Chủ tịch VN cảnh báo việc dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ
Lên tiếng tại Tokyo, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang một lần nữa kêu gọi các bên liên quan kiềm chế tránh sử dụng vũ lực trong khi tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp trên biển.
Ông Sang nêu quan điểm của phía Việt Nam khi phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản nhân chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới xứ sở Mặt trời mọc.
Bài phát biểu có đoạn: “Việt Nam trước sau như một, kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực”.
Ông Sang không đề cập cụ thể tới bất kỳ một quốc gia nào, nhưng Việt Nam cùng với một số quốc gia thuộc ASEAN khác hiện đang có tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc trong khi Nhật Bản cũng có tranh chấp với Bắc Kinh trên vùng biển Hoa Đông.
Chủ tịch Việt Nam cũng lên tiếng ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Ông Sang cũng ‘đánh giá cao những sáng kiến quan trọng của Nhật Bản nhằm thúc đẩy hợp tác chung duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, trong đó có sáng kiến về Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng’.
Trong một phỏng vấn dành riêng cho VOA Việt Ngữ, ông Ono Masuo, Tham tán chính trị của Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội, từng nói rằng hợp tác song phương Việt – Nhật thời gian qua đã phát triển nhanh chóng.
Ông Masuo nói rằng Nhật Bản coi mối quan hệ gần gũi về quốc phòng với các đối tác trong khu vực như Việt Nam góp phần duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh có những thay đổi trong môi trường chiến lược.
Ông cho biết hai bên đã nỗ lực nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực, và nhấn mạnh rằng các nỗ lực như vậy ‘không nhắm vào bất kỳ nước nào’.
Lời phát biểu của ông Masuo được đưa ra sau khi có các nhận định từ giới quan sát cho rằng Hà Nội và Tokyo đang xích lại gần nhau để đối phó với Trung Quốc.
Nguồn: VOA, AFP, Jiji Press
Ông Sang nêu quan điểm của phía Việt Nam khi phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản nhân chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới xứ sở Mặt trời mọc.
Bài phát biểu có đoạn: “Việt Nam trước sau như một, kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực”.
Ông Sang không đề cập cụ thể tới bất kỳ một quốc gia nào, nhưng Việt Nam cùng với một số quốc gia thuộc ASEAN khác hiện đang có tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc trong khi Nhật Bản cũng có tranh chấp với Bắc Kinh trên vùng biển Hoa Đông.
Chủ tịch Việt Nam cũng lên tiếng ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Ông Sang cũng ‘đánh giá cao những sáng kiến quan trọng của Nhật Bản nhằm thúc đẩy hợp tác chung duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, trong đó có sáng kiến về Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng’.
Trong một phỏng vấn dành riêng cho VOA Việt Ngữ, ông Ono Masuo, Tham tán chính trị của Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội, từng nói rằng hợp tác song phương Việt – Nhật thời gian qua đã phát triển nhanh chóng.
Ông Masuo nói rằng Nhật Bản coi mối quan hệ gần gũi về quốc phòng với các đối tác trong khu vực như Việt Nam góp phần duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh có những thay đổi trong môi trường chiến lược.
Ông cho biết hai bên đã nỗ lực nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực, và nhấn mạnh rằng các nỗ lực như vậy ‘không nhắm vào bất kỳ nước nào’.
Lời phát biểu của ông Masuo được đưa ra sau khi có các nhận định từ giới quan sát cho rằng Hà Nội và Tokyo đang xích lại gần nhau để đối phó với Trung Quốc.
Nguồn: VOA, AFP, Jiji Press
No comments:
Post a Comment