Tuesday, May 5, 2015

Hội nhập là tốt tại sao lo lắng?

Hội nhập là tốt tại sao lo lắng?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-05-05
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Hình ảnh các tòa nhà của khu tài chính của TPHCM nhìn qua sông Sài Gòn.(tháng 12/2014)
Hình ảnh các tòa nhà của khu tài chính của TPHCM nhìn qua sông Sài Gòn.(tháng 12/2014)
 AFP
Nếu không có gần 30 năm đổi mới và hội nhập, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể cũng không khác gì Bắc Hàn một quốc gia theo đường lối xã hội chủ nghĩa và tự cô lập với thế giới. Nhiều ý kiến cho rằng, càng hội nhập sâu thì người tiêu dùng càng có lợi và Nhà nước sẽ không thể kìm hãm nhu cầu cải cách.
Hội nhập và phản tác dụng
Trong tất cả các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ Đại hội VI gọi là Đại hội “Đổi mới hay là chết” năm 1986 đến Đại hội XI đương nhiệm, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định con đường hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Tuy vậy trong 6 mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế mà Đảng Cộng sản VN xác định thì hầu như đều bị phản tác dụng.
Thí dụ như không giữ được sự độc lập kinh tế mà phụ thuộc kinh tế Trung Quốc với mức nhập siêu hàng chục tỷ USD, hàng hóa rẻ tiền kém chất lượng của Trung Quốc tràn ngập thị trường trong nước. Việt Nam còn được ví như một bãi rác tập trung công nghệ và máy móc lạc hậu của Trung Quốc với hậu quả là tốn phí năng lượng, gây ô nhiễm môi trường mà giá thành sản xuất lại cao kém cạnh tranh.
Trong một mục tiêu không kém quan trọng, Việt Nam chủ động hội nhập, hướng mạnh về xuất khẩu khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Trên thực tế tuy Việt Nam xuất khẩu rất nhiều nhưng 68% tổng giá trị xuất khẩu nằm trong tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và Việt Nam lệ thuộc hàng tiêu dùng ngoại nhập từ cây kim, cái nút áo cho đến các sản phẩm nông nghiệp như thịt sữa trứng…. Đây là điều làm các chuyên gia lo ngại.
Người VN đang làm việc nhiều nhất là do các doanh nghiệp của chính mình và trong phạm vị của các hộ kinh doanh gia đình của chính mình, chứ không phải là làm cho các tổ chức nước ngoài. Cho nên công ăn việc làm và thu nhập của họ vẫn dựa vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nội địa ở VN
Bà Phạm Chi Lan
Tuy không phủ nhận việc người tiêu dùng được hưởng lợi trong hội nhập kinh tế, tuy nhiên chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ bày tỏ sự lo ngại trước thực tế nhiều ngành sản xuất sẽ bị xóa sổ vì không đủ năng lực cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Từ Hà Nội bà Phạm Chi Lan phát biểu:
“Người tiêu dùng cũng có thể hưởng lợi nhất định, thí dụ như hàng hóa sẽ phong phú hơn và việc cung cấp sẽ cạnh tranh hơn; sẽ có các doanh nghiệp có thể là…của các nước vào Việt Nam họ mang vào những dịch vụ mới, những thứ mà người Việt Nam chưa được hưởng. Nói chung cạnh tranh cũng tạo thuận lợi cho người tiêu dùng. Nhưng nói cho cùng người tiêu dùng Việt Nam cũng là những người đang tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nơi này nơi khác, ít nhất là với tư cách là những người lao động. Nếu mà các doanh nghiệp khó khăn thì chưa chắc đông đảo người tiêu dùng đã hưởng lợi được, khi mà ảnh hưởng đến công ăn việc làm của họ, ảnh hưởng đến thu nhập của họ, nếu như doanh nghiệp không thành công được.”
Chuyên gia Phạm Chi Lan cảnh báo chính phủ về khả năng cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và kêu gọi làm mọi cách trước khi quá muộn. Bà nói:
“ Cho nên tôi suy nghĩ ở đây là tất cả xã hội cũng phải nhìn nhận thấy và có được sự thể hiện nỗ lực chung hơn để ủng hộ cho các doanh nghiệp Việt Nam để cho họ vượt lên và họ đứng vững được. Bởi vì cho đến nay có thể thấy rõ là có sự hội nhập của Việt Nam 20 năm qua và ASEAN cũng như tham gia các hội nhập khác cho thấy là hầu hết công ăn việc làm vẫn là được tạo ra bởi các doanh nghiệp Việt Nam và những người Việt Nam đang làm việc nhiều nhất là do các doanh nghiệp của chính mình và trong phạm vị của các hộ kinh doanh gia đình của chính mình, chứ không phải là làm cho các tổ chức nước ngoài. Cho nên công ăn việc làm và thu nhập của họ vẫn dựa vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nội địa ở Việt Nam và vì vậy sự ủng hộ cho sự lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn là điều vô cùng cần thiết cho cả nền kinh tế cả xã hội, không chỉ cho doanh nghiệp không thôi.”
Trưởng đoàn đàm phán của đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ bà Barbara Weisel (trái) và ông Trần Quốc Khánh đại diện của Việt Nam tham dự cuộc họp báo chung tại Singapore vào ngày 13 Tháng Ba năm 2013.
Trưởng đoàn đàm phán của đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ bà Barbara Weisel (trái) và ông Trần Quốc Khánh đại diện của Việt Nam tham dự cuộc họp báo chung tại Singapore vào ngày 13 Tháng Ba năm 2013. AFP

Nguyên nhân xa gần
Đứng ở khía cạnh văn hóa xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với tốc độ nhanh trong khi nội lực yếu kém cũng có những hệ quả tiêu cực. TS Trần Đức Anh Sơn, chuyên gia nghiên cứu kinh tế xã hội hiện sống và làm việc ở Đà Nẵng cho rằng hội nhập sâu có ảnh hưởng về mặt xã hội, thay đổi thẩm mỹ tiêu dùng và có khả năng làm thui chột các mặt hàng sản xuất truyền thống ở trong nước. Theo lời ông khi sản xuất trì trệ, người lao động bị mất hoặc giảm thu nhập sẽ dẫn tới tới các vấn đề nghiêm trọng cho xã hội
“Tôi cho rằng đây là những điều mà chắc chắn Việt Nam sẽ phải đối mặt khi hội nhập sâu vào những cơ chế như TPP. Rõ ràng việc này sẽ ảnh hưởng khá nhiều khi mà người dân trong nước chưa đủ mạnh, thị trường trong nước và sản xuất trong nước không đủ mạnh thì chắc chắn sẽ bị bên ngoài chi phối.”
Tôi cho rằng đây là những điều mà chắc chắn Việt Nam sẽ phải đối mặt khi hội nhập sâu vào những cơ chế như TPP. Rõ ràng việc này sẽ ảnh hưởng khá nhiều khi mà người dân trong nước chưa đủ mạnh, thị trường trong nước và sản xuất trong nước không đủ mạnh thì chắc chắn sẽ bị bên ngoài chi phối
TS Trần Vũ Anh Sơn
Đối với các chuyên gia trong guồng máy nhà nước, hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu thì áp lực cải cách càng lớn. Một thí dụ được đưa ra Việt Nam tích cực đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với hy vọng gia tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là hàng dệt may và da giày, chưa kể các đối tác khác như  Nhật Bản và Úc…Tuy vậy TPP đòi hỏi các nước thành viên phải bảo đảm tính cạnh tranh minh bạch giữa các khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân, chi tiêu của chính phủ phải minh bạch…Một trong các điều kiện khó khăn nhất mà TPP đòi hỏi đó là tự do nghiệp đoàn, một khúc xương khó nuốt với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng tôi nêu câu hỏi với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan là dưới sự quan sát của bà thì Chính phủ Việt Nam đã có những chuẩn bị gì cho giai đoạn hội nhập sắp tới. Bà Phạm Chi Lan nhận định rằng Chính phủ đang càng ngày càng nhìn thấy vấn đề hơn, như Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ hay Nghị quyết 19 vừa được đưa ra vào ngày 12/3/2015. Tất cả cho thấy Chính phủ đã có cố gắng rất cao để đưa ra những công cụ để cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp Việt Nam… Bà Phạm Chi Lan tiếp lời:
“Tôi cũng kỳ vọng với  sự thay đổi nhất định trong nhận thức và nhìn thấy rõ sức ép hội nhập đối với nền kinh tế, đối với doanh nghiệp Việt Nam và thấy rõ là những năm vừa qua doanh nghiệp Việt Nam, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn không vượt lên được thì nó cũng làm việc phục hồi nền kinh tế chậm chạp đi. Nhà nước thấy rõ yêu cầu phải thúc đẩy cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển, thì họ sẽ cố gắng nhiều hơn. ”
Hội nhập đi kèm áp lực cải cách, vấn đề đặt ra là Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam chấp nhận cải cách tới mức độ nào. Cuộc đổi mới lần thứ nhất cuối thập niên 1980 đã giúp cho Việt Nam tồn tại, nền kinh tế không bị sụp đổ. Nhưng hiện nay kinh tế Việt Nam đã hết động lực phát triển và cần một cuộc đổi mới lần thứ hai.
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần có một nền kinh tế thị trường thực sự và nếu đất nước vẫn theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thì không có cách gì để vượt qua những bế tắc đã dồn cục từ gần 30 năm qua.

No comments:

Post a Comment