Trung Quốc thừa nhận nguy cơ phá sản
Thủ tướng Lý Khắc Cường trong cuộc họp báo ngày 13/03/2014.
REUTERS/Barry Huang
Ngày 13/03/2014, họp báo sau khi kết thúc kỳ họp thứ 2 của Quốc hội Trung Quốc khóa 12, thủ tướng Lý Khắc Cường đề ra những định hướng cho chính sách kinh tế trong năm 2014. Lần đầu tiên Bắc Kinh cảnh cáo nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Tuyên bố trên được đưa ra hơn một tuần lễ sau khi Chaori Solar, tập đoàn cung cấp trang thiết bị pin mặt trời nhìn nhận mất khả năng thanh toán. Nền kinh tế thứ hai của thế giới đang phát đi những tín hiệu xấu ?
Trung Quốc đang thực hiện điều đã cam kết : dành cho thị trường một vai trò quan trọng hơn trong các hoạt động kinh tế. Phát biểu nhân cuộc họp báo duy nhất được phát trực tiếp trên đài truyền hình trong năm, thủ tướng Lý Khắc Cường như chứng mình điều đó khi báo trước khả năng nhiều doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán và chính quyền sẽ không can thiệp để cứu vớt các công ty làm ăn thua lỗ đó.
Trong ấn bản đề ngày 14/03/2014 nhật báo tài chính Mỹ The Financial Times nêu lên câu hỏi phải chăng là Trung Quốc đứng trước thời điểm như Hoa Kỳ vào mùa thu năm 2008 khi chính phủ Mỹ quyết định « bỏ rơi » tập đoàn ngân hàng Lehman. Sự sụp đổ của định chế tài chính này là điểm khởi đầu dẫn tới một trận « đại hồng thủy trên thị trường tài chính thế giới ». Phải chăng tại Trung Quốc thời kỳ các tập đoàn và doanh nghiệp ỷ lại vào nhà nước để đi vay bừa bãi mà không hề sợ bị vỡ nợ đã đi qua ?
Trong khi đó bản thân các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đang bị bóng ma của các khoản nợ khó đòi ám ảnh. Thủ tướng họ Lý thừa nhận Trung Quốc « đặc biệt quan tâm đến những rủi ro tài chính và những mối đe dọa do nợ chồng chất ». Tính chung cả nợ của nhà nước và tư nhân Trung Quốc đã lên tới hơn 200 % GDP của nền kinh tế số 2 trên thế giới.
Nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc trong quý 4/2013 đã tăng thêm gần 5 tỷ đô la đặt ngưỡng cao nhất kể từ tháng 9/2008. Đây cũng là quý thứ 9 liên tiếp chỉ số này gia tăng. Trong khi đó công ty thẩm định tài chính Mỹ, Standard & Poor’s ghi nhận là « chất lượng » tín dụng Trung Quốc giảm đi trong năm nay. Vẫn theo thẩm định của Standard & Poor's các doanh nghiệp Trung Quốc đang ngồi trên một gối nợ 13.800 tỷ đô la Mỹ, tức là một khối nợ còn cao hơn cả so với nợ của Hoa Kỳ !
Từ Suntech đến Chaori Solar
Theo như nhận định của nhà báo Agnieszka Kumor đài RFI, vào lúc kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại các nhà lãnh đạo Bắc Kinh tỏ ra thực tế hơn, chủ yếu là để phòng hậu họa :
« Với việc tăng trưởng của Trung Quốc đang bị chậm lại thủ tướng Lý Khắc Cường không che giấu khả năng nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Tuyên bố nói trên diễn ra chỉ hơn một tuần lễ sau vụ tập đoàn cung cấp trang thiết bị chế tạo pin mặt trời Siêu Nhật Thái Dương- Chaori Solar- ở Thượng Hải thông báo vỡ nợ trái phiếu được phát hành cách nay 2 năm. Đây là lần đầu tiên một công ty của Trung Quốc mất khả năng thanh toán ngay trên sân nhà mà không một ngân hàng nhà nước nào hay chính quyền thành phố Thượng Hải can thiệp để cứu giúp. Trường hợp của Chaori Solar là một cột mốc quan trọng trong lịch sử kinh tế Trung Quốc : Trung Quốc nhanh chóng thúc đẩy tiến trình mở cửa kinh tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực mà tới nay vẫn do nhà nước độc quyền kiểm soát.
Bên cạnh đó Bắc Kinh còn đang nhắm tới một mục tiêu khác đó là giới hạn tầm hoạt động của hệ thống tài chính chợ đen. Chính hệ thống này là nguyên nhân đẩy nợ công của các chính quyền địa phương, và doanh nghiệp của nhà nước tăng vọt trong thời gian gần đây. Chỉ trong hai năm rưỡi vừa qua, tổng nợ công của các chính quyền địa phương trên toàn quốc đã tăng tổng cộng là 70 % ».
Tới nay, chính quyền Trung Quốc qua trung gian hệ thống ngân hàng do nhà nước kiểm soát, hay các chính quyền địa phương luôn can thiệp tránh để cho các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Thế nhưng vào đầu tháng3/2014, công ty chuyên cung cấp bản kính để tạo ra pin mặt trời Chaori Solar –Siêu Nhật Thái Dương- trụ sở tại Thượng Hải đã thú nhận mất khả năng huy động thêm vốn để thanh toán nợ cũ. Cụ thể là Chaori không thể trả đúng hạn 90 triệu nhân dân tệ - khoảng 14,6 triệu đô la- tiền lãi cho các chủ nợ.
Được thành lập cách nay hơn một chục năm Chaori đã phát triển rất nhanh theo mô hình vay thêm nợ mới để thanh toán nợ cũ.Tất cả đã diễn ra suông sẻ cho đến khi Trung Quốc bắt đầu bước vào gia đoạn tạm gọi là « vỡ bong bóng pin mặt trời ». Tức là số xí nghiệp lao vào khu vực năng lượng tái tạo này ngày càng nhiều, họ mạnh dạn đi vay để mở rộng khả năng sản xuất trong lúc nhu cầu trên thế giới và ở ngay chính thị trường Trung Quốc bắt đầu bão hòa.
Chaori là tập đoàn đầu tiên tại Trung Quốc bị vỡ nợ vì không bán được hàng mà không được nhà nước Trung Quốc ra lệnh cho các trung gian xóa nợ, như là điều mà Bắc Kinh đã làm để cứu quỹ đầu từ Trung Thành Tín – China Credit cách vào tháng 1/2014. Tuy nhiên trong ngành năng lượng tái tạo, trước Chaori cách nay đúng một năm, một trường hợp bị phá sản khác được nhắc tới nhiều là tập đoàn Suntech – Thượng Đức. Tháng 3/2013 Bắc Kinh cũng đã quyết định « không can thiệp vào chuyện nội bộ của Suntech vào lúc mà tập đoàn sản xuất pin mặt trời này không có khả năng thanh toán nợ đáo541 triệu đô la Mỹ cho 9 chủ nợ.
Khác với Chaori, Suntech là một trong những tập đoàn Trung Quốc hiếm hoi tham gia sàn chứng kháon New York. Việc bỏ rơi Suntech từng là một bài toán nan giải : ở cấp trung ương, Bắc Kinh hy sinh Suntech để chứng minh với Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ là Trung Quốc không áp dụng chính sách trợ giá ào lúc mà cả Washington lẫn Bruxelles đều đòi đánh thuế vào pin mặt trời của Trung Quốc bán vào thị trường Mỹ và châu Âu. Nói cách khác, Trung Quốc hy sinh một con cờ đề cứu vãn cả ngành năng lượng pin mặt trời của mình.
Thế nhưng ở cấp địa phương, thì việc Suntech bị phá sản là một liều thuốc đắng : Suntech nuôi sống một đội ngũ 20.000 nhân viên, làm việc trong các chi nhánh từ Vô Tích, Lạc Dương, Thanh Hải đến Thượng Hải. Nói cách khác, việc đóng cửa Suntech là một tai vạ khi biết rằng, chỉ riêng tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô có đến khoảng 10.000 nhân viên bị cho nghỉ việc.
Bài học nào từ trường hợp của Chaori ?
Câu hỏi đặt ra là vì sao không chỉ ở Trung Quốc mà ngay cả Âu, Mỹ cũng đang dồn mọi chý ý vào vụ Chaori phá sản ? Xét cho cùng Siêu Nhật Thái Dương là một doanh nghiệp tương đối nhỏ và vụ vỡ nợ của họ -chưa đầy 15 triệu đô la -không ảnh hưởng gì nhiều đến phần còn lại của nền kinh tế Trung Quốc.
Như đã nói : thứ nhất qua trường hợp của Chaori, Trung Quốc đang thực hiện cam kết « giảm bớt mức độ can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế ». Đây là tín hiệu Bắc Kinh gửi đến các tập đoàn và doanh nghiệp Trung Quốc rằng nhà nước sẽ không còn đứng ra bảo đảm một cách tự động cho tất cả những doanh nghiệp. Có vay, thì phải có trả. Trả không được nợ thì bị phá sản. Mục tiêu sau cùng là giới hạn bớt rủi ro nợ khó đòi. Tuy nhiên ai cũng biết rằng, Trung Quốc sẽ cứu xét từng trường hợp chứ không khi nào bỏ rơi hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Thứ hai là khi mà các doanh nghiệp phải « tự lập », khi mà khả năng vỡ nợ của không còn là « kịch bản không bao xảy tới » thì đương nhiên các chủ nợ đòi có nhiều bảo đảm hơn. Điều đó có nghĩa là về lâu dài, lãi suất ngân hàng sẽ tăng khi cấp vốn cho các doanh nghiệp. Đối với một nền kinh tế như của Trung Quốc khi tỷ lệ tăng trưởng đã rơi xuống mức thấp kỷ lục (7,5 % trong năm 2014) và đã luôn vận hành theo kiểu vay thêm vốn mới để thanh toán nợ cũ, thì liệu rằng các doanh nghiệp Trung Quốc có thể chống chọi với tình thế được bao lâu ? Đương nhiên là chính quyền Trung Quốc –từ trung ương đến địa phương sẽ không dám mạnh tay bỏ rơi các doanh nghiệp như những gì đã tuyên bố trong thời gian gần đây.
Chốt lại thì sẽ chỉ có những con cá bé, những hãng xưởng nhỏ, sẽ phải đóng cửa … Bởi đó là những « con vịt què » mà sự tồn tại hay không, chẳng tác động nhiều đến kinh tế chung của cả nước.
Kịch bản mà Bắc Kinh không muốn trông thấy xảy ra là trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang giảm tốc độ, sẽ có thêm nhiều công ty gặp khó khăn và không trả nước nợ đáo hạn. Đó cũng sẽ là nguyên nhân khiến trái phiếu phát hành của nhiều công ty Trung Quốc bị bán đổ bán tháo, tạo nên một làn sóng khủng hoảng tài chính.
Nhưng có lẽ điều đã khiến giới tài chính quốc tế chú ý hơn cả đến vụ vỡ nợ của Chaori do đây là tín hiệu mới về nguy cơ thị trường trái phiếu Trung Quốc bị đe dọa. Chaori chỉ là nạn nhân đầu tiên, báo trước nhiều vụ phá sản khác.
Chỉ riêng trong ngành năng lượng pin mặt trời, các doanh nghiệp Trung Quốc trong năm nay phải thanh toán các trái phiếu đáo hạn lên tới khoảng 8 tỷ đô la – một khoản nợ khá nhỏ nếu đem so sánh với nợ đã vay hoặc qua trung gian ngân hàng, hoặc dưới hình thức trái phiếu của các ngành như công nguyện luyện thép, ngành tàu thủy hay khai thác than đá … Vào năm 2008 tổng số nợ dưới dạng trái phiếu của 945 tập đoàn tham gia sàn chứng khoán Trung Quốc lên tới 1.820 tỷ nhân dân tệ. Đến năm 2014 khối lượng đó được nhân lên hơn gấp đôi, đạt tới hơn 4.700 tỷ. Cùng lúc, tỷ lệ nợ so với tài sản của các xí nghiệp ở Trung Quốc là hơn 90 %. Trong khi đó tỷ lệ này trung bình tại châu Á là ở vào khoảng 70 %.
Bên cạnh món nợ khổng lồ mà các ngân hàng Trung Quốc nắm giữ, đang quan ngại hơn là số tiền mà các quỹ tín dụng của Trung Quốc –trust- đã cho vay. Thứ nhất không ai biết một cách chính xác những quỹ này đang nắm bao nhiêu nợ của doanh nghiệp trong tay. Những khoản nợ đó có mức độ rủi ro lớn tới cỡ nào. Chỉ biết một cách tổng quát là 1/3 tín dụng các quỹ này đã cấp sẽ đáo hạn trong năm nay. Ngặt một nỗi là có khá nhiều các con nợ trong số ấy đang gặp khó khăn.
Thứ hai đây là những cơ quan tài chính đã cấp vốn cho các doanh nghiệp tư nhân khi mà những đơn vị này không thể đi vay của ngân hàng. Điều đó cũng có nghĩa là rủi ro bị quỵt nợ là tương đối cao. Lý do thứ ba là thể thức vận hành của bản thân các quý tín dụng « tranh tối tranh sáng này »hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc. Những quỹ đó có thể dế dàng huy động vốn, để rồi dùng khoản tiền đó cho vay trở lại với lãi suất cao hơn để kiếm lời. Theo một nghiên cứu của ngân hàng JP Morgan các quỹ tín dụng này vào năm 2012 đang làm chủ một khoản nợ lớn gần bằng 70 % GDP của cả nước Trung Quốc !
Trong ấn bản đề ngày 14/03/2014 nhật báo tài chính Mỹ The Financial Times nêu lên câu hỏi phải chăng là Trung Quốc đứng trước thời điểm như Hoa Kỳ vào mùa thu năm 2008 khi chính phủ Mỹ quyết định « bỏ rơi » tập đoàn ngân hàng Lehman. Sự sụp đổ của định chế tài chính này là điểm khởi đầu dẫn tới một trận « đại hồng thủy trên thị trường tài chính thế giới ». Phải chăng tại Trung Quốc thời kỳ các tập đoàn và doanh nghiệp ỷ lại vào nhà nước để đi vay bừa bãi mà không hề sợ bị vỡ nợ đã đi qua ?
Trong khi đó bản thân các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đang bị bóng ma của các khoản nợ khó đòi ám ảnh. Thủ tướng họ Lý thừa nhận Trung Quốc « đặc biệt quan tâm đến những rủi ro tài chính và những mối đe dọa do nợ chồng chất ». Tính chung cả nợ của nhà nước và tư nhân Trung Quốc đã lên tới hơn 200 % GDP của nền kinh tế số 2 trên thế giới.
Nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc trong quý 4/2013 đã tăng thêm gần 5 tỷ đô la đặt ngưỡng cao nhất kể từ tháng 9/2008. Đây cũng là quý thứ 9 liên tiếp chỉ số này gia tăng. Trong khi đó công ty thẩm định tài chính Mỹ, Standard & Poor’s ghi nhận là « chất lượng » tín dụng Trung Quốc giảm đi trong năm nay. Vẫn theo thẩm định của Standard & Poor's các doanh nghiệp Trung Quốc đang ngồi trên một gối nợ 13.800 tỷ đô la Mỹ, tức là một khối nợ còn cao hơn cả so với nợ của Hoa Kỳ !
|
Từ Suntech đến Chaori Solar
Theo như nhận định của nhà báo Agnieszka Kumor đài RFI, vào lúc kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại các nhà lãnh đạo Bắc Kinh tỏ ra thực tế hơn, chủ yếu là để phòng hậu họa :
« Với việc tăng trưởng của Trung Quốc đang bị chậm lại thủ tướng Lý Khắc Cường không che giấu khả năng nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Tuyên bố nói trên diễn ra chỉ hơn một tuần lễ sau vụ tập đoàn cung cấp trang thiết bị chế tạo pin mặt trời Siêu Nhật Thái Dương- Chaori Solar- ở Thượng Hải thông báo vỡ nợ trái phiếu được phát hành cách nay 2 năm. Đây là lần đầu tiên một công ty của Trung Quốc mất khả năng thanh toán ngay trên sân nhà mà không một ngân hàng nhà nước nào hay chính quyền thành phố Thượng Hải can thiệp để cứu giúp. Trường hợp của Chaori Solar là một cột mốc quan trọng trong lịch sử kinh tế Trung Quốc : Trung Quốc nhanh chóng thúc đẩy tiến trình mở cửa kinh tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực mà tới nay vẫn do nhà nước độc quyền kiểm soát.
Bên cạnh đó Bắc Kinh còn đang nhắm tới một mục tiêu khác đó là giới hạn tầm hoạt động của hệ thống tài chính chợ đen. Chính hệ thống này là nguyên nhân đẩy nợ công của các chính quyền địa phương, và doanh nghiệp của nhà nước tăng vọt trong thời gian gần đây. Chỉ trong hai năm rưỡi vừa qua, tổng nợ công của các chính quyền địa phương trên toàn quốc đã tăng tổng cộng là 70 % ».
Tới nay, chính quyền Trung Quốc qua trung gian hệ thống ngân hàng do nhà nước kiểm soát, hay các chính quyền địa phương luôn can thiệp tránh để cho các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Thế nhưng vào đầu tháng3/2014, công ty chuyên cung cấp bản kính để tạo ra pin mặt trời Chaori Solar –Siêu Nhật Thái Dương- trụ sở tại Thượng Hải đã thú nhận mất khả năng huy động thêm vốn để thanh toán nợ cũ. Cụ thể là Chaori không thể trả đúng hạn 90 triệu nhân dân tệ - khoảng 14,6 triệu đô la- tiền lãi cho các chủ nợ.
Được thành lập cách nay hơn một chục năm Chaori đã phát triển rất nhanh theo mô hình vay thêm nợ mới để thanh toán nợ cũ.Tất cả đã diễn ra suông sẻ cho đến khi Trung Quốc bắt đầu bước vào gia đoạn tạm gọi là « vỡ bong bóng pin mặt trời ». Tức là số xí nghiệp lao vào khu vực năng lượng tái tạo này ngày càng nhiều, họ mạnh dạn đi vay để mở rộng khả năng sản xuất trong lúc nhu cầu trên thế giới và ở ngay chính thị trường Trung Quốc bắt đầu bão hòa.
Chaori là tập đoàn đầu tiên tại Trung Quốc bị vỡ nợ vì không bán được hàng mà không được nhà nước Trung Quốc ra lệnh cho các trung gian xóa nợ, như là điều mà Bắc Kinh đã làm để cứu quỹ đầu từ Trung Thành Tín – China Credit cách vào tháng 1/2014. Tuy nhiên trong ngành năng lượng tái tạo, trước Chaori cách nay đúng một năm, một trường hợp bị phá sản khác được nhắc tới nhiều là tập đoàn Suntech – Thượng Đức. Tháng 3/2013 Bắc Kinh cũng đã quyết định « không can thiệp vào chuyện nội bộ của Suntech vào lúc mà tập đoàn sản xuất pin mặt trời này không có khả năng thanh toán nợ đáo541 triệu đô la Mỹ cho 9 chủ nợ.
Khác với Chaori, Suntech là một trong những tập đoàn Trung Quốc hiếm hoi tham gia sàn chứng kháon New York. Việc bỏ rơi Suntech từng là một bài toán nan giải : ở cấp trung ương, Bắc Kinh hy sinh Suntech để chứng minh với Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ là Trung Quốc không áp dụng chính sách trợ giá ào lúc mà cả Washington lẫn Bruxelles đều đòi đánh thuế vào pin mặt trời của Trung Quốc bán vào thị trường Mỹ và châu Âu. Nói cách khác, Trung Quốc hy sinh một con cờ đề cứu vãn cả ngành năng lượng pin mặt trời của mình.
Thế nhưng ở cấp địa phương, thì việc Suntech bị phá sản là một liều thuốc đắng : Suntech nuôi sống một đội ngũ 20.000 nhân viên, làm việc trong các chi nhánh từ Vô Tích, Lạc Dương, Thanh Hải đến Thượng Hải. Nói cách khác, việc đóng cửa Suntech là một tai vạ khi biết rằng, chỉ riêng tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô có đến khoảng 10.000 nhân viên bị cho nghỉ việc.
Bài học nào từ trường hợp của Chaori ?
Câu hỏi đặt ra là vì sao không chỉ ở Trung Quốc mà ngay cả Âu, Mỹ cũng đang dồn mọi chý ý vào vụ Chaori phá sản ? Xét cho cùng Siêu Nhật Thái Dương là một doanh nghiệp tương đối nhỏ và vụ vỡ nợ của họ -chưa đầy 15 triệu đô la -không ảnh hưởng gì nhiều đến phần còn lại của nền kinh tế Trung Quốc.
Như đã nói : thứ nhất qua trường hợp của Chaori, Trung Quốc đang thực hiện cam kết « giảm bớt mức độ can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế ». Đây là tín hiệu Bắc Kinh gửi đến các tập đoàn và doanh nghiệp Trung Quốc rằng nhà nước sẽ không còn đứng ra bảo đảm một cách tự động cho tất cả những doanh nghiệp. Có vay, thì phải có trả. Trả không được nợ thì bị phá sản. Mục tiêu sau cùng là giới hạn bớt rủi ro nợ khó đòi. Tuy nhiên ai cũng biết rằng, Trung Quốc sẽ cứu xét từng trường hợp chứ không khi nào bỏ rơi hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Thứ hai là khi mà các doanh nghiệp phải « tự lập », khi mà khả năng vỡ nợ của không còn là « kịch bản không bao xảy tới » thì đương nhiên các chủ nợ đòi có nhiều bảo đảm hơn. Điều đó có nghĩa là về lâu dài, lãi suất ngân hàng sẽ tăng khi cấp vốn cho các doanh nghiệp. Đối với một nền kinh tế như của Trung Quốc khi tỷ lệ tăng trưởng đã rơi xuống mức thấp kỷ lục (7,5 % trong năm 2014) và đã luôn vận hành theo kiểu vay thêm vốn mới để thanh toán nợ cũ, thì liệu rằng các doanh nghiệp Trung Quốc có thể chống chọi với tình thế được bao lâu ? Đương nhiên là chính quyền Trung Quốc –từ trung ương đến địa phương sẽ không dám mạnh tay bỏ rơi các doanh nghiệp như những gì đã tuyên bố trong thời gian gần đây.
Chốt lại thì sẽ chỉ có những con cá bé, những hãng xưởng nhỏ, sẽ phải đóng cửa … Bởi đó là những « con vịt què » mà sự tồn tại hay không, chẳng tác động nhiều đến kinh tế chung của cả nước.
Kịch bản mà Bắc Kinh không muốn trông thấy xảy ra là trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang giảm tốc độ, sẽ có thêm nhiều công ty gặp khó khăn và không trả nước nợ đáo hạn. Đó cũng sẽ là nguyên nhân khiến trái phiếu phát hành của nhiều công ty Trung Quốc bị bán đổ bán tháo, tạo nên một làn sóng khủng hoảng tài chính.
Nhưng có lẽ điều đã khiến giới tài chính quốc tế chú ý hơn cả đến vụ vỡ nợ của Chaori do đây là tín hiệu mới về nguy cơ thị trường trái phiếu Trung Quốc bị đe dọa. Chaori chỉ là nạn nhân đầu tiên, báo trước nhiều vụ phá sản khác.
Chỉ riêng trong ngành năng lượng pin mặt trời, các doanh nghiệp Trung Quốc trong năm nay phải thanh toán các trái phiếu đáo hạn lên tới khoảng 8 tỷ đô la – một khoản nợ khá nhỏ nếu đem so sánh với nợ đã vay hoặc qua trung gian ngân hàng, hoặc dưới hình thức trái phiếu của các ngành như công nguyện luyện thép, ngành tàu thủy hay khai thác than đá … Vào năm 2008 tổng số nợ dưới dạng trái phiếu của 945 tập đoàn tham gia sàn chứng khoán Trung Quốc lên tới 1.820 tỷ nhân dân tệ. Đến năm 2014 khối lượng đó được nhân lên hơn gấp đôi, đạt tới hơn 4.700 tỷ. Cùng lúc, tỷ lệ nợ so với tài sản của các xí nghiệp ở Trung Quốc là hơn 90 %. Trong khi đó tỷ lệ này trung bình tại châu Á là ở vào khoảng 70 %.
Bên cạnh món nợ khổng lồ mà các ngân hàng Trung Quốc nắm giữ, đang quan ngại hơn là số tiền mà các quỹ tín dụng của Trung Quốc –trust- đã cho vay. Thứ nhất không ai biết một cách chính xác những quỹ này đang nắm bao nhiêu nợ của doanh nghiệp trong tay. Những khoản nợ đó có mức độ rủi ro lớn tới cỡ nào. Chỉ biết một cách tổng quát là 1/3 tín dụng các quỹ này đã cấp sẽ đáo hạn trong năm nay. Ngặt một nỗi là có khá nhiều các con nợ trong số ấy đang gặp khó khăn.
Thứ hai đây là những cơ quan tài chính đã cấp vốn cho các doanh nghiệp tư nhân khi mà những đơn vị này không thể đi vay của ngân hàng. Điều đó cũng có nghĩa là rủi ro bị quỵt nợ là tương đối cao. Lý do thứ ba là thể thức vận hành của bản thân các quý tín dụng « tranh tối tranh sáng này »hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc. Những quỹ đó có thể dế dàng huy động vốn, để rồi dùng khoản tiền đó cho vay trở lại với lãi suất cao hơn để kiếm lời. Theo một nghiên cứu của ngân hàng JP Morgan các quỹ tín dụng này vào năm 2012 đang làm chủ một khoản nợ lớn gần bằng 70 % GDP của cả nước Trung Quốc !
No comments:
Post a Comment