Quan hệ Việt-Nhật được nâng lên cấp Đối tác Chiến lược Sâu rộng
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (thứ hai, từ trái sang phải) và Nhật Hoàng Akihito (trái) tại Cung Akasaka (Tokyo) ngày 19/03/2014.
REUTERS/Toru Hanai
Trong 4 ngày (16-19/03/2014), Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã thực hiện chuyến công du đầu tiên của ông qua Nhật Bản trong cương vị người đứng đầu Nhà nước Việt Nam. Tại Tokyo, ông đã được đón tiếp như một thượng khách. Yếu tố thu hút sự chú ý là sự kiện hai bên chính thức nâng cấp quan hệ song phương từ « Đối tác Chiến lược » đơn thuần lên thành « Đối tác Chiến lược Sâu rộng ». Theo giới quan sát, động lực thúc đẩy Hà Nội và Tokyo chính là tham vọng biển đảo ngày càng lộ rõ của Trung Quốc.
Quyết định nâng cấp quan hệ song phương đã được hai bên chính thức thông qua nhân cuộc hội đàm ngày 18/03/2014 giữa Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo. Nội dung của quan hệ mới này được ghi lại trong bản « Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về Thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng vì Hòa bình và Thịnh vượng ở Châu Á », đã được công bố trong khuôn khổ chuyến công du.
Quan hệ Việt Nhật tăng tốc ngoạn mục
Theo giới phân tích, việc nâng cấp quan hệ Việt-Nhật là một sự kiện quan trọng, đánh dấu một quá trình tăng tốc quan hệ ngoan mục giữa Tokyo và Hà Nội, đặc biệt từ ngày ông Shinzo Abe lên cầm quyền tại Nhật Bản vào tháng 12 năm 2012.
Chỉ vài hôm sau khi chính thức nhậm chức, vào tháng 01/2013, Thủ tướng Nhật Abe đã cấp tốc đến Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm một số nước Đông Nam Á. Cuối năm 2013, vào tháng 12, đến lượt Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ghé Tokyo nhân Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN. Và qua tháng Ba này là chuyến công du cấp Nhà nước qua Nhật Bản của ông Trương Tấn Sang.
Đó là chưa kể đến vô số cuộc gặp gỡ cấp cao bên lề các hội nghị quốc tế và khu vực, như của khối ASEAN, APEC, cùng với các chuyến thăm qua lại của các bộ trưởng từ Ngoại giao đến Quốc phòng hay Kinh tế…
Thành tố hợp tác quốc phòng và quân sự được nêu bật
Tác dụng của việc nâng cấp quan hệ Việt-Nhật lên mức Đối tác Chiến lược Sâu rộng sẽ là gì ? Trên vấn đề này, chuyên gia phân tích của chuyên san quốc phòng Jane’s Defence Weekly ngày 18/03/2014 ghi nhận rằng quyết định đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác quốc phòng song phương với mục tiêu « làm đối trọng cho thế lực ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực ».
Nhà phân tích của Jane’s đặc biệt lưu ý đến hai nội dung trong thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược vừa được ký kết. Trước hết là việc phát huy quan hệ hợp tác được mở rộng giữa quân đội hai nước trong các lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực hành động, và các chuyến ghé cảng của tàu quân sự hai bên.
Bên cạnh đó, còn có việc đẩy mạnh thực hiện Bản ghi nhớ đã được Bộ Quốc phòng hai bên ký kết vào tháng 10/2011, tạo điều kiện cho việc hình thành một diễn đàn song phương về an ninh và quốc phòng, tăng cường các chuyến thăm viếng và trao đổi giữa hai bộ cũng như giữa hai quân đội.
Giải thích về nguyên nhân thúc đẩy Hà Nội và Tokyo tăng cường quan hệ quốc phòng, giới phân tích đều nêu bật mối đe dọa quân sự đến từ Trung Quốc, đang áp đặt yêu sách chủ quyền của họ trên quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý trên Biển Hoa Đông, cũng như trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, bất chấp các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại vùng Hoàng Sa và Trường Sa.
Đối tác Chiến lược Sâu rộng Việt-Nhật / Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Trung
Theo nhận xét của nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney (Úc), chuyến công du Nhật Bản lần này của Chủ tịch nước Việt Nam có một ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một bước phát triển mới trong bang giao đang rất tốt đẹp giữa hai nước.
Nhà báo tự hỏi là phải chăng khái niệm Quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng được Việt Nam dùng khi nâng cấp quan hệ với Nhật Bản là nhằm tránh trùng lặp với khái niệm "Toàn diện" từng được dùng trong quan hệ với Trung Quốc hay Nga.
Đối với nhà báo Lưu Tường Quang, nhân tố Trung Quốc, hay nói chính xác hơn là những hành động quá trớn của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và Biển Đông, là chất xúc tác gắn kết Tokyo và Hà Nội, và trong chính sách ngoại giao mới của Nhật hướng về Đông Nam Á, Việt Nam đang giữ một vị trí quan trọng, có thể là không bằng Indonesia, nhưng thuộc các thứ hạng đầu trong số nước Đông Nam Á.
Câu hỏi đặt ra là mai này, khi quan hệ Nhật-Trung nồng ấm trở lại, liệu Tokyo còn thân thiết với Hà Nội và Đông Nam Á như hiện nay hay không ? Nhà báo Lưu Tường Quang cho rằng Nhật Bản dứt khoát sẽ tiếp tục đà thắt chặt quan hệ với Đông Nam Á và Việt Nam, vì điều đó sẽ góp thêm lợi thế cho Tokyo trong bang giao với Bắc Kinh.
Quan hệ Việt Nhật tăng tốc ngoạn mục
Theo giới phân tích, việc nâng cấp quan hệ Việt-Nhật là một sự kiện quan trọng, đánh dấu một quá trình tăng tốc quan hệ ngoan mục giữa Tokyo và Hà Nội, đặc biệt từ ngày ông Shinzo Abe lên cầm quyền tại Nhật Bản vào tháng 12 năm 2012.
Chỉ vài hôm sau khi chính thức nhậm chức, vào tháng 01/2013, Thủ tướng Nhật Abe đã cấp tốc đến Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm một số nước Đông Nam Á. Cuối năm 2013, vào tháng 12, đến lượt Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ghé Tokyo nhân Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN. Và qua tháng Ba này là chuyến công du cấp Nhà nước qua Nhật Bản của ông Trương Tấn Sang.
Đó là chưa kể đến vô số cuộc gặp gỡ cấp cao bên lề các hội nghị quốc tế và khu vực, như của khối ASEAN, APEC, cùng với các chuyến thăm qua lại của các bộ trưởng từ Ngoại giao đến Quốc phòng hay Kinh tế…
Thành tố hợp tác quốc phòng và quân sự được nêu bật
Tác dụng của việc nâng cấp quan hệ Việt-Nhật lên mức Đối tác Chiến lược Sâu rộng sẽ là gì ? Trên vấn đề này, chuyên gia phân tích của chuyên san quốc phòng Jane’s Defence Weekly ngày 18/03/2014 ghi nhận rằng quyết định đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác quốc phòng song phương với mục tiêu « làm đối trọng cho thế lực ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực ».
Nhà phân tích của Jane’s đặc biệt lưu ý đến hai nội dung trong thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược vừa được ký kết. Trước hết là việc phát huy quan hệ hợp tác được mở rộng giữa quân đội hai nước trong các lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực hành động, và các chuyến ghé cảng của tàu quân sự hai bên.
Bên cạnh đó, còn có việc đẩy mạnh thực hiện Bản ghi nhớ đã được Bộ Quốc phòng hai bên ký kết vào tháng 10/2011, tạo điều kiện cho việc hình thành một diễn đàn song phương về an ninh và quốc phòng, tăng cường các chuyến thăm viếng và trao đổi giữa hai bộ cũng như giữa hai quân đội.
Giải thích về nguyên nhân thúc đẩy Hà Nội và Tokyo tăng cường quan hệ quốc phòng, giới phân tích đều nêu bật mối đe dọa quân sự đến từ Trung Quốc, đang áp đặt yêu sách chủ quyền của họ trên quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý trên Biển Hoa Đông, cũng như trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, bất chấp các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại vùng Hoàng Sa và Trường Sa.
Đối tác Chiến lược Sâu rộng Việt-Nhật / Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Trung
Nhà báo tự hỏi là phải chăng khái niệm Quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng được Việt Nam dùng khi nâng cấp quan hệ với Nhật Bản là nhằm tránh trùng lặp với khái niệm "Toàn diện" từng được dùng trong quan hệ với Trung Quốc hay Nga.
Đối với nhà báo Lưu Tường Quang, nhân tố Trung Quốc, hay nói chính xác hơn là những hành động quá trớn của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và Biển Đông, là chất xúc tác gắn kết Tokyo và Hà Nội, và trong chính sách ngoại giao mới của Nhật hướng về Đông Nam Á, Việt Nam đang giữ một vị trí quan trọng, có thể là không bằng Indonesia, nhưng thuộc các thứ hạng đầu trong số nước Đông Nam Á.
Câu hỏi đặt ra là mai này, khi quan hệ Nhật-Trung nồng ấm trở lại, liệu Tokyo còn thân thiết với Hà Nội và Đông Nam Á như hiện nay hay không ? Nhà báo Lưu Tường Quang cho rằng Nhật Bản dứt khoát sẽ tiếp tục đà thắt chặt quan hệ với Đông Nam Á và Việt Nam, vì điều đó sẽ góp thêm lợi thế cho Tokyo trong bang giao với Bắc Kinh.
TỪ KHÓA : BIỂN HOA ĐÔNG - BIỂN ĐÔNG - CHÂU Á - NHẬT BẢN - TẠP CHÍ - TRANH CHẤP - TRUNG QUỐC - VIỆT NAM
No comments:
Post a Comment