Monday, March 3, 2014

Biển Đông

Biển Đông


Phải chăng đã nhận ra sai lầm tại Vũng Áng?
Hoàng Mai - [3/03/2014]
Phải chăng, việc để Trung Quốc gần như độc chiếm toàn bộ các dự án tại KKT Vũng Áng, với diện tích trên 3.300 ha (diện tích đất liền là hơn 2.000 ha và diện tích mặt nước trên 1.200 ha), gấp 1,2 diện tích Ma Cao – Trung Quốc, với tổng mức đầu tư khoảng 20-30 tỷ đô la, thời gian đầu tư và khai thác dài hạn 20-70 năm (6); là một sai lầm, nên buộc Bộ Quốc phòng đã phải nâng cấp Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng thành Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng-Sơn Dương?
Trả lời câu hỏi trên đây, có lẽ chỉ có Tỉnh ủy Hà Tĩnh và Bộ Quôc phòng mới trả lời được chăng?

Philippines kêu gọi Việt Nam cùng đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế
[3/03/2014]
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.
Tháng Giêng năm ngoái, giới chức Philippines đã đưa Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế liên quan tới vụ tranh chấp ở vùng biển được cho là có trữ lượng dầu khí lớn.

Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?
Nguyễn Hữu Quý - [1/03/2014]
Nếu vẫn tiếp tục để Trung Quốc lộng hành và không kiểm soát được họ tại hai địa điểm nói trên thì đó là sai lầm mang tính lịch sử. Nhân dịp 35 năm ngày xảy ra chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17/02/1979-17/02/2014), việc để Trung Quốc bất ngờ phát động và xâm lược trên toàn cõi biên giới phía Bắc đêm 16 rạng sáng ngày 17/02/1979, mà phía Việt Nam không hề hay biết, là bài học cảnh giác, nếu như còn muốn Việt Nam tồn tại như một quốc gia độc lập, mà không muốn bị chia cắt một lần nữa hoặc tự biến thành một tỉnh của Trung Quốc.

Biển Đông: Mỹ hậu thuẫn thêm cho Philippines
Trọng Nghĩa - [26/02/2014]
Phải chăng là chính sách xoay trục của Mỹ qua Châu Á đang tăng tốc độ, với Philippines được chọn làm trọng tâm trên địa bàn Đông Nam Á? Câu trả lời sẽ là “Đúng vậy!” nếu căn cứ vào các động thái của Hoa Kỳ trong một vài tháng qua, trực tiếp hay gián tiếp ủng hộ Philippines trong cuộc đấu tranh chống lại các hành vi lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trung Quốc được cai trị như thế nào: Vì sao việc trị dân ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với Bắc Kinh?
[25/02/2014]
Những nguy cơ khiến Trung Quốc đứng yên một chỗ thì nhiều, mà những cơ may vươn tới phía trước thì ít, và Trung Quốc chỉ có thể hi vọng rằng các lãnh đạo của mình nhận ra được sự thật này để đẩy đất nước đi tới, thậm chí dù không biết chính xác là họ sẽ đi đâu. Nếu Tập và phe nhóm của ông không làm được điều này, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng: chính phủ sẽ đánh mất tăng trưởng kinh tế, lãng phí tiềm năng con người, và có lẽ thậm chí hũy hoại cả ổn định xã hội. Tuy nhiên, nếu các lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể vạch ra một lộ trình để tiến tới một hệ thống quản trị quốc gia nhân đạo hơn, có sự tham dự của người dân, và đặt cơ sở trên luật lệ – trong khi vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh và ổn định xã hội – thì họ sẽ phục hồi được sức sống của quốc gia, vốn là tiêu chí của những nhà yêu nước và cải tổ suốt một thế kỷ rưỡi nay.

Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông
[24/02/2014]
Đối với vấn đề bờ biển lục địa của các quốc gia bao quanh Biển Đông, phần lớn các quốc gia liên quan rõ ràng đều cho rằng bờ biển của họ bị thụt sâu vào hay được bao quanh bởi các đảo trong vùng lân cận và theo đó đã xác định hệ thống các đường cơ sở thẳng như được quy định bởi Điều 7 của UNCLOS. Campuchia, Trung Quốc và Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam đã đưa ra những tuyên bố về đường cơ sở thẳng như thế này. Trong khi đó mặc dù Malaysia vẫn chưa chính thức công khai vị trí những đường cơ sở thẳng của mình, bản đồ Malaysia là bằng chứng cho thấy quốc gia này đã đưa ra những tuyên bố kiểu như vậy. Những đường cơ sở thẳng đã được tuyên bố này phần lớn đều rộng lớn và thường đối diện những đường bờ biển tương đối thẳng hoặc liên kết các đảo nhỏ cách xa nhau và cách xa bờ biển đất liền. Do đó, những tuyên bố này đã dẫn đến sự phản ứng của quốc tế, đáng chú ý là từ Mỹ, nước đã tiến hành đánh giá một cách hệ thống các thực tiễn hàng hải của những quốc gia khác như là một phần của chương trình Tự do Hàng hải (FON) của mình.

Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979
[16/02/2014]
Nhiều năm sau khi chiến tranh chấm dứt, những vụ đụng độ ở biên giới Việt-Trung vẫn tiếp diễn và quan hệ song phương tiếp tục bị căng thẳng. Mãi cho đến năm 1986, với bối cảnh của sự thay đổi hàng ngũ lãnh đạo ở Bắc Kinh và Hà Nội và các phong trào cải cách ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý gác qua một bên những vụ tranh chấp để tập trung nỗ lực vào công cuộc phát triển hòa bình.
Công cuộc phát triển đó giờ đây đã bị đe dọa bởi những hành động có tính chất kịch liệt của Trung Quốc để chống lại điều mà họ cho là những mối đe dọa đối với lãnh thổ của họ ở Biển Đông. Các nhà quan sát cho rằng những hành vi gây nhiều sóng gió có thể làm cho Trung Quốc rơi vào một cuộc xung đột với các nước láng giềng cũng có yêu sách chủ quyền ở vùng biển rất quan trọng cho hoạt động thương mại của cả thế giới này.

Vì sao cần bàn về tính quốc gia của VNCH và tính chất pháp lý của việc thống nhất đất nước
Dương Danh Huy và Phạm Thanh Vân - [9/02/2014]
Tòa án Công lý Quốc tế cho rằng ban đầu Malaysia có chủ quyền đối với đảo Pedra Branca. Tòa còn cho rằng công hàm 1953 của Johor, nay là một tiểu bang của Malaysia, trả lời Singapore rằng Johor không đòi chủ quyền trên đảo này, không có tính chất pháp lý cơ bản[2], cũng như không có tính ràng buộc đối với Johor[3]. Nhưng Tòa lại dựa vào việc trước và sau đó Johor và Malaysia không khẳng định chủ quyền, và Tòa đã dùng công hàm 1953 của Johor như một trong những chứng cớ quan trọng cho việc Malaysia không đòi chủ quyền, để kết luận rằng tới năm 1980 chủ quyền đã rơi vào tay Singapore[4].

Khảo sát biên giới Việt-Trung bằng Google Maps và Google Earth
Phan Văn Song, Phạm Quang Tuấn, Dương Danh Huy - [9/02/2014]
Biên giới Việt-Trung là một chủ đề nhiều người Việt quan tâm nhưng ít người có thời giờ hay phương tiện để xem xét cụ thể những địa điểm gây tranh cãi. Để đáp ứng nhu cầu này cũng như để giúp các nhà nghiên cứu có thêm một phương tiện khảo sát các khu vực biên giới, chúng tôi đã vẽ biên giới Việt-Trung hiện nay (theo hiệp định biên giới 1999) song song với một phiên bản cũ trên Google Maps (GM) và Google Earth (GE). Bạn đọc có thể mở trực tiếp hay tải xuống tài liệu này (dạng kmz) từ địa chỉ mạng

Tư lệnh Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đi tuần tra tại Biển Đông
Trọng Nghĩa - [27/01/2014]
Theo nguồn tin báo chí Trung Quốc, một đội gồm ba tàu chiến cỡ lớn của Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc vừa hoàn tất một tuần lễ đi tuần tra tại hai vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm được truyền thông Trung Quốc nêu bật là đích thân Tư lệnh Hạm đội Nam Hải đã đi theo chỉ huy cuộc tuần tra, và đã lên thị sát từng hòn đảo, đá mà Trung Quốc chiếm đóng tại Biển Đông từ Hoàng Sa cho đến Trường Sa.

No comments:

Post a Comment