Wednesday, December 9, 2015

IS hát tiếng Trung Quốc, mời gọi đồng chí

IS hát tiếng Trung Quốc, mời gọi đồng chí

(Quan hệ quốc tế) - Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tung bài hát bằng tiếng Trung Quốc, kêu gọi người theo đạo Hồi ở đây cầm vũ khí.

Wall Street Jounal vừa đăng tải bài hát và lời dịch được Al-Hayat, bộ phận tuyên truyền của IS, phát đi thông qua mạng xã hội Twitter và ứng dụng tin nhắn Telegram vào ngày Chủ Nhật vừa rồi.
Bài hát này được nhóm lực lượng Hồi giáo hát bằng tiếng Hoa với những ngôn từ kêu gọi "tử vì đạo".
Audio: Bài hát thánh chiến Hồi giáo hát bằng tiếng Trung
“Chúng ta là những chiến binh thánh chiến, kẻ thù vô liêm sỉ đang hoảng sợ trước chúng ta”, một giọng nam hát đoạn điệp khúc với sự hỗ trợ của âm thanh điện tử. “Giấc mơ của chúng ta là hy sinh trong cuộc chiến trên chiến địa này”.
Bài hát này được phát ra 2 tuần sau khi một người đàn ông Trung Quốc tên là Fan Jinghui bị phiến quân Hồi giáo này hành quyết. Đây là người Trung Quốc đầu tiên bị nhóm phiến quân này bắt cóc đòi tiền chuộc và sát hại.
Hồi tháng 6 năm nay, IS tung một đoạn băng video ghi hình một người đàn ông lớn tuổi nói tiếng Turk- ngôn ngữ của người Duy Ngô Nhĩ, kể về việc ông ta quyết định gia nhập IS sau nhiều năm bị o ép ở Trung Quốc và cái chết của con trai ông ta ở Syria.
Tiếp đó, đoạn băng cho thấy hình ảnh của những đứa trẻ người Duy Ngô Nhĩ mặc trang phục chiến binh trả lời phỏng vấn về việc gia nhập IS.
Nhiều quan điểm cho rằng, bài hát chiêu mộ chiến binh bằng tiếng Trung, quốc gia đông dân nhất thế giới này là một bằng chứng nữa cho thấy IS đang ra sức mở rộng tầm với và nền tảng ủng hộ của chúng.
IS hat tieng Trung Quoc, moi goi dong chi
Tù nhân Trung Quốc đầu tiên bị bắt cóc và sát hại bởi Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Hiện chưa rõ bài hát của IS muốn hướng vào đối tượng nào ở Trung Quốc song đa số chuyên gia nhận định, mục tiêu chủ yếu mà nhóm này hướng vào để chiêu mộ chiến binh ở Trung Quốc là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương.
Người dân tộc Hồi giáo ở Trung Quốc có dân số hơn 10 triệu và chủ yếu nói tiếng Trung, nhưng có truyền thống ôn hòa. Tiếng Trung cũng là ngôn ngữ chính của một số người trẻ ở Duy Ngô Nhĩ.
Trung Quốc đối mặt khó chồng khó
Trong khi vấn đề ở Tân Cương vẫn chưa khi nào hạ nhiệt và là mối lo thường trực của Trung Quốc thì việc IS chiêu binh mãi mã các phần tử ở đây sẽ là một điềm báo nguy hiểm tới an ninh quốc gia này. Trong vài năm qua, đã có nhiều vụ khủng bố ở địa điểm trong và ngoài Tân Cương, nhắm vào dân thường và thậm chí cả đồn cảnh sát.
Trung Quốc đã nâng cao cảnh giác đối với khủng bố kể từ sau vụ những kẻ cực đoan giết hại hơn 30 người tại một ga tàu ở thành phố Côn Minh năm 2014.
IS hat tieng Trung Quoc, moi goi dong chi
Cảnh sát khu tự trị Tân Cương diễn tập chống khủng bố hôm 4/9 nhằm tăng khả năng ứng phó tình huống khẩn cấp. Ảnh: ECNS.
Trước đó, Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về sự trỗi dậy của IS, vì cho rằng nhóm cực đoan sẽ trở thành nguồn lực thúc đẩy tình trạng bất ổn và bạo lực ở Tân Cương, nơi mà rất nhiều phần tử khủng bố đang tìm cách thành lập một nhà nước độc lập gọi là “Đông Turkestan”.
“Có nhiều người Duy Ngô Nhĩ đã chạy trốn ra nước ngoài và tham gia tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS”, ông Zhang Chunxian, Bí thư tỉnh ủy Tân Cương, khu vực giáp biên giới Afghanistan và Pakistan, cho biết hôm 10/3.
Tờ phụ san của báo đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết, "những kẻ khủng bố, ly khai và cực đoan" ở Tân Cương thường trốn ra nước ngoài từ các tỉnh miền núi phía nam Trung Quốc, nơi khu vực biên giới bị kiểm soát lỏng lẻo hơn.
 "Mục đích cuối cùng của chúng vẫn là tấn công Trung Quốc", Pan Zhiping, cựu lãnh đạo Viện Nghiên cứu Trung Á thuộc Học viện Khoa học Xã hội Tân Cương, nhận định.
Theo The Global Times, hồi tháng 12/2014, khoảng 300 người Trung Quốc đang chiến đấu cùng với phiến quân cực đoan IS ở Trung Đông.
"Thực tế là, Trung Quốc đã nhận ra họ là một mục tiêu của ISIS", The Diplomat phân tích. "Trung Quốc không thể khoanh tay trước tình hình này. Nhưng nếu Trung Quốc tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động chống khủng bố quốc tế, họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả trong nước".
Bắc Kinh đã lên tiếng cáo buộc các nhóm Hồi giáo ở Tân Cương gây ra tình trạng bạo lực để thành lập nhà nước Đông Turkestan. Tuy nhiên, những nhóm người Duy Ngô Nhĩ sống lưu vong và nhà hoạt động nhân quyền cho rằng chính sách đàn áp văn hóa và tôn giáo của chính quyền mới là nguyên nhân gây ra bất ổn.
Vũ Vũ

No comments:

Post a Comment