Chuyến công du của lãnh đạo Trung Quốc tới Pháp vào thời điểm hai bên kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương.
Ngoài các hồ sơ quốc tế mà nguyên thủ hai bên thảo luận, đây cũng là dịp để Pháp tranh thủ thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, đôi khi bị hụt hơi. Paris hy vọng tái cân bằng quan hệ thương mại với Bắc Kinh vì năm ngoái, Pháp nhập siêu từ Trung Quốc tới 26 tỉ euro.
Tại Phủ Tổng thống Pháp, điện Elysée, hai bên sẽ ký kết nhiều hợp đồng kinh tế quan trọng như thỏa thuận về việc tập đoàn xe hơi Đông Phong Trung Quốc và Nhà nước Pháp tham vào vốn của tập đoàn xe hơi PSA Peugeot-Citroen.
Bên cạnh đó, Trung Quốc ký hợp đồng đặt mua một số lượng lớn máy bay A 320. Tổng thống Pháp và Chủ tịch Trung Quốc cũng đồng thuận về một chương trình quan hệ đối tác công nghiệp nhằm cùng chế tạo trực thăng dân sự loại EC175. Theo dự kiến, chương trình này cho phép sản xuất khoảng 1000 trực thăng trong vòng 20 năm tới.
Nhiều thỏa thuận hợp tác được ký kết trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, chế biến nông phẩm, y tế, năng lượng tái tạo, xe hơi, vận tải, phát triển đô thị…
Ngày mai, ông Tập Cận Bình và phu nhân sẽ tới dự một buổi hòa nhạc tại lâu đài Versailles.
Tháng Tư năm ngoái, Tổng thống Pháp François Hollande là nguyên thủ Châu Âu đầu tiên được ông Tập Cận Bình đón tiếp tại Bắc Kinh, kể từ khi ông lên cầm quyền.
Về chuyến đi Châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông François Godement, chuyên gia về Trung Quốc và quan hệ quốc tế, nhận định :
« Tôi cho là Chủ tịch Trung Quốc tới thăm Châu Âu khá muộn, sau khi đã đi khắp nơi trên thế giới. Chủ tịch Trung Quốc dành trọn một tuần cho chuyến đi này.
Tại Châu Âu, ông đã được các nước chủ nhà đón tiếp nồng nhiệt. Ở Pháp, ông sẽ được tiếp tại khu lâu đài Versailles, như một số rất ít Tổng thống Mỹ trước đây. Có thể thấy rõ là người ta rất chú ý đến nghi lễ ngoại giao.
Ở Đức, chuyến đi chủ yếu tập trung vào hợp tác nhiều ngành nghề. Đức xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Trung Quốc hơn là Pháp, nhưng các quan hệ thương mại đó vẫn diễn ra ngoài khuôn khổ các hiệp định chính phủ. Chuyến đi này cũng là một động thái đối với Pháp.
Chủ tịch Trung Quốc đã không tới Anh vì những khó chịu sau việc Thủ tướng Anh tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn còn đó. Ta có thể quan sát thấy là Pháp tỏ ra rất kín kẽ trên chủ đề nhân quyền của Trung Quốc ».
Ngoài các hồ sơ quốc tế mà nguyên thủ hai bên thảo luận, đây cũng là dịp để Pháp tranh thủ thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, đôi khi bị hụt hơi. Paris hy vọng tái cân bằng quan hệ thương mại với Bắc Kinh vì năm ngoái, Pháp nhập siêu từ Trung Quốc tới 26 tỉ euro.
Tại Phủ Tổng thống Pháp, điện Elysée, hai bên sẽ ký kết nhiều hợp đồng kinh tế quan trọng như thỏa thuận về việc tập đoàn xe hơi Đông Phong Trung Quốc và Nhà nước Pháp tham vào vốn của tập đoàn xe hơi PSA Peugeot-Citroen.
Bên cạnh đó, Trung Quốc ký hợp đồng đặt mua một số lượng lớn máy bay A 320. Tổng thống Pháp và Chủ tịch Trung Quốc cũng đồng thuận về một chương trình quan hệ đối tác công nghiệp nhằm cùng chế tạo trực thăng dân sự loại EC175. Theo dự kiến, chương trình này cho phép sản xuất khoảng 1000 trực thăng trong vòng 20 năm tới.
Nhiều thỏa thuận hợp tác được ký kết trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, chế biến nông phẩm, y tế, năng lượng tái tạo, xe hơi, vận tải, phát triển đô thị…
Ngày mai, ông Tập Cận Bình và phu nhân sẽ tới dự một buổi hòa nhạc tại lâu đài Versailles.
Tháng Tư năm ngoái, Tổng thống Pháp François Hollande là nguyên thủ Châu Âu đầu tiên được ông Tập Cận Bình đón tiếp tại Bắc Kinh, kể từ khi ông lên cầm quyền.
Về chuyến đi Châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông François Godement, chuyên gia về Trung Quốc và quan hệ quốc tế, nhận định :
Tại Châu Âu, ông đã được các nước chủ nhà đón tiếp nồng nhiệt. Ở Pháp, ông sẽ được tiếp tại khu lâu đài Versailles, như một số rất ít Tổng thống Mỹ trước đây. Có thể thấy rõ là người ta rất chú ý đến nghi lễ ngoại giao.
Ở Đức, chuyến đi chủ yếu tập trung vào hợp tác nhiều ngành nghề. Đức xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Trung Quốc hơn là Pháp, nhưng các quan hệ thương mại đó vẫn diễn ra ngoài khuôn khổ các hiệp định chính phủ. Chuyến đi này cũng là một động thái đối với Pháp.
Chủ tịch Trung Quốc đã không tới Anh vì những khó chịu sau việc Thủ tướng Anh tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn còn đó. Ta có thể quan sát thấy là Pháp tỏ ra rất kín kẽ trên chủ đề nhân quyền của Trung Quốc ».
No comments:
Post a Comment