(Tin Nóng) Việc Tổng thống Mỹ ngày 23.5 tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam khiến vũ khí Nga gặp thêm sức ép cạnh tranh tại thị trường Việt Nam, theo RBTH (Nga) cùng ngày.
Trang tin RBTH ngày 23.5 cho hay một nguồn tin từ bộ phận hợp tác kỹ thuật quân sự Nga nói với hãng tin Interfax-AVN rằng việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam không có nghĩa Hà Nội sẽ tự động chuyển sang mua sắm vũ khí Mỹ, nhưng các loại vũ khí xuất khẩu của Nga sẽ gặp đối thủ mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam.
"Quân đội Việt Nam được trang bị các loại vũ khí chiến đấu trên biển, trên bộ và trên không đáng kể từ Nga. So với một số nước trong khu vực, Việt Nam phát triển đa dạng nhất quan hệ quân sự - kỹ thuật gần đây, chủ yếu tập trung vào các loại vũ khí và thiết bị quân sự do Nga cung cấp", nguồn tin này nhận xét.
Tuy nhiên, nguồn tin này nói rằng Nga không nên hài lòng trước các tình huống mới, sau khi có quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ đặt các nhà xuất khẩu vũ khí Nga vào tình huống phức tạp hơn nhìn từ quan điểm cạnh tranh.
Còn hãng tin TASS dẫn lời ông Anatoly Punchuk, phó giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật - quân sự liên bang Nga (FSMTC) tự tin rằng Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam không ảnh hưởng đến nguồn cung của Nga với Việt Nam.
Theo TASS, Việt Nam là một trong những khách hàng lớn của vũ khí Nga lâu nay. Gần đây Việt Nam mua sắm từ Nga các loại khí tài hiện đại như chiến hạm lớp Gepard-3.9, tàu ngầm Kilo 636, tự đóng tàu tên lửa lớp 12418 Molniya theo giấy phép Nga, mua tiêm kích Su-30MK2…
Interfax-AVN ngày 23.5 cho biết thêm Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang trong phần trả lời phỏng vấn Đài Nước Nga 24 đã nhấn mạnh việc Nga và Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý và mở rộng cơ cấu hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, nâng mức hợp tác này lên cao hơn, từ mua bán vũ khí đến việc thành lập các liên doanh cung ứng dịch vụ và hiện đại hoá các loại vũ khí, khí tài.
Từ năm 2011 - 2015, khách hàng mua vũ khí của Nga dẫn đầu là Ấn Độ (chiếm 39%), kế đến là Trung Quốc và Việt Nam (đều ở mức 11% mỗi nước).
Anh Sơn
>> Chuyên gia quốc tế: Vũ khí Nga giúp Việt Nam tạo sức răn đe
>> Nga đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí sang châu Á >> Giáo sư Mỹ: Bán vũ khí cho VN là phát tín hiệu đến Trung Quốc >> Báo Anh: Việt Nam quan tâm máy bay quân sự của Mỹ, châu Âu >> Triển vọng hợp tác sản xuất vũ khí Mỹ tại Việt Nam >> Báo Nhật: Vịnh Cam Ranh, át chủ bài của Việt Nam trên Biển Đông |
Tóm lược một số những tài liệu và biến cố Lịch Sử Việt Nam ... Quá khứ và cận đại .
Monday, May 23, 2016
Vũ khí Nga gặp sức ép cạnh tranh từ Mỹ tại Việt Nam
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment