Wednesday, March 19, 2014

Tưởng niệm trận Gạc Ma

Bị công an thẩm vấn vì tưởng niệm trận Gạc Ma

Gia Minh, RFA
clip_image002
Ngày 14/3/2013, người dân biểu tình tưởng niệm ngày TQ thảm sát 64 chiến sĩ đảo Gạc Ma hôm 14/3/1988. Courtesy of huynhngocchenhblog

15/03/2014

Thật là khó để làm điều gì đó có lợi cho đất nước

Nguyễn Văn Thạnh
clip_image002Karl Marx – vị thánh tổ cúa người Cộng sản viết: "chỉ có loài cầm thú mới quay lại nỗi đau của đồng loại mà chăm sóc cho bộ lông của mình". Từ khi đọc được câu này ở đâu đó, tôi ngẫm nghĩ về nó rất nhiều.
Mỗi khi đến bệnh viện, nhận những giọt máu hiến tặng của người xa lạ, tôi lại suy nghĩ đến nó.
Ban đầu, tôi cũng chỉ muốn đóng góp cho quê hương đất nước theo khả năng của mình: viết lách. Rồi dòng đời cuốn tôi đi (http://www.danchimviet.info/archives/72856/nhat-ky-lam-viec-voi-pa61-an-ninh-tp-da-nang/2013/02 ) đi mãi, đi mãi từ trốn chạy trong những lần chuyển nhà (http://huynhngocchenh.blogspot.com/2013/12/khong-chon-nuong-than.html ) đến sưng cả mặt mày (http://www.thanhblog.org/2014/02/video.html ).
Đó là một phần của câu chuyện.
Như các bạn biết, tôi có một ý tưởng, muốn cổ xúy cho chủ quyền biển đảo của đất nước: ý tưởng công trình gây quỹ Hoàng Sa – Trường Sa (http://quyhoangsatruongsa.org/ ). Việc quảng bá nó cho cộng đồng biết cũng hết sức gian nan, từ bị làm khó đến bị tịch thu số áo pull in lolgo ý tưởng (http://danluan.org/tin-tuc/20130925/nguyen-van-thanh-quan-diem-ky-la-ve-luat-phap-cua-phong-van-hoa-thong-tin-quan-lien ).

08/03/2014

Tôn Vinh Chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Trận Gạc Ma 14-3-1988

Nguyễn Khắc Mai
GĐ Trung Tâm Minh Triết, Thường trực Ban Điều hành Chương Trình Minh Triết Làm Chủ Biển Đông
I- Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã diễn ra cuộc chiến bi hùng giữa một lực lượng nhỏ, chỉ có ba tàu vận tải với chủ yếu là công binh để bảo vệ đảo Gạc Ma, bãi đá Cô Lin và bài đá Len Đao đối địch với hơn 40 tàu chiến trang bị cả tên lửa và pháo lớn hàng 100 mm của quân xâm lược Trung quốc.
Quân ta đã anh dũng chiến đấu, cũng đã gây cho phía Trung quốc thiệt hại và thương vong. Lực mỏng, tàu không phải chiến hạm, vũ khí chỉ là thứ cầm tay, nhưng tinh thần quyết tử của chiến sĩ ta thật oai hùng.
Những gương hy sinh cao cả của thuyền trưởng Vũ Phi Từ, Lữ phó Trần Đức Thông, của Thiếu úy Trần văn Phương, trước khi ngã xuống còn hô vang ”Thà hy sinh không chịu mất đảo, hãy để máu mình tô thắm truyền thống Hải quân Việt Nam”... và của 61 liệt sĩ Hải quân Việt Nam anh hùng trong trận Gạc Ma, cũng như hành động dũng cảm chiến đấu, mưu trí chống lại quân Trung quốc xâm lược của các chiến sĩ bảo vệ Gac Ma, Cô Lin, Len Đao thuở ấy đã để lại mãi mãi trong lòng các thế hệ người Việt lòng nhớ thương, kính phục và biết ơn.

11/02/2014

Hoàng Sa, Trường Sa: pháp lý và chính trị

TS. Dương Danh Huy
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Trong một bài trên BBC[1], TS Trần Công Trục phản biện ý kiến Việt Nam cần chính thức tuyên bố hủy bỏ công hàm do cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958. Mặc dù trong một bài khác trên BBC[2] tôi có cùng kết luận với TS Trần Công Trục, tôi cho rằng một số lập luận khác của TS Trần Công Trục là chưa đủ để biện luận cho chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước Tòa hay dư luận luật học.
Thủ tướng VNDCCH có thẩm quyền không?

10/02/2014

Chứng lý về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


Đào Văn Tùng
Ngoài chứng cứ pháp lý mang tính lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời Pháp thuộc, theo tôi, Việt Nam phải bám những chứng lý sau đây để bảo vệ và thu hồi đảo:
1/- Sau hiệp định Genève 1954, VN thật sự chia thành 2 nước, đều được quốc tế công nhận: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở miền Nam.
2/- Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc VNCH quản lý – VNDCCH không có quyền. Vì vậy, công hàm 1958 của Thủ tướng VNDCCH Phạm văn Đồng không có giá trị về mặt pháp lý.

26/12/2013

Ý nghĩa của Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông


Trong đời sống chính trị quốc gia cũng như quốc tế, thỉnh thoảng nổi lên một số điểm nóng, nơi tập trung các mâu thuẫn chính, có thể dẫn đến xung đột và có ảnh hưởng sâu sắc và nghiêm trọng đến vận mệnh của một đất nước cũng như tương quan lực lượng trong một khu vực hoặc trên cả thế giới. Với Việt Nam, trong hơn một thập niên vừa qua, điểm nóng ấy chính là Hoàng Sa và Trường Sa, hay nói gọn hơn, là Biển Đông theo cách gọi của người Việt Nam. Nó trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với nhiều người và nhiều giới khác nhau.
Thứ nhất, vấn đề Biển Đông là một thách thức lớn, nếu không muốn nói là lớn nhất, đối với chính quyền Việt Nam hiện nay. Nó gắn liền với yêu cầu độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Hơn nữa, nó cũng gắn liền với quyền lợi kinh tế của quốc gia: Trước mắt, đó là nguồn thủy sản chính của Việt Nam; về lâu dài, theo sự tiên đoán của các nhà khoa học, đó cũng là nguồn khoáng sản dồi dào với trữ lượng dầu khí to lớn.

20/06/2013

Lời mời từ Đà Nẵng

Nguyễn Văn Thạnh
Chào bạn,
Tôi là Nguyễn Văn Thạnh, hiện cư trú tại 54 Nguyễn Công Trứ, Sơn Trà, Đà Nẵng
Với mong muốn đóng góp một chút công sức nhỏ bé cho chủ quyền biển đảo quê hương, tôi có ý tưởng sau:http://quyhoangsatruongsa.org/2012/03/25/cong-trinh-gay-quy-hoang-sa-truong-sa/
Rất mong nhận được sự quan tâm, ủng hộ của bạn để ý tưởng có thể biến thành hiện thực.
Trân trọng,
Nguyễn Văn Thạnh
Điện thoại: 0984973376

11/05/2013

Hai Việt Nam và chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa

Thái Văn Cầu
Tại Hội thảo quốc tế về tranh chấp Biển Đông ở New York với sự tham gia của các học giả, quan chức từ Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Mỹ, giữa tháng Ba vừa qua, quan chức Trung Quốc trích dẫn Công hàm Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung hoa (CHNDTH) Chu Ân Lai năm 1958 như bằng chứng Việt Nam công nhận chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa thuộc Trung Quốc [1].
Trong hơn một thập niên nay, học giả người gốc Hoa và quan chức Trung Quốc nhiều lần đề cập đến Công hàm 1958 với cùng nhận định [2].

15/03/2013

Một nỗ lực để Hoàng Sa - Trường Sa luôn trong tim

Đoan Trang
clip_image002
Đá Gạc Ma (Ảnh trích từ cuốn sách “Để đảo xa thành gần”)
Ngày 14-3 năm nay sẽ là một ngày đáng nhớ đối với tất cả những người Việt Nam quan tâm đến quan hệ Việt-Trung và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta: Đó là ngày đánh dấu tròn 25 năm trận hải chiến Trường Sa (14-3-1988). Nhân sự kiện này, một nhóm các nhà nghiên cứu, nhóm Trúc Nam Sơn, sẽ công bố cuốn sách mới về Biển Đông, mang tựa đề “Để đảo xa thành đảo gần”.

03/02/2013

Dương đông kích tây, coi chừng Trung Quốc chiếm Trường Sa

Nguyễn Trung Chính
Con đường Nam tiến của Trung Quốc đã thay đổi
Thời đại toàn cầu hóa cũng có nhiều cái lợi do các nước gần nhau hơn trong trao đổi kinh tế. Sự gần nhau qua đối tác kinh tế đã thúc đẩy lên một bước sự gần nhau trong ngoại giao. Liên Hiệp Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc làm vùng đệm giữa các quốc gia, đồng thời điều hòa các cuộc xung đột đa quốc gia qua diễn đàn của mình, và nếu cần có thể dùng lực lượng quân sự để ngăn chặn các cuộc chiến tranh. Với sự can dự và là bổn phận của Liên Hiệp Quốc, không một cuộc chiến tranh nào giữa hai quốc gia thành viên có thể kéo dài lâu. Điều này giải thích tại sao Do Thái, để tiếp tục chiếm đóng lãnh thổ nước láng giềng, tìm mọi cách ngăn chận Palestine trở thành nước thành viên mới của Liên Hiệp Quốc.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc có nhiều khả năng phải từ bỏ quan niệm chiến tranh cục bộ chiếm đóng lãnh thổ nước khác, trước mắt là Việt Nam. Cuộc chiến tranh chống Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc cũng không đem lại lợi ích gì cho Trung Quốc vì cuối cùng Trung Quốc cũng phải rút quân mặc dù phía Việt nam không phản đối trước Liên Hiệp Quốc hoặc yêu cầu sự can thiệp của tổ chức này. Các nước khác thì lờ đi vì họ xem là cuộc chiến nội bộ giữa hai nước cộng sản đồng chí nên không ai giúp Việt Nam đem ra diễn đàn quốc tế.

29/01/2013

Việt Nam có định ngăn chặn kế hoạch phát triển “Tam Sa” của bành trướng Trung Quốc ?

Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc hôm nay 28-1-2013 ngang nhiên đăng bài “Thành phố trẻ Tam Sa bận rộn chuẩn bị cho du lịch”.
Theo đó, trong phiên họp Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Nam hôm Chủ nhật, Xiao Jie, “thị trưởng” của cái gọi là thành phố Tam Sa đã tuyên bố trong vòng một năm sẽ kết thúc giai đoạn đầu tiên xây dựng các cảng mới của đảo Phú Lâm của Việt Nam, một nhà máy khử muối nước biển có công suất 1.000 mét khối nước biển một ngày, một nhà máy xử lý nước thải và một hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải. Một con tàu vận chuyển mới có tên gọi là Tam Sa 1, dài 120m, rộng 20m, trọng lượng 8.100 tấn sẽ được hoàn thành đầu năm 2014 để giúp vận chuyển các vật liệu cần thiết ra các đảo.

22/01/2013

Vận nước nhìn từ Trường Sa

Sơn Văn
Tháng 1 năm 2013, Luật biển của nước nhà có hiệu lực thi hành. Thì cũng đúng dịp đầu năm 2013, lại có hàng chục thuyền ngư dân nước mình vào tránh bão ở Hoàng Sa của nước mình bị Trung Cộng xua đuổi khỏi nơi họ xâm chiếm trái phép đó từ năm 1974.
Trong bối cảnh như thế, liệu đầu năm 2013 này nên túm tụm họp mặt gượng gạo kỷ niệm 63 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Cộng, hay là nên nghiền ngẫm như tác giả Sơn Văn với bài viết Bauxite Việt Nam trân trọng giới thiệu tới bạn đọc ở đây: Vận nước nhìn từ Trường Sa.
Một bài viết chính luận cần lý giải nhiều nhưng vẫn hết sức súc tích, một bài viết với lập luận chặt chẽ mà không khô khan, vẫn toát lên tấm tình nồng nàn, hệt như người xưa, nửa đêm thức giấc nước mắt đầm đìa, ruột đau như cắt… để nghĩ đến vận nước.
Vận nước! Vận nước!
Nhìn cho rõ cái thời điểm nguy khốn của vận nước, đó là trí tuệ và tấm lòng mỗi người Việt Nam lúc này. Tác giả Sơn Văn trình bày tường tận cùng bạn đọc xem xét chi li thế tiến thoái để giữ được tổ quốc bình yên khi quốc gia hưng vong, khi vận nước không phép người Việt Nam yêu nước nào còn được ngồi yên.
Trường Sa – Hoàng Sa phải thành kinh nhật tụng của chúng ta. Đó là việc lâu dài. Còn việc trước mắt là: hãy nhìn cho rõ ta phải làm gì cho Trường Sa. Vì vận nước đang bắt ta phải nghĩ và phải làm ngay vì Trường Sa.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Bauxite Việt Nam

11/09/2012

CỜ TỔ QUỐC NGOÀI TRƯỜNG SA!


Mai Thanh Hải
clip_image002

Lá cờ Tổ quốc, trong gió bão Trường Sa, trên một con tàu Hải quân từ đất liền ra đến với đảo chìm Núi Le (Trường Sa). Mình và rất nhiều bè bạn đã lặng đi và rưng rưng nước mắt, khi thấy qua gió bão dập vùi, nhưng cờ vẫn dính vào dây buộc nguồn cội và sao vàng 5 cánh vẫn sáng bừng trên biên đảo yêu thương.

18/08/2012

Điều gì đang xảy ra ở đảo Ba Bình?

Quỳnh Chi, Phóng viên RFA
Đảo Ba Bình/Thái Bình được xem là một trong những điểm nóng tại biển Đông. Tầm quan trọng của hòn đảo này cũng như những gì đang diễn ra tại đây? Quỳnh Chi tìm hiểu và tường trình.
clip_image001
Đài Loan xây một phi đạo lớn cho các loại máy bay quân sự và máy bay chở hàng trên đảo Ba Bình. Source nld/oline

06/08/2012

Phải chăng “vòng kim cô” đang nới lỏng?

Bùi Văn Bồng 
Đầu tháng 5 năm ngoái, nhân ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân (7-5), tôi gửi đến Phòng Biên tập Văn hóa-Văn nghệ của Báo Quân đội nhân dân bài thơ “Tình yêu lính đảo”. Đây là bài thơ ca ngợi người chiến sĩ hải quân đang ngày đêm canh giữ trên các vùng lãnh hải của Tổ quốc (*) . Thế nhưng, Trưởng phòng Biên tập gọi điện: “Bài thơ tôi rất thích, có điều người trực Ban biên tập không cho đăng”. Tôi hỏi: “Tại sao vậy?”, và được trả lời: “Ban biên tập nói không đăng được, cái gì nói về biển-đảo lúc này là dừng lại hết! Như cái tin đoàn văn nghệ từ đất liền ra phục vụ chiến sĩ Trường Sa, cũng bị “gác lại”… Tôi bị chưng hửng, và thấy lạ vì sự báo tin “bẻ giò” ấy.    

16/07/2012

Cho Mỹ thuê đảo Trường Sa Lớn, tại sao không?

Nguyễn Hữu Quý
Lấy hiện tại để đánh giá sai lầm của quá khứ ở thời điểm này có thể chưa phù hợp cho lắm; tuy nhiên, nếu không dám mạnh dạn nhìn ra từ những sai lầm của quá khứ thì có khi lại mắc phải sai lầm còn lớn hơn, lịch sử Việt Nam không thiếu những giai đoạn sai lầm như thế.
Chẳng nói đâu xa, mới chỉ khoảng trên dưới nửa đời người thôi, tức là từ năm 1974 đến nay, toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay Trung cộng, và nay Quần đảo Trường Sa đang có nguy cơ cùng chung số phận. Cùng với nó là hơn 80% diện tích Biển Đông có thể sẽ rơi vào tay người phương Bắc, không gian sinh tồn của người Việt bị mất đi, đồng nghĩa với nó là dân tộc Việt sẽ dần bị Hán hóa và đi đến mất nước, mặc dù đã hơn 4000 năm tổ tiên ta đã chống chọi rất ngoan cường.

15/07/2012

Hành động thiết thực cho Hoàng Sa - Trường Sa


Thái Văn Cầu
Là quốc gia với hơn 3.200 km bờ biển, Việt Nam tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1994 và bắt đầu xây dựng Luật Biển từ năm 1998. Trong 10 năm qua, chuyên gia trong các lãnh vực khác nhau góp phần hoàn chỉnh Luật Biển.
Quốc hội Việt Nam ngày 21/6/12 thông qua Luật Biển với tỉ lệ 495/496 thuận. Ngoài việc một lần nữa khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Luật Biển có nhiều điều khoản quy định gần sát với UNCLOS.

12/07/2012

Thêm một bài thơ nóng bỏng về Trường Sa của Nguyễn Việt Chiến


clip_image001
Tuần tra tại Trường Sa
(GDVN) - "Có nơi nào như Đất nước chúng ta/Viết bằng máu cả ngàn chương sử đỏ/Khi giặc đến vạn người con quyết tử/Cho một lần Tổ quốc được sinh ra".
Tháng 5/2011, khi tình hình Biển Đông trở nên nóng bỏng trước sự kiện tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Viking II và Bình Minh II của PVN, bài thơ "Tổ quốc nhìn từ phía biển" của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến được công bố và lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng.
Như chính nhà thơ tâm sự: "Đất nước của chúng ta liên miên trận mạc suốt bao đời, những nỗi đau thương chiến tranh còn ghi dấu nơi rừng sâu, biển thẳm. Và qua nhiều thế kỷ, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc chúng ta đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình, đã vĩnh viễn nằm dưới cỏ để gìn giữ non sông này, để mang lại tự do và hạnh phúc cho thế hệ mai sau... Chỉ cần một buổi sáng nghe lãnh đạo hải quân thuyết trình về những hiểm họa đang rình rập đất nước, tôi đã thấy mình như lên cơn sốt, muốn viết ngay một khúc tráng ca về những người con của Tổ quốc đã hy sinh ở Hoàng Sa và Trường Sa. Bài thơ tôi hoàn thành trong có một ngày".
"Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển/ Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa/ Ngàn năm trước con theo cha xuống biển/ Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa...".

30/06/2012

Cần sự đóng góp của nhiều người để phổ biến ra thế giới những tư liệu về Hoàng Sa - Trường Sa


Là một nhà sử học đã nhiều năm miệt mài nghiên cứu về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tiến sĩ Nguyễn Nhã dĩ nhiên hoan nghênh việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển.
clip_image001
Quần đảo Trường Sa khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. REUTERS/Stringer

29/06/2012

Phản đối bá quyền Trung Quốc


Nguyễn Trọng Vĩnh
Hoàng Sa, Trường Sa không phải của Trung Quốc thế mà hai lần họ quyết lập cái gọi là huyện “Tam Sa”. Quốc hội Việt Nam, căn cứ vào các tư liệu lịch sử rất rõ ràng và rất có giá trị, đồng thời căn cứ vào Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển, thông qua Luật biển của Việt Nam, tất nhiên trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa là điều bình thường và chính đáng. Thế mà Trung Quốc dẫy nẩy lên, gửi công hàm phản đối, huy động 800 báo mạng rầm rộ phản bác, còn dọa “...khi cần sử dụng vũ lực, một Trung Quốc lớn như vậy Việt Nam sẽ không thể chịu đựng nổi”. Rõ ràng là giọng bá quyền nước lớn, cãi lý mà thua thì nổi khùng, cậy mạnh dọa đánh, theo kiểu “lấy thịt đè người”.

No comments:

Post a Comment