Theo Antara, hãng tin chính thức của Indonesia, Phó Đề đốc Fahru Zaini đã nhận định như sau : « Trung Quốc đã tuyên bố vùng biển Natuna là lãnh hải của họ. Đòi hỏi tùy tiện này có liên quan đến tranh chấp về quần đảo Trường Sa giữa Trung Quốc và Philippines. Tranh chấp đó sẽ tác động mạnh đến an ninh trong vùng biển Natuna ».
Ông Fahru Zaini đã nhấn mạnh trên sự kiện Trung Quốc đã gộp một phần vùng biển của quần đảo Natuna thuộc Indonesia vào bên trong tấm bản đồ chín đường gián đoạn mà Bắc Kinh đang dùng để xác định chủ quyền của họ trên Biển Đông. Nhân vật này còn nhắc lại là Trung Quốc đã chính thức hóa yêu sách chủ quyền đó khi đưa tấm bản đồ Biển Đông này vào trong hộ chiếu mới của công dân Trung Quốc.
Đối với nhân vật đặc trách chiến lược quốc phòng này của Indonsia, thì quân đội nước này phải có chiến lược cụ thể để đối phó vì lẽ : « Những gì Trung Quốc đã làm liên quan đến lãnh thổ của nước Cộng hòa Indonesia thống nhất ».
Ông Zaina nhắc lại rằng không riêng gì lãnh thổ Indonesia bị tấm bản đồ hình lưỡi bò của Trung Quốc gặm nhắm. Các nước khác quanh Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan đều có phần lãnh thổ bị gộp vào bên trong tấm bản đồ của Bắc Kinh.
Vấn đề đáng quan ngại, theo vị Phó Đề đốc Indonesia là Trung Quốc không minh bạch trong tấm bản đồ của họ, hoàn toàn không có một tọa độ cụ thể nào.
Lời cảnh giác kể trên được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh được cho là không ngần ngại trong việc dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển Natuna. Nhiều sự cố đối lập tàu tuần tra hai nước đã xẩy ra tại khu vực này, và phía Trung Quốc, võ trang hùng hậu hơn, đã ngăn chặn không cho tàu Indonsesia bắt giữ tàu cá Trung Quốc đến đánh bắt trộm trong vùng.
Ông Fahru Zaini đã nhấn mạnh trên sự kiện Trung Quốc đã gộp một phần vùng biển của quần đảo Natuna thuộc Indonesia vào bên trong tấm bản đồ chín đường gián đoạn mà Bắc Kinh đang dùng để xác định chủ quyền của họ trên Biển Đông. Nhân vật này còn nhắc lại là Trung Quốc đã chính thức hóa yêu sách chủ quyền đó khi đưa tấm bản đồ Biển Đông này vào trong hộ chiếu mới của công dân Trung Quốc.
Đối với nhân vật đặc trách chiến lược quốc phòng này của Indonsia, thì quân đội nước này phải có chiến lược cụ thể để đối phó vì lẽ : « Những gì Trung Quốc đã làm liên quan đến lãnh thổ của nước Cộng hòa Indonesia thống nhất ».
Ông Zaina nhắc lại rằng không riêng gì lãnh thổ Indonesia bị tấm bản đồ hình lưỡi bò của Trung Quốc gặm nhắm. Các nước khác quanh Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan đều có phần lãnh thổ bị gộp vào bên trong tấm bản đồ của Bắc Kinh.
Vấn đề đáng quan ngại, theo vị Phó Đề đốc Indonesia là Trung Quốc không minh bạch trong tấm bản đồ của họ, hoàn toàn không có một tọa độ cụ thể nào.
Lời cảnh giác kể trên được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh được cho là không ngần ngại trong việc dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển Natuna. Nhiều sự cố đối lập tàu tuần tra hai nước đã xẩy ra tại khu vực này, và phía Trung Quốc, võ trang hùng hậu hơn, đã ngăn chặn không cho tàu Indonsesia bắt giữ tàu cá Trung Quốc đến đánh bắt trộm trong vùng.
No comments:
Post a Comment