Một hồ sơ lớn khác cũng được các nhật báo chú ý đến là cuộc bầu cử vòng hai cấp địa phương tại Pháp với nhận định là các đảng phái đang tiến hành liên minh với nhau để giành thắng lợi trong kỳ bầu cử vòng hai vào chủ nhật tới.
Trước tiên, xin điểm qua hai bài viết về chân dung Chủ tịch Tập Cận Bình trên hai tờ báo La Croix và Le Monde đều mang tựa : « Người đầy quyền lực ». Theo nhận định của nhật báo La Croix, sau một năm cầm quyền, ông Tập Cận Bình thể hiện rất kiên định trong chính sách cải cách kinh tế của ông, bài trừ tham nhũng không thương tiếc và rất độc tài đối với những người ủng hộ nhân quyền.
Nhật báo La Croix nhấn mạnh, Chủ tịch Tập Cận Bình chẳng theo khuynh hướng « tự do » lẫn « bảo thủ ». Đó là một chủ tịch độc tài, một nửa của Mao Trạch Đông và một nửa của Đặng Tiểu Bình. Ông kiên quyết lập lại trật tự trong một đất nước đang bị nạn tham nhũng gặm nhấm và làm bại hoại từ chục năm nay. Ông muốn giám sát và kiểm tra mọi thứ, đó chính là cách mà theo ông để thực hiện được « giấc mơ Trung Hoa » là trở thành một đất nước hùng mạnh và một dân tộc giàu có.
Người của quân đội
Chủ tịch Tập Cận Bình xuất thân từ quân đội và gần gũi hơn với quân đội so với hai người tiền nhiệm nên ông Tập Cận Bình tập trung phát triển một quốc gia hưng thịnh cùng một quân đội hùng mạnh, chấm dứt một thời « phát triển hòa bình » và « một xã hội hài hòa » của những người tiền nhiệm. Ông thể hiện một chủ nghĩa dân tộc trong các tham vọng của mình và muốn chứng tỏ cho cả trong và ngoài nước thấy ông là người hùng mạnh. Đất đai, không phận, hải phận, ông chẳng ngại ai cả và thể hiện như một thủ lãnh chiến tranh theo kiểu Mao.
Ngoài ra, báo La Croix còn nhận định ông là người chống nạn tham nhũng, trọng tâm của chính sách của ông là không bỏ qua « một con ruồi lẫn con hổ ». Theo số liệu chính thức, gần 200 000 quan chức của Đảng Cộng sản bị trừng phạt vào năm 2013, tức tăng 13% so với năm trước đó.
Người của dân chúng
Đằng sau người đàn ông sắt là hình ảnh một người luôn đối thoại, tìm cách tạo hình ảnh là một nhà lãnh đạo « gần gũi với dân chúng ». Vào tháng 12/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã vào một quán bình dân để mua bánh bao tại Bắc Kinh với giá tiền là 21 nhân dân tệ (3 euro). Một số người Trung Quốc gọi ông với cái tên thân mật là « cậu Tập » vì thấy « ông muốn hòa nhập vào cuộc sống thường ngày của người bình dân ». Hành động này cũng được nhật báo Le Monde đặc biệt chú ý đến và nhận định là bắt chước đại sứ Mỹ gốc Hoa Gary Locke, được mệnh danh là « đại sứ của nhân dân » vì ông này cũng đã từng mời Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden vào một quán bình dân để ăn uống.
Ngoài ra, báo La Croix nhắc lại, dưới ống kính truyền thông, vào tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đi dạo mà không đeo khẩu trang giữa thành phố Bắc Kinh đang phủ lớp bụi mù vì ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Một số cho rằng đây là một cách để Chủ tịch Tập chứng tỏ một sức khỏe thể chất tốt, giống như Chủ tịch Mao đã từng bơi trên sông Trường Giang cách đây 50 năm. Ông cũng cố gắng làm cho công luận quên đi việc hé lộ gia tài của gia đình ông tới hàng trăm triệu euro vào đầu năm 2012, khi ông mới chỉ là Phó Chủ tịch và con gái ông đang học tại đại học Havard với một tên giả.
Kẻ chuyên trấn áp
Đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, không hề có chuyện lèo lái nước Trung Quốc « theo hướng dân chủ phương Tây », mặc dù chính quyền hô hào muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền. Tờ báo nhắc lại nhiều nhà đấu tranh cho nhân quyền, cải cách hệ thống pháp luật, đòi công khai tài sản của các quan chức đều bị bắt giữ. Tại các tỉnh thành của Tây Tạng và Tân Cương, căng thẳng và đối đầu giữa quân đội và dân chúng địa phương liên tục nổ ra. Chính quyền không đưa ra được giải pháp nào khác ngoài trấn áp, trước các đòi hỏi về quyền tự do tín ngưỡng, văn hóa của các tộc người thiểu số.
Nhật báo Công giáo La Croix cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình từng hồi âm thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxico sau khi Ngài đăng quang được ba ngày. Và để kết luận, tờ báo nhận định, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh đã sang trang mới với một vị Giáo hoàng và một lãnh đạo Trung Quốc mới. Tuy nhiên, tổng biên tập một tờ báo Trung Quốc được báo Le Monde trích dẫn nhận định : « Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ làm thay đổi bộ mặt Trung Quốc nhưng vào lúc này thì chưa thể kết luận được theo hướng tiêu cực hay tích cực ».
Pháp trải thảm đỏ đón nhân vật đầy quyền lực Trung Quốc
Nhận định về chuyến công du của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Pháp, nhật báo Le Figaro ghi nhận, Pháp đang muốn thu hút giới đầu tư Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà lãnh đạo Trung Quốc dừng chân tại Pháp ba ngày trong chuỗi chuyến công du Châu Âu. Chuyến viếng thăm Pháp lần này mang nhiều ý nghĩa kinh tế, trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm quan hệ Pháp-Trung. Chủ tịch Tập Cận Bình cùng phu nhân được đón tiếp long trọng với các buổi hòa nhạc, tiệc tùng tại điện Elysée và cung điện Versailles. Tờ báo hóm hỉnh, đây là lần đầu tiên, điện Elysée vắng bóng đệ nhất phu nhân Pháp trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình đang rất tự hào về vẻ trang nhã của phu nhân Bành Lệ Viện. Riêng về nghi thức lễ tân, các nhà ngoại giao cũng quan ngại, trong buổi tiệc vào ngày mai tại điện Versailles, vợ chồng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ rất khó xử khi ngồi đối diện với một mình Tổng thống Hollande và nhất là bà Bành Lệ Viện sẽ không có ai để trò chuyện trong suốt bữa ăn để phá tan lạnh lẽo trong cung điện nguy nga mạ vàng. Do không có bạn tiếp chuyện nên bà Bành Lệ Viện buộc phải ở cạnh chồng trong hầu như suốt thời gian tại Paris.
Nhật báo kinh tế Les Echos nhìn thấy sau chuyến công du này, nhiều hợp đồng sẽ được ký kết. Ngày hôm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình ký với Paris Hiệp định đối tác với Airbus Helicopters, nhằm sản xuất ra 1.000 chiếc trực thăng với tổng trị giá lên đến 6 tỉ euro. Ngoài ra, Les Echos còn cho biết, hôm nay, tập đoàn Đông Phong chính thức gia nhập vào tập đoàn PSA, với vốn đầu tư lên đến 800 triệu euro, con số cao nhất mà chưa một nhà đầu tư Trung Quốc nào trước đây đầu tư vào Pháp.
Paris muốn bán mô hình « thành phố bền vững » cho Bắc Kinh
Thành phố phát triển bền vững, đó là thế mạnh mới của Pháp để chiếm lĩnh thị phần tại Trung Quốc ? Theo báo Le Monde, một nhóm các công ty Pháp sẽ tham gia vào việc xây dựng hai khu sinh thái tại Trung Quốc.
Trung Quốc muốn thúc đẩy sự đô thị hóa phát triển theo hướng bền vững nên muốn biến thành phố Thẩm Dương, một trung tâm công nghiệp thành một kiểu mẫu phát triển công nghiệp nhưng không gây hại cho môi trường. Mô hình này nhắm đến xây dựng một khu vực kết hợp hài hòa giữa khu dân cư, văn phòng làm việc, các dịch vụ công cộng như trường học, bệnh viện với nhiều công viên xanh, sạch. Nicole Bricq, Bộ trưởng đặc trách ngoại thương nhận định, dự án tại Thẩm Dương có thể trở thành « diện mạo hoàn hảo của Pháp tại Châu Á » và nếu thành công, Pháp sẽ tiếp tục quảng bá ra các nước còn lại trên thế giới để bán kiểu mô hình này.
Giới đầu tư ào ạt rút vốn khỏi nước Nga
Liên quan đến nền kinh tế Nga, các nhật báo Le Monde và Le Figaro đều có chung nhận định, khủng hoảng tại Ukraina đang gây những hậu quả cho nền kinh tế Nga. Nhật báo Le Monde chạy tựa trên trang nhất mục kinh tế : « Giới đầu tư ào ạt rút vốn khỏi nước Nga ». Tờ Le Figaro thì ghi nhận : « Nga bắt đầu bị tổn thất vì trừng phạt của phương Tây ».
Theo nhật báo Le Monde, do nghi ngờ Nga sẽ bị trừng phạt, giới đầu tư đã rút gần 70 tỉ đô la ra khỏi nước này từ tháng Giêng vừa qua. Căng thẳng leo thang tại Ukraina và những đe dọa trừng phạt mới càng làm cho giới đầu tư mất lòng tin vào kinh tế Nga vốn đã có biểu hiện trì trệ. Trung tâm tài chính La City của Anh quốc thì lo ngại về một số biện pháp trả đũa quốc tế nhắm vào các tập đoàn năng lượng Nga và các tài phiệt đang sinh sống tại Luân Đôn.
MH370 : Gia đình các nạn nhân phẫn nộ
Các nhật báo hôm nay cũng khá quan tâm đến chuyến bay MH370 của hãng Malaysia Airline mất tích hôm 08/03/2014 vừa qua. Le Figaro có bài viết : « Chuyến bay MH 370 : các gia đình kêu gào phẫn nộ ». Chuyến bay MH 370 được thông báo là bị rơi trên Ấn Độ Dương nhưng thân nhân hành khách chuyến bay e ngại sự mất tích vẫn còn là một ẩn số.
Còn theo nguồn tin từ báo Le Monde, theo Thủ tướng Malaysia, số liệu của công ty Inmarsat cho phép xác định vị trí của may bay bị rơi do hết nhiên liệu. Nhận được tin không còn hành khách nào sống sót trên chuyến bay trên, thân nhân nạn nhân người thì rụng rời, người thì bán tín bán nghi. Nhiều người đã tập trung biểu tình tại Bắc Kinh và Kuala Lumpur. Họ vô cùng tức giận khi chỉ được thông tin nhỏ giọt, không đầy đủ và đôi khi những thông tin trái chiều nhau. Mối quan hệ của thân nhân nạn nhân đang rất căng thẳng với chính quyền Malaysia.
Từ 17 ngày nay, các nhật báo liên tục đưa tin trên trang nhất hàng ngày về chuyến bay kỳ bí này, giờ đây đã trưng băng đen trên các nhật báo để để tang những hành khách xấu số.
Trước tiên, xin điểm qua hai bài viết về chân dung Chủ tịch Tập Cận Bình trên hai tờ báo La Croix và Le Monde đều mang tựa : « Người đầy quyền lực ». Theo nhận định của nhật báo La Croix, sau một năm cầm quyền, ông Tập Cận Bình thể hiện rất kiên định trong chính sách cải cách kinh tế của ông, bài trừ tham nhũng không thương tiếc và rất độc tài đối với những người ủng hộ nhân quyền.
Nhật báo La Croix nhấn mạnh, Chủ tịch Tập Cận Bình chẳng theo khuynh hướng « tự do » lẫn « bảo thủ ». Đó là một chủ tịch độc tài, một nửa của Mao Trạch Đông và một nửa của Đặng Tiểu Bình. Ông kiên quyết lập lại trật tự trong một đất nước đang bị nạn tham nhũng gặm nhấm và làm bại hoại từ chục năm nay. Ông muốn giám sát và kiểm tra mọi thứ, đó chính là cách mà theo ông để thực hiện được « giấc mơ Trung Hoa » là trở thành một đất nước hùng mạnh và một dân tộc giàu có.
Người của quân đội
Chủ tịch Tập Cận Bình xuất thân từ quân đội và gần gũi hơn với quân đội so với hai người tiền nhiệm nên ông Tập Cận Bình tập trung phát triển một quốc gia hưng thịnh cùng một quân đội hùng mạnh, chấm dứt một thời « phát triển hòa bình » và « một xã hội hài hòa » của những người tiền nhiệm. Ông thể hiện một chủ nghĩa dân tộc trong các tham vọng của mình và muốn chứng tỏ cho cả trong và ngoài nước thấy ông là người hùng mạnh. Đất đai, không phận, hải phận, ông chẳng ngại ai cả và thể hiện như một thủ lãnh chiến tranh theo kiểu Mao.
Ngoài ra, báo La Croix còn nhận định ông là người chống nạn tham nhũng, trọng tâm của chính sách của ông là không bỏ qua « một con ruồi lẫn con hổ ». Theo số liệu chính thức, gần 200 000 quan chức của Đảng Cộng sản bị trừng phạt vào năm 2013, tức tăng 13% so với năm trước đó.
Người của dân chúng
Đằng sau người đàn ông sắt là hình ảnh một người luôn đối thoại, tìm cách tạo hình ảnh là một nhà lãnh đạo « gần gũi với dân chúng ». Vào tháng 12/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã vào một quán bình dân để mua bánh bao tại Bắc Kinh với giá tiền là 21 nhân dân tệ (3 euro). Một số người Trung Quốc gọi ông với cái tên thân mật là « cậu Tập » vì thấy « ông muốn hòa nhập vào cuộc sống thường ngày của người bình dân ». Hành động này cũng được nhật báo Le Monde đặc biệt chú ý đến và nhận định là bắt chước đại sứ Mỹ gốc Hoa Gary Locke, được mệnh danh là « đại sứ của nhân dân » vì ông này cũng đã từng mời Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden vào một quán bình dân để ăn uống.
Ngoài ra, báo La Croix nhắc lại, dưới ống kính truyền thông, vào tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đi dạo mà không đeo khẩu trang giữa thành phố Bắc Kinh đang phủ lớp bụi mù vì ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Một số cho rằng đây là một cách để Chủ tịch Tập chứng tỏ một sức khỏe thể chất tốt, giống như Chủ tịch Mao đã từng bơi trên sông Trường Giang cách đây 50 năm. Ông cũng cố gắng làm cho công luận quên đi việc hé lộ gia tài của gia đình ông tới hàng trăm triệu euro vào đầu năm 2012, khi ông mới chỉ là Phó Chủ tịch và con gái ông đang học tại đại học Havard với một tên giả.
Kẻ chuyên trấn áp
Đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, không hề có chuyện lèo lái nước Trung Quốc « theo hướng dân chủ phương Tây », mặc dù chính quyền hô hào muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền. Tờ báo nhắc lại nhiều nhà đấu tranh cho nhân quyền, cải cách hệ thống pháp luật, đòi công khai tài sản của các quan chức đều bị bắt giữ. Tại các tỉnh thành của Tây Tạng và Tân Cương, căng thẳng và đối đầu giữa quân đội và dân chúng địa phương liên tục nổ ra. Chính quyền không đưa ra được giải pháp nào khác ngoài trấn áp, trước các đòi hỏi về quyền tự do tín ngưỡng, văn hóa của các tộc người thiểu số.
Nhật báo Công giáo La Croix cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình từng hồi âm thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxico sau khi Ngài đăng quang được ba ngày. Và để kết luận, tờ báo nhận định, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh đã sang trang mới với một vị Giáo hoàng và một lãnh đạo Trung Quốc mới. Tuy nhiên, tổng biên tập một tờ báo Trung Quốc được báo Le Monde trích dẫn nhận định : « Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ làm thay đổi bộ mặt Trung Quốc nhưng vào lúc này thì chưa thể kết luận được theo hướng tiêu cực hay tích cực ».
Pháp trải thảm đỏ đón nhân vật đầy quyền lực Trung Quốc
Nhận định về chuyến công du của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Pháp, nhật báo Le Figaro ghi nhận, Pháp đang muốn thu hút giới đầu tư Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà lãnh đạo Trung Quốc dừng chân tại Pháp ba ngày trong chuỗi chuyến công du Châu Âu. Chuyến viếng thăm Pháp lần này mang nhiều ý nghĩa kinh tế, trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm quan hệ Pháp-Trung. Chủ tịch Tập Cận Bình cùng phu nhân được đón tiếp long trọng với các buổi hòa nhạc, tiệc tùng tại điện Elysée và cung điện Versailles. Tờ báo hóm hỉnh, đây là lần đầu tiên, điện Elysée vắng bóng đệ nhất phu nhân Pháp trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình đang rất tự hào về vẻ trang nhã của phu nhân Bành Lệ Viện. Riêng về nghi thức lễ tân, các nhà ngoại giao cũng quan ngại, trong buổi tiệc vào ngày mai tại điện Versailles, vợ chồng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ rất khó xử khi ngồi đối diện với một mình Tổng thống Hollande và nhất là bà Bành Lệ Viện sẽ không có ai để trò chuyện trong suốt bữa ăn để phá tan lạnh lẽo trong cung điện nguy nga mạ vàng. Do không có bạn tiếp chuyện nên bà Bành Lệ Viện buộc phải ở cạnh chồng trong hầu như suốt thời gian tại Paris.
Nhật báo kinh tế Les Echos nhìn thấy sau chuyến công du này, nhiều hợp đồng sẽ được ký kết. Ngày hôm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình ký với Paris Hiệp định đối tác với Airbus Helicopters, nhằm sản xuất ra 1.000 chiếc trực thăng với tổng trị giá lên đến 6 tỉ euro. Ngoài ra, Les Echos còn cho biết, hôm nay, tập đoàn Đông Phong chính thức gia nhập vào tập đoàn PSA, với vốn đầu tư lên đến 800 triệu euro, con số cao nhất mà chưa một nhà đầu tư Trung Quốc nào trước đây đầu tư vào Pháp.
Paris muốn bán mô hình « thành phố bền vững » cho Bắc Kinh
Thành phố phát triển bền vững, đó là thế mạnh mới của Pháp để chiếm lĩnh thị phần tại Trung Quốc ? Theo báo Le Monde, một nhóm các công ty Pháp sẽ tham gia vào việc xây dựng hai khu sinh thái tại Trung Quốc.
Trung Quốc muốn thúc đẩy sự đô thị hóa phát triển theo hướng bền vững nên muốn biến thành phố Thẩm Dương, một trung tâm công nghiệp thành một kiểu mẫu phát triển công nghiệp nhưng không gây hại cho môi trường. Mô hình này nhắm đến xây dựng một khu vực kết hợp hài hòa giữa khu dân cư, văn phòng làm việc, các dịch vụ công cộng như trường học, bệnh viện với nhiều công viên xanh, sạch. Nicole Bricq, Bộ trưởng đặc trách ngoại thương nhận định, dự án tại Thẩm Dương có thể trở thành « diện mạo hoàn hảo của Pháp tại Châu Á » và nếu thành công, Pháp sẽ tiếp tục quảng bá ra các nước còn lại trên thế giới để bán kiểu mô hình này.
Giới đầu tư ào ạt rút vốn khỏi nước Nga
Liên quan đến nền kinh tế Nga, các nhật báo Le Monde và Le Figaro đều có chung nhận định, khủng hoảng tại Ukraina đang gây những hậu quả cho nền kinh tế Nga. Nhật báo Le Monde chạy tựa trên trang nhất mục kinh tế : « Giới đầu tư ào ạt rút vốn khỏi nước Nga ». Tờ Le Figaro thì ghi nhận : « Nga bắt đầu bị tổn thất vì trừng phạt của phương Tây ».
Theo nhật báo Le Monde, do nghi ngờ Nga sẽ bị trừng phạt, giới đầu tư đã rút gần 70 tỉ đô la ra khỏi nước này từ tháng Giêng vừa qua. Căng thẳng leo thang tại Ukraina và những đe dọa trừng phạt mới càng làm cho giới đầu tư mất lòng tin vào kinh tế Nga vốn đã có biểu hiện trì trệ. Trung tâm tài chính La City của Anh quốc thì lo ngại về một số biện pháp trả đũa quốc tế nhắm vào các tập đoàn năng lượng Nga và các tài phiệt đang sinh sống tại Luân Đôn.
MH370 : Gia đình các nạn nhân phẫn nộ
Các nhật báo hôm nay cũng khá quan tâm đến chuyến bay MH370 của hãng Malaysia Airline mất tích hôm 08/03/2014 vừa qua. Le Figaro có bài viết : « Chuyến bay MH 370 : các gia đình kêu gào phẫn nộ ». Chuyến bay MH 370 được thông báo là bị rơi trên Ấn Độ Dương nhưng thân nhân hành khách chuyến bay e ngại sự mất tích vẫn còn là một ẩn số.
Còn theo nguồn tin từ báo Le Monde, theo Thủ tướng Malaysia, số liệu của công ty Inmarsat cho phép xác định vị trí của may bay bị rơi do hết nhiên liệu. Nhận được tin không còn hành khách nào sống sót trên chuyến bay trên, thân nhân nạn nhân người thì rụng rời, người thì bán tín bán nghi. Nhiều người đã tập trung biểu tình tại Bắc Kinh và Kuala Lumpur. Họ vô cùng tức giận khi chỉ được thông tin nhỏ giọt, không đầy đủ và đôi khi những thông tin trái chiều nhau. Mối quan hệ của thân nhân nạn nhân đang rất căng thẳng với chính quyền Malaysia.
Từ 17 ngày nay, các nhật báo liên tục đưa tin trên trang nhất hàng ngày về chuyến bay kỳ bí này, giờ đây đã trưng băng đen trên các nhật báo để để tang những hành khách xấu số.
No comments:
Post a Comment