Monday, March 3, 2014

Trường Sa

Trường Sa


Hoàng Sa, Trường Sa: pháp lý và chính trị
TS. Dương Danh Huy - [11/02/2014]
Từ trước đến nay, người Việt thường nhận định về cuộc chiến 1954-1975 từ những góc độ ý thức hệ, chính trị và chính nghĩa của bên mình. Phải chăng nhu cầu tranh biện pháp lý về Hoàng Sa, Trường Sa đang đòi hỏi người Việt phải đi đến một nhận định về lịch sử có thêm tính chất luật quốc tế và bớt bị kẹt trong các lề ý thức hệ, chính trị và chính nghĩa?

Chứng lý về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Đào văn Tùng - [10/02/2014]
Vì độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, hãy dẹp bỏ ý thức hệ ngông cuồng, dựa vào lịch sử, quyết giữ và đấu tranh thu hồi biển đảo; thực hiện hòa giải để hòa hợp dân tộc. Về đạo lý, phải thừa nhận những liệt sĩ tử chiến bảo vệ biển đảo, bao gồm 74 liệt sĩ thuộc Quân đội VNCH chết ở Hoàng Sa năm 1974 và 64 liệt sĩ thuộc Quân đội Nhân dân VN chết ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988.

Gặp mặt tôn vinh hành động vì biển đảo VN 1/8/2013:   16 video tường trình về buổi gặp mặt
[5/08/2013]
Qua sự kiện này, các đơn vị tổ chức mong muốn bày tỏ tình cảm và sự biết ơn đối với những con người đã và đang hành động vì chủ quyền biển đảo của đất nước. Việc tôn vinh này dẫu chỉ có tính tượng trưng nhưng sẽ góp phần nói lên tình cảm và sự ủng hộ của xã hội đối với mọi việc làm dù lớn, dù nhỏ đóng góp cho việc gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. Nhân dịp này, Gafim Corp sẽ giới thiệu ý tưởng thiết kế Mạng Biển đảo Việt Nam. Mạng Biển đảo Việt Nam cam kết sẽ cung cấp hạ tầng để thực hiện ý tưởng Xây dựng bảo tàng chứng lý số về Biển Đông do TS Trần Công Trục và Báo điện tử Infonet đề xướng.
Sự kiện do Trung tâm Minh triết Việt, Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư Nước ngoài (VAFIE), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Công ty Cổ phần Xã hội Điện tử Gafim (Gafim Corp) phối hợp tổ chức. Đơn vị truyền thông Báo điện tử Infonet, Tạp chí Nhà đầu tư, Tạp chí Thủy Sản Việt Nam”.

GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp: Băn khoăn một Việt Nam đen tối
Mặc Lâm, biên tập viên RFA - [25/07/2013]
Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đang có chuyến công tác tại Hoa Kỳ và Nam Mỹ. Ông đã dành cho đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn đặc biệt về những vấn đề đang được quan tâm tại Việt Nam như Biển Đông, Trung Quốc, dự thảo sửa đổi hiến pháp và tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Giới thiệu sách: Để đảo xa thành gần
[19/07/2013]
Để góp phần bù đắp khoảng trống này, nhóm tác giả Trúc Nam Sơn và một số cộng tác viên đã thực hiện cuốn sách này. Nội dung của sách bao gồm hai phần chính. Phần thứ nhất là miêu tả về các đảo, rạn đá, cồn, đảo san hô, phá, bãi ngầm từ góc độ hàng hải. Phần này được dịch từ tài liệu “Hàng hải chỉ nam – Biển Đông và vịnh Thái Lan” (Sailing Directions (Enroute) – South China Sea and the Gulf of Thailand) do Cục Tình báo Địa vệ tinh Quốc gia (National Geospatial-Intelligence Agency) của quân đội Mỹ xuất bản năm 2011. Phần thứ nhì là hình vệ tinh của các đảo, rạn đá, cồn, đảo san hô, phá, bãi ngầm từ Google Maps, Google Earth, Ocean Dots và Microsoft Maps.

Vương Hàn Lĩnh lại tiếp tục điêu ngoa
Đinh Kim Phúc - [13/12/2010]
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) bằng tiếng Anh xuất bản tại Hongkong trích nguồn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay đã có bốn vòng đàm phán giữa quan chức hai bên và vòng thứ năm sẽ diễn ra trong tháng 12 năm 2010.
Tin cho hay Trung Quốc kiên quyết không bàn về quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm hoàn toàn của Việt Nam từ năm 1974. “Trung Quốc luôn nói rõ là quần đảo này thuộc về Trung Quốc và không có gì để thương lượng cả”.

Bình luận về bài “Tranh chấp Biển Đông Nam Á: đi tìm giải pháp hòa bình và công lý dựa trên chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế” của TS Vũ Quang Việt
Dương Danh Huy - Hoàng Anh Tuấn Kiệt - [11/12/2010]
Bài viết này sẽ thảo luận về các giải pháp giải quyết tranh chấp Biển Đông đã được đề xuất trong công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Vũ Quang Việt. Chúng tôi sẽ bàn sâu hơn đến các vấn đề quan trọng như các nguyên tắc cho việc tìm các giải pháp, đặc tính của các giải pháp, sự phức tạp của vấn đề tranh chấp, đề xướng các giải pháp, …Bài viết sẽ xem xét những yếu tố trên dựa theo chứng cứ lịch sử và công pháp quốc tế. Cuối cùng sẽ tóm lược lại những điểm hợp lý và chưa hợp lý trong công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Vũ Quang Việt, đồng thời đề xuất những giải pháp bổ sung cho vấn đề tranh chấp.

Trả lời Dương Danh Huy và Hoàng Anh Tuấn Kiệt
Vũ Quang Việt - [11/12/2010]
Không phải chỉ có hai bạn Dương Danh Huy và Hoàng Anh Tuấn Kiệt là phản bác bài tôi viết. Cũng có một số người khác viết với lời lẽ miệt thị và lên án dữ dội hơn nhiều. Bởi vì nó chạm đến niềm tin là Trường Sa phải thuộc Việt Nam và không thể khác được.

Trung Quốc xây hải đăng trên đảo Subi, một hòn đảo mà Việt Nam và Philippines đều tuyên bố chủ quyền. Philippines đã lên tiếng phản đối; chưa thấy phản ứng của Việt Nam
Shirley Escalante, Manila - [10/12/2010]
Không quân Philippines đã cho các nhà báo xem những bức ảnh chụp từ trên không của một ngọn hải đăng, nói rằng Trung Quốc đã xây trên Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở vùng biển phía nam Trung Quốc.
Ngọn hải đăng được dựng trên một khu vực mà Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền.

Giải mã “lợi ích cốt lõi” và “đường lưỡi bò” của Trung Quốc
Huỳnh Phan - [2/12/2010]
Trong hơn một năm rưỡi trở lại đây, hai khái niệm được phía Trung Quốc đưa ra liên quan đến tranh chấp Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” và “đường lưỡi bò” đã dấy lên nhiều tranh cãi, nhiều khi đến căng thẳng, trong các diễn đàn khu vực. Bất kể đó là diễn đàn của các nhà hoạch định chính sách đối ngoại, quốc phòng (ARF và ADMM+), hay giữa các học giả (hội thảo quốc tế Biển Đông).

No comments:

Post a Comment