. Điều này phản ánh sự thay đổi trong cách tiếp cận của Trung Quốc. Trong khi đã có một thời gian quân đội Trung Quốc đòi chủ quyền lãnh thổ, ban lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào lại chống lại các động thái như vậy. Sự câu thúc đó đã kết thúc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, người thiên về việc tìm kiếm sự tư vấn của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong các vấn đề chính sách đối ngoại liên quan đến an ninh quốc gia và ông Tập cũng là người thúc đẩy sự quyết đoán của Trung Quốc trên các mặt trận kinh tế, ngoại giao và quân sự. Trung Quốc đang khai thác các đảo hơn nữa, cho cả hai mục đích là kiểm soát vùng biển và không công nhận lãnh thổ, cũng như làm tiền đồn theo dõi các bước triển khai ở vùng nước Ấn Độ Dương.
Không nghi ngờ gì, thách thức an ninh chính của ASEAN là các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Những diễn biến này thách thức vai trò của ASEAN và “xu hướng trung tâm” trong kiến trúc an ninh châu Á. Các quan hệ kinh tế của từng cá nhân thành viên ASEAN đưa đến việc chấp nhận nhiều quan điểm khác nhau. Cho đến nay, lợi thế của ASEAN là không có cường quốc khác có khả năng triệu tập trong khu vực. Nhưng chỉ quan điểm “đứng ở trung tâm” là vô nghĩa nếu không có một ban lãnh đạo ASEAN năng động và đồng thuận để giải quyết các vấn đề, đặc biệt là các tranh chấp Biển Đông.
Các sự kiện như thất bại trong việc đưa ra một thông cáo chung của ASEAN năm 2012 đã dẫn đến nhận thức rằng sự đoàn kết của ASEAN đang bị xói mòn mà Trung Quốc là một yếu tố chính. Theo quan điểm này, Trung Quốc quyết tâm chia rẽ và chinh phục ASEAN thậm chí chỉ nói đãi bôi về tính trung tâm của ASEAN. Nhận thức này là kết quả của việc Trung Quốc dường như sẵn sàng sử dụng những bất đồng trong nội bộ ASEAN, đặc biệt là thái độ phá vỡ tính thống nhất của Campuchia, khăng khăng rằng ASEAN đứng ngoài cuộc xung đột ở Biển Đông, như một cái cớ để chống lại việc sớm đưa ra Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Hoa Nam. Trung Quốc cũng lợi dụng sự miễn cưỡng của một số thành viên ASEAN đã không lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc như là một dấu hiệu của sự chia rẽ. Trung Quốc nêu lên những bất đồng trước đó trong ASEAN liên quan đến phạm vi của bộ quy tắc ứng xử trong kết luận về quần đảo Hoàng Sa, như mong muốn của Hà Nội. Hơn nữa, Trung Quốc coi bộ quy tắc như công cụ chống khủng hoảng hơn là một cơ chế giải quyết tranh chấp.
Trung Quốc cần phải xua tan những nhận thức của phương pháp chia-để-trị, và ASEAN không được từ bỏ vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc cần phải xua tan những nhận thức rằng họ đang dùng phương pháp chia để trị với ASEAN. Họ cũng không nên phản đối việc đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, với lý do rằng không phải tất cả các thành viên ASEAN là bên tranh chấp và không phải là việc của những nước bên ngoài như Hoa Kỳ, thậm chí là thảo luận về vấn đề này. Điều này có tác dụng phá hoại chính ý tưởng về vị trí trung tâm của ASEAN hoặc cho rằng Bắc Kinh dường như có ý ủng hộ. Thật khó để nhìn thấy lý do căn bản cho việc những cuộc họp này nếu họ không thảo luận về một trong những thách thức lớn nhất đối với an ninh và thịnh vượng của khu vực.
Còn đối với ASEAN, họ không được từ bỏ vấn đề Biển Đông. Nếu có bất cứ điều gì, họ cần thậm chí quan tâm nhiều hơn đến các tranh chấp. Người ta không thể quên những bài học của cuộc xung đột gây ra bởi việc Việt Nam xâm lược và chiếm đóng Campuchia từ tháng 12 năm 1978 đến tháng chín năm 1989. Cả Việt Nam và Campuchia lúc đó chưa là thành viên của ASEAN, và chỉ có Thái Lan được coi là “nhà nước tiền tuyến”. Sau đó, ASEAN đã quyết định tham gia vào một cuộc xung đột giữa hai nước không phải thành viên, vì nó coi hành động của Việt Nam là vi phạm các tiêu chuẩn và là một mối đe dọa cho sự ổn định trong khu vực. Ngày nay, bốn thành viên ASEAN là các bên của cuộc xung đột, trong đó hai nước là “nhà nước tiền tuyến”: Philippines, và trớ trêu thay, Việt Nam. Cuộc xung đột ở Biển Đông đang đe doạ nghiêm trọng hơn đến an ninh khu vực, và nó là một mối quan tâm chính đáng của ASEAN với tư cách là một khối.
Cuối cùng, một nhận xét về quan điểm đưa ra bởi một số người cho là ASEAN không thích hợp và nên đứng ngoài cuộc xung đột biển Đông. Các lựa chọn thay thế rất ít và ảm đạm. Hành động quân sự của Hoa Kỳ ư? Nó có thể có một giá trị răn đe đối với trường hợp xấu nhất nếu Trung Quốc xâm chiếm toàn diện các đảo, nhưng không thể ngăn chặn kịch bản nhiều khả năng Trung quốc mở rộng đường lưỡi bò. Mọi sự hiểu biết Mỹ-Trung là hữu ích cho việc quản lý khủng hoảng, nhưng ASEAN sẽ phải lo lắng liệu về lâu dài có lẽ sẽ dẫn đến Mỹ nhượng bộ Trung Quốc – chẳng hạn như việc hạn chế vị trí thách thức về quân sự và ngoại giao của Trung Quốc tại các đảo và các vùng lân cận.
Một quyết định của Tòa án Trọng tài Thường trực tại Hague, đang xem xét một hành động đơn phương của Philippines thách thức tính hợp pháp của đường chín đoạn của Trung Quốc, có thể kết thúc với lợi thế thuộc về Manila. Điều này có lợi cho ASEAN, ngay cả khi Trung Quốc bác bỏ phán quyết đó. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa cơ hội như vậy, ASEAN cần hiển thị sự hỗ trợ tập thể với một bản án như vậy, và nó có thể giúp đỡ các bên có yêu sách khác, chẳng hạn như Việt Nam, cũng khởi kiện tương tự. Trung Quốc bác bỏ một vai trò trực tiếp hơn của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, dù sao cũng là do ASEAN dẫn dắt, vì tư cách thành viên của Mỹ. Cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ và khuyến khích nhiều hơn nữa để ASEAN kiên trì với chính sách ngoại giao của mình trong cuộc xung đột. Và Indonesia cần trở lại trận đấu này.
*Amitav Acharya là chủ tịch UNESCO trong những thách thức chuyển đổi và Quản trị, Trường dịch vụ Quốc tế, Đại học Hoa Kỳ tại Washington, DC Ông cũng là cựu chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu quốc tế (2014-2015), và là tác giả của cuốn “Sự kết thúc của trật tự thế giới Mỹ”.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.
Bauxite Việt Nam
Khởi xướng: GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo dục Phạm Toàn, GS TS Nguyễn Thế Hùng
Liên lạc: bauxitevn@gmail.com
Thông báo: Từ Tháng 06/2011 trang phụ boxitvn.wordpress.com không còn hoạt động được nữa. Do đó Bauxite Việt Nam hiện chỉ có hai địa chỉ hoạt động chính thức dưới đây:
boxitvn.net
Kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác Bauxite ở Việt Nam (12/04/2009)
Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ (09/04/2011)
Kiến nghị về việc bảo vệ và phát triển đất nước (10/07/2011)
Tuyên bố về vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai Văn Giang bằng vũ lực (01/05/2012)
Cách vào boxitvn.net
Kính báo đề quý bạn đọc rõ: sau một thời gian không phá hoại nổi boxitvn.net, bọn "tin tặc" hiện đang giở trò phong tỏa trang mạng của chúng tôi bằng tường lửa. Đó là một hạ sách khiến nhiều bạn đọc hết sức bất bình. Chúng tôi sẽ đệ đơn nhờ cơ quan chủ quản là VNPT can thiệp để loại bỏ cách hành xử tồi tệ ấy. Nhưng trong khi chờ đợi, xin quý bạn ở Việt Nam hãy vào trang mạng bằng cách đơn giản sau: vào google.com, đánh chữ anonymouse.org rồi bấm vào Tìm kiếm, một lá cờ Anh với chữ English và một lá cờ Đức với chữ Deutsch hiện ra. Bấm vào lá cờ Anh, lập tức sẽ xuất hiện một cửa sổ có mấy chữ: http:// và một khoảng trống. Điền vào khoảng trống ấy những chữ kế tiếp: www.boxitvn.net, sau đó bấm đúp vào cửa sổ bên phải, nơi có đề: Surf Anonymously. Thế là trang boxitvn.net đã hiện diện trước mắt quý bạn - Bauxite Việt Nam.
Nhãn
Giáo Dục Sử Liệu chính phủ Pháp Luật Nhân quyền 1000 năm 2638349 Ải Nam Quan an ninh Ấn độ Âu châu Ba Lan Bạch Long Vĩ bachkhoadanang.net bản đồ Ban tuyên giáo bành trướng báo cáo Báo chí bạo động bạo loạn Barack Obama Bauxite Bắc Hàn bằng giả bất công BBC bè phái bệnh thành tíchbiển Đông Biên giới biểu tình bình ổn Blog bóng đá Bô Xít Bùi Minh Quốc buồn vui Chủ nhật Cà Mau cải cách cải tổ Canada canh tân Cao Bằng Cắt điện Cháy rừng Châu Á Cheonan Chinalcochính phủ Chính Quyền chính sách Chính trị Cho thuê rừng chống Trung Quốc xâm lược Chu Ân Lai Chủ quyền lãnh thổ Chú Tễu coi thường luật pháp Công an Cộng sản Cờ tổ quốc cởi truồng Cù Huy Hà Vũ Cưỡng chế cướp bóc Cứu trợ Davos Dân chủ Dân oan dân tộc Dân trí Dầu mỏ di sản cuộc chiến doanh nghiệp nhà nước dự án Dương Trung Quốc Dương TườngĐa đảng Đa nguyên Đại biểu quốc hội Đại học Đại hội Đảng Đài Loan đại lộ Đông-Tây Đàm phán biên giớiđàn áp đàn bầu Đảng CSVN Đạo đức suy đồi Đạo văn Đặng Tiểu Bình đầu tư Điện hạt nhân Đỗ Ngọc Bích độc quyền độc tài đội ngũ Đông Nam Á Đông Ngàn Đồng Sĩ Nguyên Đốt rừng Đời sốngĐường sắt cao tốc EVN Frank Fenner gạo giải pháp gián điệp gian lận Giáo Giáo Dục Giao Thông Giàu nghèo giết chóc giết người Google Góp ý Hà Đình Sơn Hà Nội Hà Sĩ Phu Hà Thị Nhung Hà Văn Thịnh Hải quân Hạn hán Hàn quốc hành chính Hành hung Hiến pháp hòa giải Hoa Kỳ Hoàng Cầm Hoàng Hưng Hoàng Sa Hoàng Tụy Hoàng Xuân Tuyền Hồ Cẩm Đào Hồ Chí Minh Hồ Ngọc Đại Hối lộ Hợp tác hủy bỏ Huy Đức Internet Kêu gọi Khai thác khiếu kiện Khoa học Kiểm duyệt Kiến nghịKinh Tế lạc hậu Lách luật Lãng phí Lạng Sơn lãnh đạo Lào Lao động Lao động xuất khẩu Lê Công Phụng Lê Duẩn Lê Đăng Doanh Lê Hiếu Đằng Lê Quốc Trinh Lên tiếng Lịch sử lợi ích Luật pháp Lý Sơn Mai Thái Lĩnh Mai Triệu Quang Mầm non Mẹ Nấm Mekong Môi sinh Môi trường mua dâm MỹMyanmar National Geographic Society Nga ngân sách Ngoại Giao ngoại lai Ngô Bảo Châu Ngô Vĩnh Long Nguyễn Trường Tô Nguyễn Biên Cương Nguyễn Du Nguyễn Duy Trinh Nguyễn Huệ Chi Nguyễn Huy Hoàn Nguyễn Ngọc Ân Nguyễn Quang A Nguyễn Tấn Dũng Nguyễn Thế Hùng Nguyễn Trọng TạoNguyễn Trọng Vĩnh Nguyễn Trường Tô Nguyễn Xuân Diện ngư dân Nhà báo nhà nước Nhân cơNhân quyền Nhật Bản Những bức ảnh biết nói niềm tin nông dân nông nghiệp Nông thôn nợ Nợ nần nước lạ Obama ODA Ô nhiễm ổn định Paris PCI Phạm Quyết Thắng Phạm Toàn Phạm Viết Đào Phạm Xuân Nguyên Phản biện Phan Chu Trinh Phản đối phản quốc Pháp lệnh Pháp LuậtPhilippines Phim ảnh phố cổ Phụ nữ Phùng Liên Đoàn quan chức Quan hệ quốc tế quản lý Quân Đội quân sự Quốc gia Quốc hoa Quốc Hội Quốc Tế quyền hạn Quyền lợi Quyền lực RFI Rừngsai lầm Sarkozy Sáu Dân Sầm Đức Xương sòng bạc Song Chi sông Hồng Stalin Suy nghĩ suy tư Sử LiệuTạ Phong Tần tái cấu trúc Tài nguyên tản mạn tàn phá Tân Rai tập thể Tây Nguyên Tây sơn Tây tạng Tệ nạn tên lạ Tết Thái Lan Tham Tham nhũng Thành thật Thăng Long Thị Vải thiên nhiênThiên tai thiếu văn hóa thu hồi đất Thủ tướng Thủy lợi thư bạn đọc Thư giãn thư giãn cuối tuần thư gửi bạn đọc Thương hiệu tiến sĩ Tiếng dân Tiết kiệm tin tặc tấn công Tin tức Titan tòa án tố Tố Cáo Tô Huy Rứa Tôn Quốc Tường TP Hồ Chí Minh Trần Độ Trần Khải Thanh Thủy Trần NhươngTrần Thị Trường Trẻ em Trí thức Triều Tiên Trung Quốc truyền thông Trường SaTrương Tuần Tuổi trẻ Tuyên bố Tự bào chữa từ chức Tự do tự do thông tin Úc Vãn hóa Văn Giangvăn hoá Văn hóa Vedan vì dân Việt Nam Vinashin Võ Nguyên Giáp Võ Tòng Xuân Võ Văn KiệtVũ Cao Đàm vũ khí Vũ Ngọc Tiến World Bank World cup Xã Hội xây dựng xung đột Ý kiến Y tế yêu nước ���Giáo Dục� ���Pháp Luật� ���Sử Liệu�
Bài đã đăng
- ▼ 2015 (2012)
- ▼ tháng mười hai (109)
- THƯ NGỎ GỬI ĐẠI BIỂU ĐẠI HỘI 12 ĐCSVN
- Chừng nào Việt Nam từ bỏ CNXH?
- Nhóm Ngân hàng Thế giới loại bỏ Công ty Cổ phần Đầ...
- Một lời xin lỗi sao khó quá
- Bằng cứ liệu thực tế, thử đo… “da mặt” của một doa...
- Thư gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khó...
- Chai Number 1 có ruồi: 7 năm tù cho ông Minh, “án ...
- Phải chăng ASEAN đang mất phương hướng?
- TT Putin trả giá đắt cho chính sách bành trướng ản...
- Biển Đông: B-52 Mỹ áp sát Đá Châu Viên, Trung Quốc...
- Nhớ về một người cha - Xuân Diệu
- Nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauer lên án vụ bắt gi...
- Nếu sản xuất 660.000 tấn bôxít sẽ lỗ khoảng 37,4 t...
- Giải lý vận nước Việt Nam theo cái nhìn vô ngã
- Bài học chuyển đổi dân chủ thành công: chính quyền...
- 2016: Ba vấn đề của kinh tế Trung Quốc
- Dự án bôxit “sập bẫy” nhà thầu Trung Quốc ra sao?
- VNTB - Đặc ủy nhân quyền Strässer tuyên bố về việc...
- Phái đoàn châu Âu “thất vọng” Việt Nam
- Công dân Quận 2 khởi kiện Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí ...
- VAI TRÒ CỦA NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI TRONG CUỘC TRANH ...
- Đặng Tiểu Bình “hiểu rõ lãnh đạo VN”
- Bài học chuyển đổi dân chủ thành công: Thỏa hiệp v...
- Cuộc lội ngược dòng ngoạn mục trên chính trường Ph...
- Phía sau “người Việt ở hải ngoại được ứng cử tại V...
- Câu chuyện hòa giải
- Kỳ vọng gì về lời kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê
- Có thể theo gương Myanmar
- Thăm hội chợ MIDEST
- Việt Khang đã trở về trong vòng tay mẹ
- Định hướng xã hội chủ nghĩa hay không?
- "Chuyện cổ tích" ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh...
- Chống tham nhũng, thanh tra ngồi chờ... điện thoại...
- HỘI CTNLT: HÃY ĐẢO NGƯỢC BẢN ÁN VÀ TRẢ TỰ DO CHO N...
- Từ vụ án oan ông Huỳnh Văn Nén: Thủ phạm là tư duy...
- Lưỡi Câu móc Lưỡi Bò
- CÒN NGUYÊN GIÁ TRỊ
- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CÓ DÁM ĐẶT LỢI ÍCH DÂN TỘC...
- Việt Nam: Hãy thôi “hứa suông” trong cuộc đối thoạ...
- Lời khuyến cáo quá muộn cho nhà cầm quyền Việt Nam...
- Kêu gọi lãnh đạo “đổi tên đảng, tên nước”
- Sức cuộn chảy của dòng sông cuộc sống (Mênh mông t...
- Thách đố Hội đồng bầu cử
- Nguyễn Phương Uyên bị công an bắt?
- Trung Quốc: Ván bài lật ngửa
- KIẾN NGHỊ TRẢ TỰ DO CHO BÙI THỊ MINH HẰNG
- Chúng ta nợ lịch sử và dân tộc những gì?
- TS. Lê Đăng Doanh: Phần chìm của “tảng băng” nợ cô...
- Dân vây trạm thu phí Lương Sơn: Sự không biết khó ...
- Tài nguyên đất nước của ai và cho ai?
- Nguyên nhân và biện pháp khắc phục nạn bạo lực
- Nỗi buồn Trang Thế Hy (1924-2015)
- Du học sinh VN với câu hỏi muôn thuở "về hay ở"
- “Trao quyền cho dân” đối phó khí hậu Giám đốc tổ ...
- Quốc tế nghi ngờ kế hoạch ngũ niên của Thủ tướng
- Hà Tĩnh: Công an tiếp tục bắt nguội hai giáo dân g...
- Vụ Minh Hạnh bị công an hành hung được nêu ra trướ...
- Thi đua đi nữa, thua đi mãi
- VIỆT NAM: MÔN HỌC LỊCH SỬ TRONG QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI ...
- LỊCH SỬ QUA LÁ QUỐC KỲ
- Singapore và Việt Nam
- Việt Nam lấy tiền đâu phát triển: Tiến thoái lưỡng...
- 6/12/2015 tại Việt Nam 4 nhà hoạt động nhân quyền ...
- Trung Quốc đi về đâu trong năm 2016
- Tháng 12, đàn bà
- Danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa và thực t...
- Tại sao cần học Lịch sử?
- MYANMAR Giải phẫu một chuyển đổi chính trị
- Vụ Doãn Minh Đăng tại Cần Thơ: một sự kiện đang ti...
- Nhật ký biểu tình
- Một nền chính trị cần được thay đổi?
- Nợ công Việt Nam nghiêm trọng tới đâu?
- Hết tiền
- VĨNH BIỆT NHÀ VĂN TRANG THẾ HY
- Người Trung Quốc nắm 137 “lô đất nhạy cảm” ở Đà Nẵ...
- Đối lập Venezuela “sẽ thả tù chính trị”
- Tín Dụng Vi Mô và tổ chức dân sự tại Việt Nam: Đài...
- PHẢI CHĂNG TIẾN SĨ NGUYỄN BÁ HẢI CÓ NHẦM LẪN?
- Thêm nhà hoạt động bị hành hung sau những cam kết ...
- “Nhân quyền, tị nạn và tranh của tôi”
- Việt Nam trước thách thức cải cách toàn diện
- Bộ Ngoại giao và hải quân Trung Quốc tranh cãi về ...
- Lượm lặt từ những cuộc chuyện trò
- Sự phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam càng ngày càng t...
- Tự bạch của Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha
- Ai sẽ có gan thuê ông Luật sư nguyên cựu điều tra ...
- Núi nợ đe dọa nền kinh tế
- Hòa giải, 1975-2015
- Bản Lên Tiếng Yêu Cầu Trả Tự Do Cho Các Tù Nhân Lư...
- Sinh tồn, phát triển hay tiêu vong?
- Bàn về thi đua và khen thưởng
- Bài phát biểu cảm động của “người tù thế kỷ” Huỳnh...
- Dán nhãn thực phẩm biến đổi gen là việc bắt buộc p...
- Cách ứng xử của chính quyền Việt Nam với ngư dân b...
- Chủ nghĩa Xã hội có xuất hiện ở Việt Nam trong thự...
- Vì đâu nên nỗi (trao đổi với LS Lê Văn Luân)
- Không thể “câu giờ” hơn nữa với các danh nghiệp nh...
- “Bụi Chương Mỹ” không vô ích!
- Tản mạn bên hội nghị “biến đổi khí hậu” (COP21): M...
- Đối diện con quái vật
- ► tháng mười một (192)
- ► tháng mười (187)
- ► tháng chín (169)
- ▼ tháng mười hai (109)