Từ Singapore, đặc phái viên RFI Carrie Nooten gửi về bài tường trình :
« Tại vùng biển Đông Nam Á, cuộc truy tìm chiếc máy bay mất tích tiếp tục với quy mô lớn hơn. Khu vực tìm kiếm được mở rộng gấp đôi. Thêm quốc gia thứ mười tham gia: New Zearland. Hai đối tác có trọng lượng, Hoa Kỳ và Trung Quốc, không lưỡng lự đưa thêm nhiều phương tiện vào cuộc. Hải quân Mỹ bổ sung một tàu chiến, còn Trung Quốc huy động các vệ tinh.
Trong một khu vực trải rộng trên 160 km, các phi cơ và tàu thủy cùng nhau rà soát trên từng diện tích được xác định rõ, với hy vọng công việc sẽ có kết quả hơn.
Điều tra mang lại nhiều thông tin hơn về hai người lên máy bay với hộ chiếu đánh cắp. Theo các nhà điều tra, họ không phải là người Châu Á, mà là người da đen. Một trong hai người đã xác định được danh tính, nhưng chính quyền từ chối công bố thông tin về quốc tịch của người này. Ngược lại, dường như nhân vật nói trên tham gia vào một mạng lưới đánh cắp hộ chiếu quy mô lớn. Liệu điều này có loại trừ khả năng khủng bố trong vụ mất tích máy bay ? Để trả lời câu hỏi này, cần phải tiếp tục hướng điều tra nói trên ».
Cảnh sát Malaysia thông báo một trong hai hành khách dùng hộ chiếu giả để đi chuyến bay này là một người Iran, 19 tuổi. Theo lãnh đạo cảnh sát Malaysia Khalid Abu Bakur, người Iran sử dụng hộ chiếu giả với ý định di cư sang Đức, không có dấu hiệu nào cho thấy người này là thành viên một mạng lưới khủng bố.
Hai hộ chiếu, một của Ý, một của Áo, bị đánh cắp tại Thái Lan vào năm 2013 và 2012. Cảnh sát Thái Lan cho AFP biết, một người Iran khác, « ông Ali », bị tình nghi là thành viên một « mạng lưới buôn người », có mục tiêu đưa các kiều dân Trung Đông đến các nước khác, đặc biệt là đến Châu Âu. Hai hành khách với hộ chiếu giả nói trên có thể nằm trong số những người này.
« Tại vùng biển Đông Nam Á, cuộc truy tìm chiếc máy bay mất tích tiếp tục với quy mô lớn hơn. Khu vực tìm kiếm được mở rộng gấp đôi. Thêm quốc gia thứ mười tham gia: New Zearland. Hai đối tác có trọng lượng, Hoa Kỳ và Trung Quốc, không lưỡng lự đưa thêm nhiều phương tiện vào cuộc. Hải quân Mỹ bổ sung một tàu chiến, còn Trung Quốc huy động các vệ tinh.
Trong một khu vực trải rộng trên 160 km, các phi cơ và tàu thủy cùng nhau rà soát trên từng diện tích được xác định rõ, với hy vọng công việc sẽ có kết quả hơn.
Điều tra mang lại nhiều thông tin hơn về hai người lên máy bay với hộ chiếu đánh cắp. Theo các nhà điều tra, họ không phải là người Châu Á, mà là người da đen. Một trong hai người đã xác định được danh tính, nhưng chính quyền từ chối công bố thông tin về quốc tịch của người này. Ngược lại, dường như nhân vật nói trên tham gia vào một mạng lưới đánh cắp hộ chiếu quy mô lớn. Liệu điều này có loại trừ khả năng khủng bố trong vụ mất tích máy bay ? Để trả lời câu hỏi này, cần phải tiếp tục hướng điều tra nói trên ».
Cảnh sát Malaysia thông báo một trong hai hành khách dùng hộ chiếu giả để đi chuyến bay này là một người Iran, 19 tuổi. Theo lãnh đạo cảnh sát Malaysia Khalid Abu Bakur, người Iran sử dụng hộ chiếu giả với ý định di cư sang Đức, không có dấu hiệu nào cho thấy người này là thành viên một mạng lưới khủng bố.
Hai hộ chiếu, một của Ý, một của Áo, bị đánh cắp tại Thái Lan vào năm 2013 và 2012. Cảnh sát Thái Lan cho AFP biết, một người Iran khác, « ông Ali », bị tình nghi là thành viên một « mạng lưới buôn người », có mục tiêu đưa các kiều dân Trung Đông đến các nước khác, đặc biệt là đến Châu Âu. Hai hành khách với hộ chiếu giả nói trên có thể nằm trong số những người này.
No comments:
Post a Comment