Hoàng Sa
TS. Dương Danh Huy -
Từ trước đến nay, người Việt thường nhận định về cuộc chiến 1954-1975 từ những góc độ ý thức hệ, chính trị và chính nghĩa của bên mình. Phải chăng nhu cầu tranh biện pháp lý về Hoàng Sa, Trường Sa đang đòi hỏi người Việt phải đi đến một nhận định về lịch sử có thêm tính chất luật quốc tế và bớt bị kẹt trong các lề ý thức hệ, chính trị và chính nghĩa?
Đào văn Tùng -
Vì độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, hãy dẹp bỏ ý thức hệ ngông cuồng, dựa vào lịch sử, quyết giữ và đấu tranh thu hồi biển đảo; thực hiện hòa giải để hòa hợp dân tộc. Về đạo lý, phải thừa nhận những liệt sĩ tử chiến bảo vệ biển đảo, bao gồm 74 liệt sĩ thuộc Quân đội VNCH chết ở Hoàng Sa năm 1974 và 64 liệt sĩ thuộc Quân đội Nhân dân VN chết ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988.
Năm 2014 không có những ngày đẹp để tổ chức như cơ hội vào ngày 19/01 như chúng ta đã bỏ lỡ, nói đúng hơn là đã làm mất niềm tin với dân tộc.
Theo nguyện vọng của nhiều người, ra giêng, đúng ngày Tết Nguyên tiêu (Rằm Tháng Giêng), cũng là ngày Thơ Việt Nam, mong rằng UBND huyện Hoàng Sa cùng với Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật thành phố tổ chức đêm thơ nhạc về chủ đề “biển, đảo quê hương” và “thắp nến tri ân hướng về Hoàng Sa” để người dân Đà Nẵng có dịp bày tỏ tấm lòng của mình với Tổ quốc và khắc ghi đạo lý “nhớ nguồn” với những người con ưu tú Đất Việt đã chiến đấu và bỏ mình vì Hoàng Sa.
Theo nguyện vọng của nhiều người, ra giêng, đúng ngày Tết Nguyên tiêu (Rằm Tháng Giêng), cũng là ngày Thơ Việt Nam, mong rằng UBND huyện Hoàng Sa cùng với Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật thành phố tổ chức đêm thơ nhạc về chủ đề “biển, đảo quê hương” và “thắp nến tri ân hướng về Hoàng Sa” để người dân Đà Nẵng có dịp bày tỏ tấm lòng của mình với Tổ quốc và khắc ghi đạo lý “nhớ nguồn” với những người con ưu tú Đất Việt đã chiến đấu và bỏ mình vì Hoàng Sa.
Tô Văn Trường -
Anh Bảy Nhị (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang) cho biết mới có ngày họp mặt truyền thống ngành vô tuyến điện, nay là Bưu chính-Viễn thông tại An Giang với sự tham gia của nhiều anh đã từng ở cương vị lãnh đạo cao nhất tỉnh: 2 nguyên Bí thư tỉnh ủy, 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, 2 nguyên thủ trưởng cơ quan công an và quân đội, v.v. đều đã về hưu có trao đổi với nhau về đề nghị Nhà nước truy phong Liệt sĩ cho 74 tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa trận hải chiến Hoàng Sa cách đây 40 năm.
Các thông tin được đăng tải gần đây, nhất là loạt bài trên báo Tuổi Trẻ xúc động mạnh tinh thần Dân Tộc của các tầng lớp nhân dân, nhất là cán bộ lão thành cách mạng. Tổng hợp ý kiến từ cuộc họp nói trên, Anh Bảy Nhị chấp bút thành bài báo “Chúng tôi và Hoàng Sa” (bài được đính kèm) gửi đăng trên báo Tuổi Trẻ, thì nhận được phản hồi: “Trên lịnh cho ngưng lại hết!”.
Các thông tin được đăng tải gần đây, nhất là loạt bài trên báo Tuổi Trẻ xúc động mạnh tinh thần Dân Tộc của các tầng lớp nhân dân, nhất là cán bộ lão thành cách mạng. Tổng hợp ý kiến từ cuộc họp nói trên, Anh Bảy Nhị chấp bút thành bài báo “Chúng tôi và Hoàng Sa” (bài được đính kèm) gửi đăng trên báo Tuổi Trẻ, thì nhận được phản hồi: “Trên lịnh cho ngưng lại hết!”.
André Menras Hồ Cương Quyết -
Những sự kiện xảy ra ở Việt Nam cho thấy rằng cuộc đời thì đang nhúc nhích, rằng trái đất thì đang quay, mặc cho có những kẻ muốn ngẳn cản những chuyện đó vì bọn họ sợ bị chóng mặt.
Cuộc tưởng niệm những người anh hùng Việt Nam đã nằm xuống nơi chiến trường để bảo vệ đất đai và biển khơi của nước nhà chống quân xâm lược Tàu năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa là một cuộc gặp mặt quan trọng đối với người Việt sống trong nước và các đồng bào Việt sống tản mát khắp bốn phương. Sau 40 năm chiếm đóng của bọn giết người vi phạm điều sơ đẳng nhất của luật pháp quốc tế, chúng ta đã có thể điểm lại vài điều căn bản nhân dịp lễ tưởng niệm này và lễ tưởng niệm sắp tổ chức vào ngày 17 tháng Hai tới đây.
Cuộc tưởng niệm những người anh hùng Việt Nam đã nằm xuống nơi chiến trường để bảo vệ đất đai và biển khơi của nước nhà chống quân xâm lược Tàu năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa là một cuộc gặp mặt quan trọng đối với người Việt sống trong nước và các đồng bào Việt sống tản mát khắp bốn phương. Sau 40 năm chiếm đóng của bọn giết người vi phạm điều sơ đẳng nhất của luật pháp quốc tế, chúng ta đã có thể điểm lại vài điều căn bản nhân dịp lễ tưởng niệm này và lễ tưởng niệm sắp tổ chức vào ngày 17 tháng Hai tới đây.
Phạm Toàn -
Vào một sớm chủ nhật trời quá đẹp, được thấy rõ một bọn độc chiếm quyền làm bẩn thủ đô của chúng ta. Nhìn hành tung của chúng ngăn cản việc tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh khi Hoàng Sa thất thủ, có thể đoán biết chúng là hạng người thế nào. Cá nhân tôi thì đã xác định lập trường vì biết rõ bọn chúng từ lâu rồi. Dẫu sao, sớm chủ nhật Mười Chín Tháng Giếng Hai Ngàn Không Trăm Mười Bốn này, chúng ta vẫn kỷ niệm được dù không trọn vẹn ngày Hoàng Sa thất thủ và cũng vẫn dâng được hương hoa tới những liệt sĩ đã lưu danh muôn đời cho Tổ quốc, cho dù các anh có bị gán ghép là “NGỤY”.
Chưa kể là sớm chủ nhật hôm nay tôi còn làm thêm một công việc vô cùng tử tế: dắt mấy em trong nhóm soạn sách Cánh Buồm ra đường để các em chứng kiến những việc làm thay cho thói quen nghe những lời nói – và kể từ nay chắc là các em sẽ xóa cho tôi cái án treo gọi tôi là phần tử cực đoan.
Chưa kể là sớm chủ nhật hôm nay tôi còn làm thêm một công việc vô cùng tử tế: dắt mấy em trong nhóm soạn sách Cánh Buồm ra đường để các em chứng kiến những việc làm thay cho thói quen nghe những lời nói – và kể từ nay chắc là các em sẽ xóa cho tôi cái án treo gọi tôi là phần tử cực đoan.
Thụy My -
Buổi lễ đơn sơ tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa – Trường Sa tại Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình, Saigon ngày 18/01/2014.diendanxahoidansu
Tại Saigon, không có hoạt động nào hôm nay 19/01/2013 để kỷ niệm 40 năm trận hải chiến bi tráng, sau buổi lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa, tổ chức tại Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình ở số 43 Nguyễn Thông chiều qua.
Tham dự buổi lễ có khoảng 100 người trong đó có …
Tại Saigon, không có hoạt động nào hôm nay 19/01/2013 để kỷ niệm 40 năm trận hải chiến bi tráng, sau buổi lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa, tổ chức tại Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình ở số 43 Nguyễn Thông chiều qua.
Tham dự buổi lễ có khoảng 100 người trong đó có …
Người Buôn Gió -
Ngày 18 tháng 1 năm 2014. Cộng đồng Việt Kiều ở Muechen đã tổ chức một chương trình ca nhạc tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa. Những đóng góp của kiều bào trong chương trình ca nhạc này sẽ được gửi đến gia đình hai bạn trẻ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.
Chương trình ca nhạc tưởng niệm diễn ra vào lúc 16 giờ 30. Cũng trưa và chiều hôm đó tại Muechen đã diễn ra một cuộc biểu tình phản đối hành vi xâm lược biển đảo Việt Nam của Trung Quốc. Vì khái niệm bắn giết, cướp đảo, xây dựng cơ sở hành chính, khai thác tài nguyên của Trung Quốc được phía chính quyền Việt Nam diễn giải là ”tranh chấp chủ quyền” hoặc ”hiểu lầm giữa hai bên” chứ không phải là xâm lược cho nên phía lãnh sự quán Việt Nam không có người tham dự những cuộc biểu tình như thế này.
Chương trình ca nhạc tưởng niệm diễn ra vào lúc 16 giờ 30. Cũng trưa và chiều hôm đó tại Muechen đã diễn ra một cuộc biểu tình phản đối hành vi xâm lược biển đảo Việt Nam của Trung Quốc. Vì khái niệm bắn giết, cướp đảo, xây dựng cơ sở hành chính, khai thác tài nguyên của Trung Quốc được phía chính quyền Việt Nam diễn giải là ”tranh chấp chủ quyền” hoặc ”hiểu lầm giữa hai bên” chứ không phải là xâm lược cho nên phía lãnh sự quán Việt Nam không có người tham dự những cuộc biểu tình như thế này.
Tờ “Sankei” (Sản Kinh) dẫn nguồn từ Hãng Thông tấn Nhật Kyodo cho hay, khoảng một trăm người, là những viên chức và lưu học sinh Việt Nam tại Nhật đã tổ chức diễu hành biểu tình ở khu Minato (nơi tập trung nhiều đại sứ quán nước ngoài ở thủ đô Tokyo), đồng thanh hô vang khẩu hiệu “Trung Quốc hãy cút khỏi Tây Sa, Hòa bình cho biển Đông” (*).
Những người tham dự đã tập trung lại qua lời kêu gọi trên mạng xã hội Facebook. Cuộc tuần hành khởi đầu lúc 10 giờ sáng ở đoạn đường gần ĐSQ Trung Quốc, và diễn ra trong khoảng 45 phút. Trên quãng đường dài chừng 1,7 km, biểu ngữ “Các bạn Nhật và các nước ASEAN, Việt Nam vì hòa bình trên biển Đông, sẽ cùng hành động với các bạn” đã được giơ cao.
Những người tham dự đã tập trung lại qua lời kêu gọi trên mạng xã hội Facebook. Cuộc tuần hành khởi đầu lúc 10 giờ sáng ở đoạn đường gần ĐSQ Trung Quốc, và diễn ra trong khoảng 45 phút. Trên quãng đường dài chừng 1,7 km, biểu ngữ “Các bạn Nhật và các nước ASEAN, Việt Nam vì hòa bình trên biển Đông, sẽ cùng hành động với các bạn” đã được giơ cao.
Lê Vĩnh Trương -
Trung Quốc còn sử dụng truyền thông để phô diễn cho ứng xử “hài hòa” của mình trong và ngoài nước và sử dụng chiêu bài 16 chữ vàng và 4 tốt để tô vẽ cho tình đồng chí ý thức hệ với Việt Nam. Song hành xử của họ thì không hài hòa hay hữu nghị mà luôn có tính toán để mà mắt dân chúng Trung quốc, mà mắt những ai cả tin với họ.
Từ sự kiện Hoàng Sa và Trường Sa, người Việt hãy cảnh giác với Trung Quốc – không chỉ trên biển, đảo – đặc biệt khi thế nước suy yếu hay khi buông lỏng phòng vệ vì nhiều sự cố, chắng hạn như thiên tai, suy sụp kinh tế, bất ổn trị an ở trong nước!
Từ sự kiện Hoàng Sa và Trường Sa, người Việt hãy cảnh giác với Trung Quốc – không chỉ trên biển, đảo – đặc biệt khi thế nước suy yếu hay khi buông lỏng phòng vệ vì nhiều sự cố, chắng hạn như thiên tai, suy sụp kinh tế, bất ổn trị an ở trong nước!
No comments:
Post a Comment