Việt Nam đầu thế kỷ XX qua "ống kính" Viễn Đông Bác Cổ
Nhân dịp năm Việt-Pháp 2014, tại Paris đang diễn ra cuộc triển lãm ảnh đặc biệt mang tên « Objectif Việt Nam. Ảnh của Trường Viễn Đông Bác cổ ». Triển lãm được đặt tại Viện bảo tàng Cernuschi (bảo tàng ảnh Á châu của thành phố Paris), khai mạc ngày 14/03 và sẽ kéo dài đến ngày 29/06. Những bức ảnh trưng bày tại bảo tàng Cernuschi, rất hiếm khi được công chúng biết tới, ghi lại không chỉ hành trình khoa học và sứ mạng bảo tồn hơn nửa thế kỷ của EFEO tại Việt Nam, mà còn cả cuộc sống đời thường của xã hội Việt Nam cách đây cả thế kỷ qua ống kính của các nhà khoa học và nhiều tác giả vô danh khác.
Trường Viễn Đông Bác cổ, một tên tuổi hết sức quen thuộc với giới nghiên cứu về Việt Nam, một điểm đến bắt buộc đối với những ai muốn tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Việt Nam, về những cộng đồng người trên báo đảo Đông Dương, và rộng hơn là ở Châu Á, có thể vẫn còn xa lạ với nhiều người không thuộc giới chuyên môn. « Objectif Việt Nam. Photographies de l’Ecole Français d’Extrême-Orient » (Objectif Việt Nam. Ảnh của Trường Viễn Đông Bác cổ) (Objectif trong tiếng Pháp có nghĩa là "ống kính", đồng thời cũng có nghĩa là "mục tiêu") có mục tiêu giới thiệu với công chúng rộng rãi, cũng như giới khoa học, về lịch sử hơn nửa thế kỷ hoạt động của một cơ sở nghiên cứu khoa học và bảo tồn hết sức đặc biệt, qua một loạt các bức ảnh đa dạng về thể loại, được lựa chọn hết sức công phu trong số kho lưu trữ cả trăm ngàn bức trong bảo tàng ảnh của EFEO.
Được thành lập cuối thế kỷ XIX (năm 1898) theo sáng kiến của Viện Hàn lâm văn khắc và văn chương Pháp, được đặt dưới sự quản lý của Toàn quyền Đông Dương vào thời đó, EFEO - Trường Viễn Đông Bác cổ - đã tạo ra các cơ sở đầu tiên mang tính quyết định cho sự hình thành của nhiều chuyên ngành nghiên cứu về Việt Nam nói riêng, và khu vực Đông Dương thuộc Pháp (còn được biết đến với tên gọi « bán đảo Trung - Ấn ») nói chung, trước hết trong lĩnh vực khảo cổ học và ngữ văn học, thoạt tiên với sự thúc đẩy của các nhà Ấn Độ học nổi tiếng.
Trải qua hơn nửa thế kỷ, với những biến động dữ dội của quá trình thực dân hóa, hiện đại hóa, cùng nhiều xung đột, chiến tranh khốc liệt, Trường Viễn Đông Bác cổ kiên trì theo đuổi các sứ mạng ban đầu với sự cộng tác chặt chẽ và hiệu quả của nhiều trí thức Việt Nam, mà phần lớn vốn trưởng thành trong nền giáo dục Nho học truyền thống. Sau khi rời khỏi Hà Nội năm 1959, EFEO quay trở lại mở cơ sở thường trực tại Việt Nam vào năm 1993, theo lời mời của chính quyền Việt Nam, từ đó mở ra các hợp tác với Viện khoa học Xã hội Việt Nam trong các lĩnh vực vốn là thế mạnh của Trường Viễn Đông Bác cổ, như khảo cổ, lịch sử hay nhân học. Cùng với nhiều cơ sở khoa học Pháp và quốc tế khác, Trường Viễn Đông Bác cổ «tham gia vào giúp cho những nghiên cứu về Việt Nam mang một tầm cỡ thế giới, tương xứng với tầm quan trọng và giá trị của nền văn hóa Việt Nam », như lời ghi nhận của nhà Hán học Léon Vandermeersch, nguyên giám đốc EFEO (1989-1993), nguyên quản thủ (1951-1958) Bảo tàng Louis Finot (Hà Nội), sau này là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Về một số thông tin chính để hiểu cuộc triển lãm lần này, xin mời quý thính giả theo dõi cuộc trò chuyện với bà Isabelle Poujol, phụ trách thư viện ảnh của Trường Viễn Đông Bác cổ, người chịu trách nhiệm chính trong việc thiết lập cuộc trưng bày này, cùng với bà Christine Shimizu, quản thủ, kiêm giám đốc Bảo tàng Cernuschi.
Isabelle Poujol : Cuộc triển lãm này được lập ra dựa trên sứ mạng mà EFEO (Trường Viễn Đông Bác cổ), được xác định vào thời điểm thành lập năm 1898. EFEO có nhiệm vụ tiến hành các nghiên cứu khảo cổ và ngữ văn học tại bán đảo Đông Dương. Trường cũng đồng thời có nhiệm vụ, bằng tất cả mọi biện pháp có thể huy động được, tạo điều kiện cho việc hiểu biết về lịch sử, về các công trình kiến trúc, lời ăn tiếng nói của các cộng đồng… và đồng thời tiến hành các nghiên cứu khoa học về các đất nước, các nền văn minh xung quanh.
Sứ mạng của Viễn Đông Bác cổ bắt đầu bằng công việc bảo vệ, bảo tồn và tìm hiểu các di sản Việt Nam. Ở đây chúng ta có các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau tương ứng với các mục tiêu lớn khác nhau. Có nghiên cứu khảo cổ học, với hoạt động khai quật tại các khu di tích của người Chàm ở miền Trung, các di chỉ Óc Eo ở đồng bằng Cửu Long hay kinh thành nhà Hồ ở Bắc Trung Bộ… Ta cũng có một chuyên ngành liên quan đến việc bảo tồn kiến trúc, các công trình kiến trúc như các đình, đền, chùa… Và chúng ta cũng có một bộ phận làm công việc in rập lại các văn tự cổ, bởi vì rõ ràng là rất cần biết được nội dung của các văn bia, và việc in rập sẽ cho phải giải mã được chúng một cách dễ dàng hơn và cho phép lưu lại các dấu vết của các văn tự đó.
Chúng ta cũng có các bảo tàng, Trường Viễn Đông Bác cổ đã thành lập ra 5 bảo tàng tại Việt Nam, như Bảo tàng Lịch sử tại Hà Nội, tức bảo tàng Louis Finot trước đây, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Blanchard-de-la-Brosse, tức Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh… Tiếp theo đó là một phân khoa thiên về dân tộc học, liên quan đến các truyền thống lớn ở Việt Nam, ví dụ như việc thờ cúng các linh hồn với trung gian là những ông bà đồng ; nghi thức Nam Giao mà vua Bảo Đại thực hành lần cuối cùng ; hay việc đúc các tượng Phật lớn, trong triển lãm này có các bức ảnh mô tả lại việc đúc một bức tượng đồng cao ba thước nặng nhiều tấn tại Hà Nội vào đầu những năm 1950…. Có rất nhiều thứ liên quan đến cuộc sống hàng ngày, các truyền thống lớn của Việt Nam.
Phần cuối cùng trong triển lãm này là các bức tranh màu nước của René Mercier, đào tạo theo ngành khắc chạm, giảng viên Mỹ thuật đại học Đông Dương, đồng thời từng là quản thủ bảo tàng, phụ trách khai quật của Trường Viễn Đông Bác cổ. René Mercier đã vẽ về những di chỉ nơi ông làm việc. Chính vì thế trong triển lãm này, chúng ta có các bức họa về các di tích Chăm Mỹ Sơn, di tích Phật giáo của người Chăm ở Đồng Dương (cũng ở tỉnh Quảng Nam), hay các đền chùa lớn ở Hà Nội.
(...) Chúng tôi chưa dự kiến có một cuộc triển lãm nào tiếp theo. Nhưng chúng tôi đang hoàn thiện một cơ sở dữ liệu, sắp sửa được đưa lên mạng. Tôi hy vọng trong ít tháng nữa. Trong đó sẽ có tất cả các bức ảnh trong « kho lịch sử » chung của Viễn Đông Bác cổ. Các kho của các cá nhân thì sẽ được đưa lên sau. Trước hết cần phải số hóa các bức ảnh, để sau đó đưa vào một kho dữ liệu. Trong khi chờ đợi, những người quan tâm có thể tới Trường Viễn Đông Bác cổ tại Paris để xem các ảnh lưu trữ tại Trung tâm Châu Á. Nhưng sắp tới các ảnh đều sẽ được đưa lên mạng.
***
Những bức ảnh đang được trưng bày tại Bảo tàng Cernuschi nhìn chung rất hiếm được công chúng rộng rãi biết tới. Trong phần cuối của cuốn catalogue, giới thiệu về triển lãm « Objectif Vietnam », có một lời tựa của nhà khảo cổ học Henri Marchal cho một bộ sưu tập ảnh vào năm 1937 tại Siem Reap (Cam Bốt). Henri Marchal từng làm việc nhiều tại Việt Nam.
« Xin đừng cho ai thấy những bức ảnh này ! » là lời mở đầu album. Nhà khảo cổ học cho biết đã nhiều lần ông nhận thấy nỗi buồn chán, sự thờ ơ hoàn toàn của những người xem khi lật giở các bức ảnh. Nhà khảo cổ khẳng định chắc chắn là ảnh chỉ sống động đối với những ai hiểu biết, sẽ là vô ích khi trưng ra cho những người không biết đến Đông Dương. « Đối với tôi - ông thốt lên - các bức ảnh này là những gì gợi lên những ấn tượng và tình cảm sâu xa, làm thức dậy những giờ phút hạnh phúc trong cuộc đời, mà tôi muốn được chìm đắm trở lại »...
Quý vị quan tâm có thêm tham khảo các thông tin về triển lãm và các hoạt động có liên quan trên trang mạng của bảo tàng Cernuschi, như các buổi nói chuyện về các nhà nhiếp ảnh Pháp ở Đông Dương (1850-1930), đời sống hàng ngày ở Việt Nam qua tranh dân gian, hay các bài giảng của chuyên gia về văn hóa Việt Nam.
Tin bài liên quan
Các bức ảnh đầu tiên của người Pháp ở Việt Nam
Cernuschi triển lãm hội họa Việt Nam : Từ Sông Hồng đến Cửu Long
Pháp Việt: Chia sẻ tư liệu lịch sử để xây dựng ký ức chung
Bảo tàng Guimet hướng về Châu Á của tương lai
Paris chuẩn bị triển lãm « Một thế kỷ Pháp tại Đông Dương »
Pháp và sự hình thành mỹ thuật hiện đại Việt Nam
Kho ảnh vô giá về Việt Nam đầu thế kỷ 20 tại Viện Bảo Tàng Albert Kahn
Việt Nam và Cam Bốt : Hơi thở cuộc sống
Nhà nhiếp ảnh Lâm Đức Hiền : hành trình trên sông Mêkông
Được thành lập cuối thế kỷ XIX (năm 1898) theo sáng kiến của Viện Hàn lâm văn khắc và văn chương Pháp, được đặt dưới sự quản lý của Toàn quyền Đông Dương vào thời đó, EFEO - Trường Viễn Đông Bác cổ - đã tạo ra các cơ sở đầu tiên mang tính quyết định cho sự hình thành của nhiều chuyên ngành nghiên cứu về Việt Nam nói riêng, và khu vực Đông Dương thuộc Pháp (còn được biết đến với tên gọi « bán đảo Trung - Ấn ») nói chung, trước hết trong lĩnh vực khảo cổ học và ngữ văn học, thoạt tiên với sự thúc đẩy của các nhà Ấn Độ học nổi tiếng.
|
Trải qua hơn nửa thế kỷ, với những biến động dữ dội của quá trình thực dân hóa, hiện đại hóa, cùng nhiều xung đột, chiến tranh khốc liệt, Trường Viễn Đông Bác cổ kiên trì theo đuổi các sứ mạng ban đầu với sự cộng tác chặt chẽ và hiệu quả của nhiều trí thức Việt Nam, mà phần lớn vốn trưởng thành trong nền giáo dục Nho học truyền thống. Sau khi rời khỏi Hà Nội năm 1959, EFEO quay trở lại mở cơ sở thường trực tại Việt Nam vào năm 1993, theo lời mời của chính quyền Việt Nam, từ đó mở ra các hợp tác với Viện khoa học Xã hội Việt Nam trong các lĩnh vực vốn là thế mạnh của Trường Viễn Đông Bác cổ, như khảo cổ, lịch sử hay nhân học. Cùng với nhiều cơ sở khoa học Pháp và quốc tế khác, Trường Viễn Đông Bác cổ «tham gia vào giúp cho những nghiên cứu về Việt Nam mang một tầm cỡ thế giới, tương xứng với tầm quan trọng và giá trị của nền văn hóa Việt Nam », như lời ghi nhận của nhà Hán học Léon Vandermeersch, nguyên giám đốc EFEO (1989-1993), nguyên quản thủ (1951-1958) Bảo tàng Louis Finot (Hà Nội), sau này là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Về một số thông tin chính để hiểu cuộc triển lãm lần này, xin mời quý thính giả theo dõi cuộc trò chuyện với bà Isabelle Poujol, phụ trách thư viện ảnh của Trường Viễn Đông Bác cổ, người chịu trách nhiệm chính trong việc thiết lập cuộc trưng bày này, cùng với bà Christine Shimizu, quản thủ, kiêm giám đốc Bảo tàng Cernuschi.
Isabelle Poujol : Cuộc triển lãm này được lập ra dựa trên sứ mạng mà EFEO (Trường Viễn Đông Bác cổ), được xác định vào thời điểm thành lập năm 1898. EFEO có nhiệm vụ tiến hành các nghiên cứu khảo cổ và ngữ văn học tại bán đảo Đông Dương. Trường cũng đồng thời có nhiệm vụ, bằng tất cả mọi biện pháp có thể huy động được, tạo điều kiện cho việc hiểu biết về lịch sử, về các công trình kiến trúc, lời ăn tiếng nói của các cộng đồng… và đồng thời tiến hành các nghiên cứu khoa học về các đất nước, các nền văn minh xung quanh.
Sứ mạng của Viễn Đông Bác cổ bắt đầu bằng công việc bảo vệ, bảo tồn và tìm hiểu các di sản Việt Nam. Ở đây chúng ta có các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau tương ứng với các mục tiêu lớn khác nhau. Có nghiên cứu khảo cổ học, với hoạt động khai quật tại các khu di tích của người Chàm ở miền Trung, các di chỉ Óc Eo ở đồng bằng Cửu Long hay kinh thành nhà Hồ ở Bắc Trung Bộ… Ta cũng có một chuyên ngành liên quan đến việc bảo tồn kiến trúc, các công trình kiến trúc như các đình, đền, chùa… Và chúng ta cũng có một bộ phận làm công việc in rập lại các văn tự cổ, bởi vì rõ ràng là rất cần biết được nội dung của các văn bia, và việc in rập sẽ cho phải giải mã được chúng một cách dễ dàng hơn và cho phép lưu lại các dấu vết của các văn tự đó.
Chúng ta cũng có các bảo tàng, Trường Viễn Đông Bác cổ đã thành lập ra 5 bảo tàng tại Việt Nam, như Bảo tàng Lịch sử tại Hà Nội, tức bảo tàng Louis Finot trước đây, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Blanchard-de-la-Brosse, tức Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh… Tiếp theo đó là một phân khoa thiên về dân tộc học, liên quan đến các truyền thống lớn ở Việt Nam, ví dụ như việc thờ cúng các linh hồn với trung gian là những ông bà đồng ; nghi thức Nam Giao mà vua Bảo Đại thực hành lần cuối cùng ; hay việc đúc các tượng Phật lớn, trong triển lãm này có các bức ảnh mô tả lại việc đúc một bức tượng đồng cao ba thước nặng nhiều tấn tại Hà Nội vào đầu những năm 1950…. Có rất nhiều thứ liên quan đến cuộc sống hàng ngày, các truyền thống lớn của Việt Nam.
Phần cuối cùng trong triển lãm này là các bức tranh màu nước của René Mercier, đào tạo theo ngành khắc chạm, giảng viên Mỹ thuật đại học Đông Dương, đồng thời từng là quản thủ bảo tàng, phụ trách khai quật của Trường Viễn Đông Bác cổ. René Mercier đã vẽ về những di chỉ nơi ông làm việc. Chính vì thế trong triển lãm này, chúng ta có các bức họa về các di tích Chăm Mỹ Sơn, di tích Phật giáo của người Chăm ở Đồng Dương (cũng ở tỉnh Quảng Nam), hay các đền chùa lớn ở Hà Nội.
(...) Chúng tôi chưa dự kiến có một cuộc triển lãm nào tiếp theo. Nhưng chúng tôi đang hoàn thiện một cơ sở dữ liệu, sắp sửa được đưa lên mạng. Tôi hy vọng trong ít tháng nữa. Trong đó sẽ có tất cả các bức ảnh trong « kho lịch sử » chung của Viễn Đông Bác cổ. Các kho của các cá nhân thì sẽ được đưa lên sau. Trước hết cần phải số hóa các bức ảnh, để sau đó đưa vào một kho dữ liệu. Trong khi chờ đợi, những người quan tâm có thể tới Trường Viễn Đông Bác cổ tại Paris để xem các ảnh lưu trữ tại Trung tâm Châu Á. Nhưng sắp tới các ảnh đều sẽ được đưa lên mạng.
***
Những bức ảnh đang được trưng bày tại Bảo tàng Cernuschi nhìn chung rất hiếm được công chúng rộng rãi biết tới. Trong phần cuối của cuốn catalogue, giới thiệu về triển lãm « Objectif Vietnam », có một lời tựa của nhà khảo cổ học Henri Marchal cho một bộ sưu tập ảnh vào năm 1937 tại Siem Reap (Cam Bốt). Henri Marchal từng làm việc nhiều tại Việt Nam.
« Xin đừng cho ai thấy những bức ảnh này ! » là lời mở đầu album. Nhà khảo cổ học cho biết đã nhiều lần ông nhận thấy nỗi buồn chán, sự thờ ơ hoàn toàn của những người xem khi lật giở các bức ảnh. Nhà khảo cổ khẳng định chắc chắn là ảnh chỉ sống động đối với những ai hiểu biết, sẽ là vô ích khi trưng ra cho những người không biết đến Đông Dương. « Đối với tôi - ông thốt lên - các bức ảnh này là những gì gợi lên những ấn tượng và tình cảm sâu xa, làm thức dậy những giờ phút hạnh phúc trong cuộc đời, mà tôi muốn được chìm đắm trở lại »...
Quý vị quan tâm có thêm tham khảo các thông tin về triển lãm và các hoạt động có liên quan trên trang mạng của bảo tàng Cernuschi, như các buổi nói chuyện về các nhà nhiếp ảnh Pháp ở Đông Dương (1850-1930), đời sống hàng ngày ở Việt Nam qua tranh dân gian, hay các bài giảng của chuyên gia về văn hóa Việt Nam.
Tin bài liên quan
Các bức ảnh đầu tiên của người Pháp ở Việt Nam
Cernuschi triển lãm hội họa Việt Nam : Từ Sông Hồng đến Cửu Long
Pháp Việt: Chia sẻ tư liệu lịch sử để xây dựng ký ức chung
Bảo tàng Guimet hướng về Châu Á của tương lai
Paris chuẩn bị triển lãm « Một thế kỷ Pháp tại Đông Dương »
Pháp và sự hình thành mỹ thuật hiện đại Việt Nam
Kho ảnh vô giá về Việt Nam đầu thế kỷ 20 tại Viện Bảo Tàng Albert Kahn
Việt Nam và Cam Bốt : Hơi thở cuộc sống
Nhà nhiếp ảnh Lâm Đức Hiền : hành trình trên sông Mêkông
No comments:
Post a Comment