Tuesday, December 1, 2015

Vì sao các nước lớn tiếng về biển đảo?

Vì sao các nước lớn tiếng về biển đảo?

  • 5 giờ trước
Image copyrightAP
Image captionNhững nơi như Bãi Vành Khăn ở Trường Sa được đưa ra tranh luận chỉ vì quan hệ giữa các siêu cường quốc. (Ảnh: AP)
Đây đó trên khắp thế giới có những đảo không thuộc hẳn về ai. Nhưng vì sao việc tranh chấp ai là chủ những mỏm đá nhỏ bé ở giữa biển không bao giờ giải quyết được?
Ở mãi tận vùng cực Bắc của hành tinh chúng ta, tại eo Bắc Cực giữa Canada và Greenland, có một một đảo trơ trụi với diện tích chỉ hơn 1 cây số vuông. Trên đó thực tế không có gì trừ trạm khí tượng. Không một ai sống ở đây, không có gì để nói về tài nguyên thiên nhiên và nó cách rất xa nền văn minh mà chúng ta biết.
Nhưng hai nước vẫn đang tranh cãi về nó trong nhiều thập niên. Canada và Đan Mạch (nước nắm chủ quyền Greenland) không thể quyết định được ai là chủ nơi này.
Đây không phải là nơi duy nhất như vậy, thực tế có một con số đáng ngạc nhiên về những đảo nhỏ xíu và những mỏm đá lẻ loi nhô lên khỏi mặt nước biển trên thế giới. Vì sao chủ quyền của chúng thuộc ai hiện vẫn chưa có câu trả lời?
Image copyrightOther
Image captionĐảo Hans nằm ở eo Kennendy, giữa Canada và Greenland (Ảnh: Wikipedia/Toubletap/ CC BY 2.0)
Tại đảo Hans, mới đây lại xuất hiện trên báo chí, các đoàn hành trình Đan Mạch và Canada cứ thỉnh thoảng lại có những màn thể hiện khôi hài về tuyên bố chủ quyền đối với nơi này.
Năm 1984, quân đội Canada cắm một cờ trên đảo và để lại một chai whiskey.
Một tuần sau bộ trưởng Đan Mạch, phụ trách vùng Greenland, tới rỡ bỏ cờ đi và để lại một chai rượu schnapps và một lời nhắn ghi “Chào mừng bạn tới Đan Mạch”.
Điều này có vẻ khôi hài nhưng có những căng thẳng nghiêm trọng về chính trị và lãnh thổ sau trò đó.
Do biển Bắc Cực bị băng tan nên biển ít bị chia cắt và những hoạt động đi lại của tàu biển ngày càng tăng.
Việc biết ai là chủ mảng đất nhỏ nào và biển nào (mọi thứ trong vòng 22 Km hoặc 13,6 dặm, ngoài bờ biển được coi là lãnh thổ của người có chủ quyền) là quan trọng vô cùng để tránh không bị tố cáo là xâm phạm lãnh hải.
Do vậy đảo này có thể giúp một trong hai nước củng cố chủ quyền của mình ở vùng này.
Có rất nhiều các thí dụ khác nữa.
Lấy thí dụ về đảo North Rock. Nó là những mỏm đá chồi lên ở Thái Bình Dương gần Canada và bang Maine của Mỹ.
Cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền nhưng không một bên nào đưa ra được một giải pháp xử lý tranh chấp.
Image copyrightOther
Image captionMột đốm nhỏ ở giữa một hình ảnh, đảo Hans thường bị băng bao quanh. Nhưng việc tranh luận về chủ quyền đang bắt đầu (Ảnh: Wikipedia/Finlay McWalter/CC BY 2.0)
Và cả bãi đá Liancourt, còn gọi là các đảo Dokdo, là một loạt các bãi ngầm do Hàn Quốc kiểm soát từ 1952. Nhật Bản tranh chấp mạnh mẽ về chủ quyền tại đây, nhưng chỉ trên lời lẽ mà thôi.
Còn đảo Migingo (0,4 ha) ở hồ Victoria của Châu Phi thì sao?
Có một thời đảo này bị ngập hoàn toàn nhưng rồi mực nước hồ rút xuống.
Chính phủ Kenya nói là năm 2004 cảnh sát biển Uganda dựng lều và treo cờ trên đảo. Kể từ đó các sĩ quan của hai nước lần lượt chiếm đảo và chủ quyền được tranh chấp dữ dội vì tầm quan trọng của quyền đánh cá trong hồ.
Còn có những bãi đá rộng hơn như Bãi Vành Khăn ở Biển Đông mà các nước đã cải tạo và cơi nới cũng như triển khai quân sự.
Trung Quốc đang xây đường băng Bãi Vành Khăn nhiều năm nay nhưng đây việc gây tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Việt Nam. Thỉnh thoảng hải quân Mỹ cho tàu đi gần đó để chứng tỏ với Trung Quốc về sự hiện diện của họ.
Trong khi tranh chấp lãnh thổ của các đảo trên và rất nhiều đảo khác đang rầm rộ mà không có dấu hiệu gì là giải quyết được, thì cũng đáng để đặt câu hỏi vì sao vào năm 2015 rồi mà những tranh luận này vẫn còn là việc gai góc và khó giải quyết.
Image copyrightOther
Image captionBãi đá Liancourt, còn gọi là quần đảo Dokdo, là một loạt các đảo nhỏ xíu do Hàn Quốc kiểm soát từ 1952 (Ảnh: Wikipedia/Ulleungdont/CC BY 2.0)
“Trong rất nhiều trường hợp thì không hẳn là việc sở hữu lãnh thổ mà có phần nhiều hơn về khả năng tuyên bố vùng độc quyền đánh cá, độc quyền khai thác dầu hoặc khí đốt hay những thứ tương tự,” Jonathan Eyal, giám đốc về nghiên cứu an ninh quốc tế tại Viện Royal United Services Institute (RUSI) của Anh giải thích.
Nhưng ông Eyal nói thêm rằng những tranh chấp này không chỉ liên quan đến chiếm nguồn tài nguyên và không phải để giữ quyền cho các nước trẻ có đường biên giới mới.
Những tranh chấp thường hay liên quan tới các nước giàu có mà biên giới của họ ít nhiều đã được xác định rõ ràng trong nhiều thập niên.
Một phần của lý do cho việc này là có một giá trị nào đó để duy trì sự không chắc chắn về pháp lý đối với việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ này là hợp lệ hơn việc tuyên bố khác.
Luật biển quốc tế là dựa vào tiền lệ, do vậy nhượng bộ một lãnh thổ có thể có những hệ quả không lường trước trong tương lai.
Image copyrightOther
Image captionNhật Bản tranh chấp chủ quyền của Hàn Quốc đối với quần đảo Dokdo một cách mạnh mẽ nhưng mới chỉ bằng lời lẽ (Ảnh: Wikipedia/Ulleungdont/CC BY 2.0)
“Nếu Hoa Kỳ mà nhượng bộ đối với vùng đá hoang vắng lạnh buốt ở Bắc Cực cho Canada, thì nguyên tắc này sẽ được các nước khác sử dụng để giải thích rằng Hoa Kỳ chấp nhận một cách diễn giải nào đó về luật biển mà trước đó họ không chấp nhận,” Eyal nói.
Điều này nghĩa là cứ để vấn đề lấp lửng thì thường là tốt hơn.
Eyal nói thêm rằng ở đây cũng có cả những sự nhạy cảm chính trị nữa.
Các chính trị gia tham gia giải quyết một tranh chấp có thể sau này sẽ bị phê phán về cách thức đã làm. Để cho lý lẽ lấp lửng xét về thực tế là giữ được cam kết của chính phủ với chủ quyền của đất nước.
“Nếu bạn giải quyết một tranh chấp và đi đến một thỏa hiệp, bạn có thể bị cáo buộc là phản bội đất nước hoặc để nhượng bộ lãnh thổ của quốc gia,” Eyal nhận xét.
Bởi vì những đảo mới hoặc đất mới được hình thành khi núi lửa phun trào, nước rút xuống, hoặc băng Bắc Cực tan, chủ đề này, về một khía cạnh nào đó, là cái luôn luôn phát sinh cái mới.
Lợi ích ở một số vùng nhất định cũng thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào nhiều thứ trong đó có tính chất mậu dịch và việc thăm dò tài nguyên, do vậy các tranh chấp đôi khi bị thổi bùng lên mặc dù chúng đã ngủ yên từ nhiều năm.
Image copyrightOther
Image captionNhững mỏn đá hoang sơ lạnh giá hay lãnh thổ có giá trị? (Credit: Wikipedia/Ulleungdont/CC BY 2.0)
Chẳng hạn với những căng thẳng gia tăng về ngoại giao và quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, chủ quyền của các đảo ở Biển Đông ngày càng trở nên quan trọng.
Những nơi như Bãi Vành Khăn được đưa ra tranh luận chỉ vì quan hệ giữa hai siêu cường quốc này đã và đang có những diễn biến phức tạp.
Nhưng việc thực hiện những hành động vội vã như can thiệp quân sự đối với vùng đất nhỏ bé có lẽ không phải là con bài của bất kỳ nước nào trong số họ. Và vì vậy những mỏm đá lác đác trên thế giới vẫn tiếp tục là chủ đề để hùg biện và để khẩu chiến.
Ít nhất thì cách khẳng định vị thế của mỗi bên cũng có thể làm cho cả hai bên đều có lợi.
Như Eyal nói, “Thường là để những vấn đề này ở dạng xung đột đông lạnh là cách tốt nhất.”
Bài gốc tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Tin liên quan

No comments:

Post a Comment