Wednesday, March 19, 2014

Hoàng Sa, Trường Sa: pháp lý và chính trị

Hoàng Sa, Trường Sa: pháp lý và chính trị

TS. Dương Danh Huy
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Trong một bài trên BBC[1], TS Trần Công Trục phản biện ý kiến Việt Nam cần chính thức tuyên bố hủy bỏ công hàm do cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958. Mặc dù trong một bài khác trên BBC[2] tôi có cùng kết luận với TS Trần Công Trục, tôi cho rằng một số lập luận khác của TS Trần Công Trục là chưa đủ để biện luận cho chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước Tòa hay dư luận luật học.
Thủ tướng VNDCCH có thẩm quyền không?

10/02/2014

Chứng lý về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


Đào Văn Tùng
Ngoài chứng cứ pháp lý mang tính lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời Pháp thuộc, theo tôi, Việt Nam phải bám những chứng lý sau đây để bảo vệ và thu hồi đảo:
1/- Sau hiệp định Genève 1954, VN thật sự chia thành 2 nước, đều được quốc tế công nhận: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở miền Nam.
2/- Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc VNCH quản lý – VNDCCH không có quyền. Vì vậy, công hàm 1958 của Thủ tướng VNDCCH Phạm văn Đồng không có giá trị về mặt pháp lý.

26/01/2014

Nghịch tử


Đức Thành
Trong một gia đình chúng ta có những thành viên ngã xuống để bảo vệ tài sản hoặc ngăn chặn những kẻ cướp đến cướp bóc hay gây hấn, lấn chiếm đất đai hoặc giết người, cướp của nhà mình, đến ngày kỵ (giỗ) hàng năm của họ mà mọi thành viên trong gia đình không có động thái nào để tưởng nhớ thì liệu chúng ta có xứng đáng còn là con người nữa hay không?
Nghiêm trọng hơn, vì lý do “đại cục” mà người đang được coi là có vai trò chủ đạo trong gia đình ấy kiên quyết không cho các thành viên trong gia đình của mình tưởng nhớ đến những thành viên đã ngã xuống để bảo vệ tài sản, công sức, hạnh phúc cho gia đình. Người tự coi là chủ gia đình ấy đã chỉ đạo tuyệt đối cấm, không được nhắc nhở, tưởng nhớ đến cái ngày mà kẻ lân bang láng giềng ấy ỷ thế lấy thịt đè người thực hiện hành vi cướp bóc, giết người chiếm đất nhà mình chỉ vì đã chót công nhận thằng láng giềng đểu cáng ấy là “bạn vàng”, “đồng chí tốt”.

23/01/2014

Tâm thư gửi ông Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa


Kính gửi: Ông Đặng Công Ngữ
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng.
Trước hết xin được giới thiệu với ông, tôi là công dân Đà Nẵng – “thành phố đáng sống” theo cách nói của Chính quyền thành phố – ở tại con hẻm nhỏ đường Thái Phiên, gần trụ sở UBND huyện Hoàng Sa.
Phải nói rằng trong năm 2013, tôi cũng như nhiều người ở Đà Nẵng rất quý trọng những công việc của UBND huyện Hoàng Sa cũng như những lời phát biểu của ông trên các phương tiện thông tin, nhất là trên đài DRT (Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng) về chủ quyền không thể chối cãi tại quần đảo Hoàng Sa mà ông được Nhà nước giao trọng trách là người đứng đầu.

22/01/2014

Tiếp nối cuộc tưởng niệm các anh hùng đã ngã xuống vì Hoàng Sa – đôi điều ngẫm nghĩ …


André Menras Hồ Cương Quyết
Phạm Toàn dịch
Những sự kiện xảy ra ở Việt Nam cho thấy rằng cuộc đời thì đang nhúc nhích, rằng trái đất thì đang quay, mặc cho có những kẻ muốn ngẳn cản những chuyện đó vì bọn họ sợ bị chóng mặt.
Cuộc tưởng niệm những người anh hùng Việt Nam đã nằm xuống nơi chiến trường để bảo vệ đất đai và biển khơi của nước nhà chống quân xâm lược Tàu năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa là một cuộc gặp mặt quan trọng đối với người Việt sống trong nước và các đồng bào Việt sống tản mát khắp bốn phương. Sau 40 năm chiếm đóng của bọn giết người vi phạm điều sơ đẳng nhất của luật pháp quốc tế, chúng ta đã có thể điểm lại vài điều căn bản nhân dịp lễ tưởng niệm này và lễ tưởng niệm sắp tổ chức vào ngày 17 tháng Hai tới đây.

21/01/2014

Một viên đá bị cắt, những tiếng loa, và mấy cái đầu rỗng


Phạm Toàn
Ghi chép Chủ nhật 19-1-2014
Cuộc gặp gỡ sáng hôm nay, chủ nhật 19 tháng 1 năm 2014, để tưởng niệm 74 chiến sĩ liệt sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, đã diễn ra thật là … vui, vui đến tức cười. Mới đầu, thấy mình cười cợt, cũng chợt nghĩ thật là thất thố trước anh linh những người đã hy sinh mạng sống cho đất nước. Sau rồi nghĩ lại, thì thấy nếu các anh hùng được chứng kiến cảnh nhà cầm quyền phô trương những cái đầu rỗng của họ qua năng lực tổ chức những tiếng loa và tiếng máy khoan … cắt chơi vào một hòn đá, cốt phá phách cuộc tưởng niệm, có lẽ các anh cũng phải … cười theo luôn.
Tôi xin kể thong thả, lần lượt, thấy đâu kể đó, nhớ gì kể nấy, kể hầu các bạn vắng mặt, và kể như một lời tôi đang khấn vong linh các anh, cả 74 anh ở trận Hoàng Sa lẫn 64 anh ở trận Gạc Ma – những người anh em bà con ruột rà chung của mỗi người dân Việt còn có liêm sỉ.

Người Việt ở Nhật xuống đường nhân 40 năm “hải chiến Hoàng Sa”


(NCTG) Người Việt Nam ở Nhật cũng biểu tình tuần hành và gửi văn bản phản đối chính quyền Trung Quốc vì sự cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, diễn ra cách đây tròn bốn thập niên.
clip_image001

Muechen - Đức tổ chức tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa


Người Buôn Gió
Ngày 18 tháng 1 năm 2014. Cộng đồng Việt Kiều ở Muechen đã tổ chức một chương trình ca nhạc tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa. Những đóng góp của kiều bào trong chương trình ca nhạc này sẽ được gửi đến gia đình hai bạn trẻ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.
Chương trình ca nhạc tưởng niệm diễn ra vào lúc 16 giờ 30. Cũng trưa và chiều hôm đó tại Muechen đã diễn ra một cuộc biểu tình phản đối hành vi xâm lược biển đảo Việt Nam của Trung Quốc. Vì khái niệm bắn giết, cướp đảo, xây dựng cơ sở hành chính, khai thác tài nguyên của Trung Quốc được phía chính quyền Việt Nam diễn giải là ''tranh chấp chủ quyền'' hoặc ''hiểu lầm giữa hai bên'' chứ không phải là xâm lược cho nên phía lãnh sự quán Việt Nam không có người tham dự những cuộc biểu tình như thế này.

Saigon phải tưởng niệm Hoàng Sa trong lặng lẽ: Chính quyền lúng túng trước Trung Quốc?


Thụy My
clip_image001
Buổi lễ đơn sơ tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa - Trường Sa tại Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình, Saigon ngày 18/01/2014. diendanxahoidansu

Từ Hoàng Sa nghĩ về tính toán của Trung Quốc

Lê Vĩnh Trương
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
clip_image001
Vào ngày 19/1/1974, Trung Quốc tiến hành cuộc chiến xâm lược quần đảo Hoàng Sa.

20/01/2014

Một buổi sáng giàu kịch tính tại vườn hoa Lý Thái Tổ

Nguyễn Huệ Chi
Đọc những lời “có cánh” của ông Dương Danh Dy trên BBC người ta cảm thấy có quyền hy vọng rằng năm nay buổi lễ tưởng niệm chẵn 40 năm Hoàng Sa mất về tay cướp biển Trung Cộng chắc phải có cái gì khác. Sao lại không nhỉ, dầu không nói ra thì như thông lệ, ai mà chẳng biết Nhà nước đã bật “đèn xanh” cho các báo được đề cập đến câu chuyện Hoàng Sa. Mà gì chứ động đến những điều đã từng ứa máu trong trái tim mỗi người về quyền bảo vệ độc lập thiêng liêng của Tổ quốc thì phải biết, nói bao nhiêu và trong bao nhiêu ngày cho vơi cạn được! Bài vở phong phú mấy đi nữa cũng không thể nào gọi là vừa. Vì thế mới có hiện tượng các tờ báo đã rộ lên đưa tin, viết bài, khiến một người từng trải như ông Dương Danh Dy không khỏi khấp khởi trong bụng. Chúng tôi đều trong tâm trạng đó. Rồi lại có lá thư tha thiết của ông Nguyễn Khắc Mai gửi đến các vị lãnh đạo đất nước, mong một lễ tưởng niệm được diễn ra suôn sẻ và đầy xúc động trong sự “đồng thuận” giữa hai bên, dân chúng và nhà cầm quyền. Ai có lòng với dân với nước mà không mong như thế, không tưởng tượng trước trong đầu mình một hình ảnh “mỹ mãn” như thế. Một lễ tưởng niệm thật trang nghiêm, lại có sự góp mặt của ít ra cũng một vị lãnh đạo ở cấp nào đó, thôi thì không phải tối cao đi nữa ít ra cũng là đại biểu cho Hà Nội chẳng hạn, sẽ giải tỏa đi biết bao điều gây nên hố ngăn cách ngày càng sâu từ mấy chục năm qua, và là cơ hội ngàn vàng để thực hiện cái điều mà Hà Nội từng tuyên ngôn cao giọng cũng đã suốt mấy chục năm, kể từ đầu thập niên cuối thế kỷ XX cho đến tận hôm nay, nhưng vẫn chỉ là chuyện “bọt mép”: chuyện hòa giải hòa hợp giữa những lực lượng khác chính kiến với nhau do cuộc chiến bi thảm gây nên song chưa có cơ hội hàn gắn, trái lại càng thêm nứt rạn bởi những chính sách tệ hại mà “bên thắng cuộc” đã độc đoán thi hành.

Lễ tưởng niệm 40 Năm Hải chiến Hoàng Sa & Biểu tình trước LSQ Trung Quốc, 18.01.2014 tại Hamburg-CHLB Đức

Gocomay
clip_image001

Một số video về ngày kỷ niệm mất Hoàng Sa

(BVN tổng hợp)
(1) Phỏng vấn Phó Đề đốc Phạm Văn Kỳ Thoại http://www.youtube.com/watch?v=jvdDI0iA_eA&desktop_uri=%2Fwatch%3Fv%3DjvdDI0iA_eA&app=desktop

Những bài thơ sớm nhất về sự kiện mất Hoàng Sa năm 1974

Linh Đàn
Những ngày gần giáp Tết Giáp Dần 1974, Được tin Hoàng Sa bị hải quân Tàu chiếm mất, Hải quân Sài Gòn hồi bấy giờ đánh một trận quyết liệt, nhưng quá đơn cô, không có sự chi viện, nên đành thất thủ. Miền Nam thời đó 3/4 đất đai thuộc về quân Giải phóng chiếm đóng, thế mà không ai nói gì về lãnh thổ biên cương thuộc về Quốc gia hay Cộng sản, nhưng khi nghe Hoàng Sa bị Giặc Tàu chiếm mất, cả Miền Nam đổ lệ, tôi mới thấy hết nỗi lòng yêu nước trong lòng người dân Nước Việt. Trên chuyến xe đò từ Đà Lạt về Saigon, tôi thấy nhiều người cầm tờ báo đọc mà nước mắt rơm rớm, nghẹn ngào... làm cõi lòng tôi se sắt, bâng khuâng... Rồi từ đó, một bài thơ về hải đảo được ra đời :

19/01/2014

Sài Gòn tưởng nhớ Hoàng Sa

PV Bauxite Việt Nam
Bốn mươi năm qua cứ đến ngày 19.1, ngày giặc Tàu chiếm Hoàng Sa của tổ tiên ta, trong trái tim mọi người Việt Nam lại thầm thì, tha thiết gọi tên Hoàng Sa! Hoàng Sa!
Năm nay tiếng Hoàng Sa không phải chỉ là tiếng thầm thì, tha thiết trong tim mà đã vang lên thành tiếng gọi vang vọng trong không gian, vang vọng trong thời gian, vang vọng từ thế hệ trước sang thế hệ sau, vang vọng ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam, vang vọng ở mọi nơi có người Việt sinh sống trên thế giới.
Chiều 18.1.2014, khoảng 100 người Sài Gòn gọi nhau đến Phòng họp Phạm Tiên Long, 43 đường Nguyễn Thông, quận Ba, để được cùng nhau nhắc đến Hoàng Sa, để nghe tiếng Hoàng Sa từ trong lồng ngực vang trong không gian, để tưởng nhớ những dòng máu Việt Nam đã hòa trong nước biển Hoàng Sa. Tại đây, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức thánh lễ tưởng niệm, tri ân và cầu nguyện cho tất cả đồng bào và chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988), dưới sự Chủ tế của Linh mục Nguyễn Trọng Viễn.

Và rồi hôm nay cánh cửa đã hé mở



Tương Lai
Thưa qu‎í vị,
Cách đây 3 năm, tại đây, ngày 27.7.2011, chúng tôi đã có dịp được bày tỏ đôi điều suy tư: “Chúng ta cảm động khi thấy tên của những người anh hùng trong các trận quyết tử để bảo vệ Hoàng Sa của năm 1974 và Trường Sa của năm 1988 được những thanh niên yêu nước giương cao trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngay tại Hồ Hoàn Kiếm, trái tim của Thủ đô ngày 24.7.2011 vừa qua. Tấm gương hy sinh của thế hệ đi trước đang tiếp sức cho thế hệ hôm nay tỉnh táo và hiên ngang thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, không đang tâm ngồi nhìn bọn cướp nước đang trăm mưu nghìn kế thực hiện chính sách thâm hiểm của chúng”.
Hôm ấy, chỉ duy nhất bà quả phụ của thiếu tá Ngụy Văn Thà lần đầu tiên có mặt để nhận lời tri ân của chúng ta. Bà Huỳnh Thị Sinh nói: “Lúc đó năm 2011 mới được nhắc nhở đến, và từ đó đến nay luôn được nhắc nhở đến Hoàng Sa - Trường Sa. Người ta nói ông Thà là một anh hùng đánh nhau với một cường quốc”. Và rồi cách đây mấy hôm, tại trụ sở của Viện SENA ở 35 Điện Biên Phủ quận Ba Đình, bà đã gặp gỡ các nhân sĩ trí thức Hà Nội để được nói răng: “Tôi đau buồn nhưng hãnh diện”, và bà đã cám ơn về “một nghĩa cử đúng đắn, cao cả. Nó có đủ vẻ đẹp của lòng người”. Mới bốn ngày trước đây, ông Đỗ Văn Thọ, cựu hạ sĩ quan điện tử trên khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư đã dõng dạc bộc bạch nỗi lòng của một người lính từng chiến đấu chống lại những tàu chiến Trung Quốc bắn chìm chiến hạm của ta “…Tôi vẫn còn ân hận lắm đấy. Tôi giờ sức khoẻ còn dồi dào lắm, nếu phải ra đi để tái chiếm lại [Hoàng Sa] thì tôi cũng sẵn sàng ra đi thôi….

Một trăm ngàn tiếng nói cho Hoàng Sa



Dương Danh Huy
Ngày 11/1/2014 Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông và tổ chức Biển Đông Tại Pháp công bố lời kêu gọi ký tên vào một bức thư gửi Liên Hiệp Quốc về tranh chấp Hoàng Sa. Bức thư nhắc về việc Trung Quốc chiếm thêm nhóm đảo phía Tây, tức là nhóm Lưỡi Liềm, của quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1 cách đây 40 năm. Bức thư cũng nhắc về khía cạnh pháp lý của vấn đề: về lập luận của Việt Nam về chủ quyền, và về việc luật quốc tế không cho phép thụ đắc chủ quyền bằng bạo lực. Cuối cùng bức thư kêu gọi giải quyết tranh chấp tại Tòa án Công lý Quốc tế.
Chữ ký được thu tập trên mạng tại hoangsatruongsa.net và bức thư cùng danh sách chữ ký sẽ được gửi đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hiệp Quốc, Uỷ ban 1 của Liên Hiệp Quốc (Giải trừ Quân bị và An ninh Quốc tế) và Tòa án Công lý Quốc tế.

Nên truy tặng liệt sĩ cho các chiến sĩ hy sinh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974


Thái Bình
Gần đến ngày kỷ niệm 40 năm ngày Trung cộng dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam do quân đội Việt Nam cộng hòa (VNCH) quản lý.
Có rất nhiều việc cần phải làm như tổ chức kỷ niệm, tuyên truyền cho dân biết hành động xâm lược bất hợp pháp của Trung Quốc cách nay 40 năm, đưa vào sách giáo khoa để giáo dục thế hệ trẻ về sự kiện mất Hoàng Sa. Nhưng quan trọng và thiết thực cần làm ngay là công nhận liệt sĩ cho 74 chiến sĩ VNCH đã hy sinh anh dũng bảo vệ Hoàng Sa họ là công dân Việt Nam yêu nước đáng được vinh danh.
Chính quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCHVN) có thể đang phân vân khi gọi chính quyền VNCH là ngụy và tay sai Mỹ, nên không thể công nhận sự hy sinh của quân đội ngụy dù là bảo vệ biển đảo tổ quốc Việt Nam là liệt sĩ.

Nhắn nhủ từ Hoàng Sa: Dân tộc – Quốc gia là tối thượng!


Nay là lúc chúng ta nên tự vấn lương tâm đã làm gì để “đưa Hoàng Sa gần với đất liền”, để trở thành “công dân danh dự của Hoàng Sa”. Cả ba lần Trung Quốc đem quân thôn tính Hoàng Sa vào các năm 1909, 1956 và 1974 đều trùng vào thời điểm Việt Nam đối mặt với chiến tranh và chia cắt. ASEAN, Mỹ, Nhật và nhiều nước khác hiểu rất rõ, Trung Quốc không chỉ bắt nạt một mình Việt Nam.
Trận hải chiến bi hùng xẩy ra cách đây 40 năm nhắn nhủ chúng ta điều gì, nhìn từ hôm nay? Có thể có ba thông điệp. Thông điệp đầu tiên, đó là lợi ích của quốc gia – dân tộc bao giờ cũng là tối thượng! Một khi biết đặt chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc lên trên hết, mọi trở ngại khác đều có thể tìm ra phương hướng giải quyết. Thông điệp thứ hai, lợi ích quốc gia, quyền lợi dân tộc không phải là điều gì trừu tượng, ngược lại nó mang nội dung rất cụ thể và sát sườn đối với mọi người Việt yêu nước. Lợi ích này còn gắn bó chặt chẽ với lợi ích của khu vực và quốc tế. Thông điệp thứ ba, 40 năm trôi qua, nay là lúc mỗi chúng ta, nên tự vấn lương tâm, đã làm gì để “đưa Hoàng Sa gần với đất liền”, để trở thành “công dân danh dự của Hoàng Sa”, làm gì để giành lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa?

Lịch sử rất công bằng


Lê Phú Khải
Ngụy Văn Thà ơi
Lịch sử rất công bằng
Năm 2011 ở Thủ đô
Những người yêu nước đi biểu tình
Đã giương cao biểu ngữ viết tên anh
Ngụy Văn Thà hy sinh ở Hoàng Sa năm bảy bốn

No comments:

Post a Comment