Monday, May 18, 2015

Trung Quốc có đủ sức lật đổ bá quyền hải quân của Mỹ?

Trung Quốc có đủ sức lật đổ bá quyền hải quân của Mỹ?

VietnamDefence - Bắc Kinh đe dọa Washington trên Biển Đông.

Ngày 14/5, Bắc Kinh đã lên án kế hoạch của Mỹ phái máy bay và tàu hiến đến khu vực quần đảo Trường Sa tranh chấp ở Biển Đông.

- Chúng tôi rất lo ngại với những tuyên bố liên quan do phía Mỹ đưa ra. Chúng tôi cho rằng, phía Mỹ phải giải thích, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố.

Trước đó, tờ The Wall Street Journal (WSJ) dẫn các nguồn thạo tin đã loan báo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã giao cho thuộc cấp nghiên cứu khả năng tổ chức các chuyến bay quan sát của máy bay Mỹ trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, cũng như phái các tàu chiến Mỹ đến khu vực này.

WSJ cho rằng, bước đi đó, nếu được Nhà Trắng chấp thuận, sẽ là tín hiệu từ phía Washington rằng, Mỹ không thừa nhận các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Các nguồn tin của WSJ cũng nhận định, giờ là thời điểm quyết định để Lầu Năm góc và Nhà Trắng cho Bắc Kinh thấy rằng, việc mở rộng sự hiện diện của họ ở quần đảo Trường Sa đã đi quá xa.

Cần lưu ý là vào tháng 11,2014, phát ngôn viên Lầu Năm góc Jeffrey Poole đã tuyên bố rằng, Bắc Kinh đang tính toán triển khai một sân bay quân sự tại một hòn đảo nhân tạo tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Hiện tại, diện tích của các hòn đảo nhân tạo đó đạt 800 ha, còn theo thông tin thu bằng vệ tinh thì một đường băng cất’hạ cánh thực sự đang được xây dựng tại một trong các đá mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép ở Trường Sa.

Trung Quốc đang có yêu sách chủ quyền gần như đối với toàn bộ Biển Đông với các quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, bãi cạn Scarborough mà Việt Nam và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền.
Theo thông tin của Bộ Năng lượng Mỹ, tại khu vực này có trữ lượng đến 5,4 tỷ thùng dầu và đến 55,1 ngàn tỷ mét khối khí đốt. Ngoài ra, quần đảo Trường Sa còn có vị trí chiến lược, từ đó có thể khống chế gần như toàn bộ Biển Đông, ngoại trừ vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ.

Cần lưu ý là ngày 8/5/2015, Lầu Năm góc đã công bố báo cáo về tiềm lực quân sự Trung Quốc. Trong đó, các chuyên gia Mỹ đã đi đến kết luận rằng, hiện nay đã có hàng chục tên lửa hạt nhân Trung Quốc có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Mỹ. Các tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) Đông Phong-5А (DF-5A, còn NATO gọi là CSS-4 Mod 2) của Trung Quốc với đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 3MT có khả năng với tớt tất cả các bang của Mỹ, ngoại trừ Florida. Theo đánh giá của các chuyên gia Lầu Năm góc, Trung Quốc hiện có 50-60 ICBM này.

Tình hình sẽ diễn biến tiếp xung quanh lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông như thế nào? Chỉ riêng sức mạnh quân sự của Trung Quốc có đủ để cản phá ý đồ của người Mỹ phái máy bay và tàu chiến đến khu vực này không?

Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự (Nga) Aleksandr Khramchikhin 
nói rằng, bộ ba vũ khí hạt nhân của Trung Quốc không ai thực sự biết rõ, còn các báo cáo của Lầu Năm góc, giống như mọi báo cáo của các bộ quốc phòng về tình trạng quân đội của đối phương tiềm tàng đều chỉ nhằm tăng ngân sách quốc phòng.

- Đặc điểm chủ yếu của chúng là có cực kỳ ít thông tin về bộ ba vũ khí hạt nhân Trung Quốc. Chẳng hạn, ai cũng biết rõ các đánh giá được in khắp nơi nói rằng, Trung Quốc hiện có 200 đầu đạn hạt nhân - điều này thật vớ vẩn. Phải hiểu là Trung Quốc hiện có ít nhất nhiều hơn thế 10 lần. Chúng được bố trí trên các phương tiện mang nào thì không rõ, cái gì được cất giấu thực tế trong hệ thống đường hầm mà ta biết là đang tồn tại, có các hệ thống tên lửa tên lửa cơ động mặt đất hay không thì hoàn toàn không rõ. Rõ ràng là, giống như Nga, phần lớn các đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc nằm trên các phương tiện mang mặt đất, mặc dù họ cũng khá ráo riết đóng tàu ngầm. Liên quan đến không quân chiến lược thì tôi sẽ hoàn toàn không nói rằng, Trung Quốc có nó vì các máy bay ném bom H-6 của họ vốn là bản sản xuất sao chép theo giấy pép của máy bay ném bom phản lực Liên Xô Tu-16, tuy là có thể mang vũ khí hạt nhân, nhưng về thực chất đó là vũ khí hạt nhân chiến thuật, chứ không phải chiến lược. Nghĩa là đối với Nga thì đó dĩ nhiên là vũ khí hạt nhân chiến lược, nhưng đối với Mỹ thì hoàn toàn không phải.

SP: Người Mỹ tính là người Trung Quốc có đến 50-60 ICBM DF-5… 

- Tất cả chỉ đều là “có thể” vì tôi xin nhắc lại là không ai thực sự biết được Trung Quốc có bao nhiêu tên lửa và DF-5 mang được bao nhiều đầu đạn.

SP: Đến nay, Trung Quốc chỉ có 1 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn cũ ra biển trực chiến, nhưng Cục Tình báo Hải quân Mỹ đã dự báo các tàu ngầm nguyên tử chiến lược mới lớp Type 094 mang 12 tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm JL-2 bước vào trực chiến từ cuối năm 2014. 

- Đúng là hiện nay họ đã đóng xong không dưới 3 tàu, nhưng không ai biết chúng hiện nay đã thực sự ra khơi trực chiến chưa. Cũng không rõ các tên lửa đi kèm với chúng đã sẵn sàng hay chưa.

Còn liên quan đến khả năng phòng thủ tên lửa của Trung Quốc, thì các tàu khu trục tên lửa của họ được trang bị biến thể hải quân của hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 là HHQ-9, biến thể cải tiến của hệ thống S-300F Rif của Nga được phát triển trên cơ sở S-300PMU-1. Nhưng hệ thống tên lửa phòng không này không hề là bản sao chép trực tiếp nguyên xi của S-300 mà chỉ có thể nói là họ hàng của nó. Vì thế, nói rằng Trung Quốc đã có khả năng phòng thủ tên lửa như người Mỹ là không nên. Đó chỉ là phòng thủ tên lửa chiến thuật chứ không hơn.

SP: Các chuyên gia Lầu Năm góc đã tính rằng, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã sản xuất gần 42.000 máy bay không người lái (UAV) quân sự...
- Tôi không biết họ đếm UAV như thế nào: tính tất cả, kể từ loại tiểu hình (micro) cho đến loại lớn (macro) hay sao? Thế thì Mỹ có bao nhiêu UAV? Nhưng việc Trung Quốc nằm trong số 3 nước mạnh nhất thế giới về UAV (cả tiến công và chiến thuật) là sự thật và Nga như các vị biết đấy, đáng tiếc là không nằm trong số 3 nước này. Còn Trung Quốc thì khác với Nga, đang vững vàng tiếp cận trình độ của Mỹ và Israel.

SP: Viện trợ của Liên Xô đã có vai trò như thế nào trong sự hình thành các lực lượng hạt nhân chiến lược Trung Quốc. Một số nhà sử học nói rằng, vào năm 1951, giữa Liên Xô và Trung Quốc đã ký kết một hiệp định bí mật về viện trợ KHKT trong lĩnh vực nghiên cứu hạt nhân, nhưng sau khi Nikita Khrushchev lên nắm quyền, Moskva và Bắc Kinh đã bất hòa với nhau và điều đó đã được phản ánh trong hoạt động hợp tác của Liên Xô với Trung Quốc trong lĩnh vực lực lượng hạt nhân chiến lược...

(Còn tiếp)
Nguồn: SP, 15.5.2015.
 PrintPrintShare on Zing MeGo.vnPrintPrintPrintChia sẻ bài này lên Yahoo Messenger
E-mailPrint

No comments:

Post a Comment