Tin tức / Việt Nam
'Điều tra nghiêm túc sẽ tìm ra nguyên nhân cá chết'
Người biểu tình ở Hà Nội xuống đường với biểu ngữ phản đối công ty Formosa hủy hoại môi trường, gây ra vụ cá chết hàng loạt dọc theo bờ biển miền trung Việt Nam, ngày 1/5/2016.
Tin liên hệ
Truyền thông Việt Nam không đưa tin về các cuộc biểu tình vụ cá chết
Các cuộc biểu tình đã diễn ra ở các thành phố chính ở Việt Nam trong ngày Chủ Nhật 1/5 khi hàng ngàn người xuống đường phản đối vụ cá chết hàng loạt ở miền trung
Cập nhật: 02.05.2016 23:53
Kể từ khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở tỉnh miền trung Hà Tĩnh của Việt Nam rồi lan ra một số tỉnh khác đến nay đã gần một tháng. Tuy nhiên, hiện nay nhà chức trách Việt Nam vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Điều này vừa làm cho người dân lo lắng vừa làm họ phẫn nộ, dẫn đến những cuộc biểu tình lớn hôm 1/5.
VOA đã phỏng vấn hai chuyên gia theo dõi môi trường ở Việt Nam về vấn đề này. Ông Trịnh Lê Nguyên, thuộc Pan Nature, nói việc xác định nguyên nhân gây cá chết hàng loạt có thể sẽ rất khó khăn, thậm chí không tìm ra nguyên nhân. Còn bà Lâm Thị Thu Sửu, thuộc Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN), cho rằng dù muộn song nếu điều tra nghiêm túc vẫn có thể tìm ra nguyên nhân.
VOA đã phỏng vấn hai chuyên gia theo dõi môi trường ở Việt Nam về vấn đề này. Ông Trịnh Lê Nguyên, thuộc Pan Nature, nói việc xác định nguyên nhân gây cá chết hàng loạt có thể sẽ rất khó khăn, thậm chí không tìm ra nguyên nhân. Còn bà Lâm Thị Thu Sửu, thuộc Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN), cho rằng dù muộn song nếu điều tra nghiêm túc vẫn có thể tìm ra nguyên nhân.
Tình trạng cá chết hàng loạt dọc theo 250 kilomet bờ biển miền trung Việt Nam được cho là một cuộc khủng hoảng môi trường quy mô lớn lần đầu tiên xảy ra ở Việt Nam. Ông Trịnh Lê Nguyên, giám đốc tổ chức Pan Nature chuyên nghiên cứu và truyền thông về chính sách và quản lý thiên nhiên, tài nguyên và môi trường, cho biết những vụ việc tương tự đã xảy ra ở những nơi khác trên thế giới và xác định nguyên nhân không phải là việc đơn giản.
Ông cho rằng nhà máy của công ty Formosa ở Hà Tĩnh có thể là một trong những nguyên nhân, song không chưa thể khẳng định ngay các nguyên nhân chính.
"Thảm họa môi trường ở quy mô lớn như thế này đòi hỏi là phải rất nhiều các cơ quan khoa học, các cơ quan chức năng khác nhau vào tìm hiểu sâu, xác định và loại trừ dần các nguyên nhân, và công chúng cũng phải chờ đợi một trong những khả năng xấu nhất là không tìm ra một cái nguyên nhân nào cả”.
Nếu chúng ta nghĩ là Formosa, phải kiểm tra nguồn thải của Formosa nó như thế nào. Rồi là coi dòng chảy của thủy triều như thế nào. Có nhiều thứ, không chỉ vì về mặt thời gian. Nếu như chúng ta chú tâm điều tra một cách nghiêm túc và có năng lực điều tra thì tìm ra nguyên nhân tôi nghĩ cũng không phải là khó lắm”.
Bà Lâm Thị Thu Sửu, thuộc Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam VRN, nói.
Ông Nguyên giải thích rằng quá trình tìm hiểu của các nhà khoa học sẽ mất nhiều thời gian và có những nguyên nhân “không thể xác định bằng các biện pháp thông thường ngay lập tức được”. Ông nói thêm cũng đã từng xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt ở các nước khác mà không tìm ra nguyên nhân.
Về phản ứng của chính phủ Việt Nam về điều mà ông gọi là “thảm họa môi trường”, ông đánh giá rằng “chưa được kịp thời”.
Trong khi đó, bà Lâm Thị Thu Sửu, thành viên Ban Điều hành Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam, cho rằng dù cuộc điều tra có thể bắt đầu muộn song nếu thực hiện nghiêm túc vẫn có thể xác định được nguyên nhân.
“Nếu chúng ta nghĩ là Formosa, chúng ta phải kiểm tra nguồn thải của Formosa nó như thế nào. Rồi là coi dòng chảy của thủy triều như thế nào. Có nhiều thứ, không chỉ vì về mặt thời gian. Nếu như chúng ta chú tâm điều tra một cách nghiêm túc và có năng lực điều tra thì tìm ra nguyên nhân tôi nghĩ cũng không phải là khó lắm”.
Hôm 28/4, trong chuyến công tác tại Hà Tĩnh vào lúc cao điểm của vụ cá chết hàng loạt, Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã nói với báo chí: “Hiện nay, chúng tôi chưa có nhận định gì, qua kiểm tra chúng tôi chưa thấy bằng chứng nào về mối quan hệ giữa việc phát thải của nhà máy với vấn đề thảm họa môi trường. Nhưng chúng tôi cho rằng về gián tiếp có vấn đề liên quan. Khi đánh giá chúng ta chưa tính hết”. Tuy nhiên, ông Hà không đi vào cụ thể rằng sự “gián tiếp” đó có nghĩa cụ thể là gì.
Nói về việc theo dõi chất lượng nước ở Hà Tĩnh và các tỉnh khác trước khi xảy ra khủng hoảng, Bà Sửu cho biết tuy các cơ quan cấp tỉnh điều tra mẫu nước thường xuyên song cá nhân bà nhận thấy có sự nhập nhằng về các dữ liệu khi đối chiếu với các tiêu chuẩn quốc gia.
“Bên Mạng lưới Sông ngòi cũng đang nghiên cứu về cái nhập nhằng này. Cũng chưa có cái kết luận gì chính thức, nhưng cơ bản là có sự nhập nhằng. Ví dụ như các chỉ tiêu về môi trường trong nước, các thành phần kim loại, như chrome chẳng hạn, thì có nhiều loại chrome. Nhưng mà theo các kết quả test nước thì thấy hình như là chỗ chrome này chưa rõ ràng. Họ cho là chrome chung chẳng hạn. Về cơ bản thì thấy là chậm, vừa có sự nhập nhằng trong số liệu. Bây giờ nó làm cho việc xử lý càng ngày càng khó khăn.”
Thảm họa môi trường ở quy mô lớn như thế này đòi hỏi là phải rất nhiều các cơ quan khoa học, các cơ quan chức năng khác nhau vào tìm hiểu sâu, xác định và loại trừ dần các nguyên nhân, và công chúng cũng phải chờ đợi một trong những khả năng xấu nhất là không tìm ra một cái nguyên nhân nào cả”.
Ông Trịnh Lê Nguyên, giám đốc tổ chức Pan Nature, nói.
Việc chậm trễ điều tra đã làm các dấu vết chất độc trong cá chết giảm đi, song bà Sửu nói các dấu vết vẫn không biến mất hoàn toàn. Bà giải thích thêm như sau.
“Đúng là ở vùng ven biển, ngoài biển, độc tố có giảm. Cá ở ngoài biển chết mà trôi vào thì rõ ràng là nó giảm. Nhưng đi về vùng đầm phá, vùng nước trong, nước lợ, vùng ven đầm phá, thì bây giờ là cá bắt đầu chết. Có nghĩa là cái độc tố nó vẫn còn.”
Liên quan đến việc Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nói hôm 1/5 có thể “mời các nhà khoa học nước ngoài để kết luận, làm rõ nguyên nhân” về vụ cá chết hàng loạt ở ven biển miền trung, ông Trịnh Lê Nguyên, thuộc Pan Nature cho rằng với kinh nghiệm đã có, các nhà khoa học và các tổ chức nước ngoài có thể giúp ích nhiều.
“Những cơ quan như về phía Mỹ có U.S. Wildlife Service, EPA hoặc NOAA là các cơ quan đã tham gia xử lý các vụ việc tương tự. Và họ có các thủ tục, trình tự xử lý rất là rõ ràng. Tham gia với các nhà khoa học rõ ràng sẽ giúp ích nhiều vì họ rất nhiều kinh nghiệm.”
Tuy nhiên, ông Nguyên cũng nhấn mạnh rằng “kết quả như thế nào không ai dám chắc được”. Ông nói các vụ cá chết hàng loạt trong quá khứ ở Mỹ và Australia “vẫn có tỷ lệ phần trăm nhất định không tìm ra nguyên nhân”.
Hình ảnh các cuộc biểu tình ở Việt Nam phản đối vụ cá chết:
Hình ảnh các cuộc biểu tình ở Việt Nam phản đối vụ cá chết:
Chính phủ Việt Nam bị chỉ trích ứng phó chậm vụ 'cá chết hàng loạt':
No comments:
Post a Comment