Wednesday, May 20, 2015

Lộ kế hoạch lớn trong chính sách quốc phòng Nhật Bản

Lộ kế hoạch lớn trong chính sách quốc phòng Nhật Bản

(Tin tức 24h) - Sau khi đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong chính sách quốc phòng an ninh, Nhật Bản tiếp tục lộ kế hoạch xây căn cứ quân sự tại châu Phi.

Xây căn cứ quân sự tại châu Phi
Ngày 19/5, tờ Văn Hối (Hồng Kông, Trung Quốc) dẫn thông tin từ truyền thông Nhật Bản cho biết, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch mở rộng cứ điểm Lực lượng Phòng vệ ở Djibouti, để trở thành căn cứ đa năng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở châu Phi và Trung Đông.
Nếu kế hoạch này được thực hiện thuận lợi thì Djibouti sẽ trở thành căn cứ quân sự mang tính vĩnh cứu đầu tiên của Nhật Bản ở nước ngoài.
Trước khi kế hoạch này lộ diện, hồi năm 2009, chính phủ Nhật Bản đã căn cứ vào "Luật ứng phó cướp biển", lấy ứng phó vấn đề cướp biển liên tiếp xảy ra ở vùng biển Somalia, vịnh Aden làm lý do, thuê của Chính phủ Djibouti một mảnh đất tiếp giáp sân bay quốc tế Djibouti, xây dựng cứ điểm của Lực lượng Phòng vệ.
Là nước tiêu thụ dầu mỏ nhiều thứ 3 trên thế giới và Nhật Bản nhập khẩu phần lớn trong số này từ châu Phi, và tàu thuyền Nhật Bản cũng thường xuyên bị cướp biển Somalia tấn công ở vịnh Aden.
Vì vậy, Nhật Bản thiết lập căn cứ quân sự ở Djibouti với quan điểm ban đầu là bảo vệ an toàn vận chuyển dầu mỏ vào tháng 7/2011.
Căn cứ này chiếm diện tích 12 ha, chi phí xây dựng 4,7 tỷ yên. Nhật Bản đã xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở như bãi hạ cánh có thể đậu 3 máy bay trinh sát P-3C và nhà chứa máy bay có thể chứa 1 máy bay trinh sát.
Tuy nhiên, các dấu hiệu cho thấy, Nhật Bản bắt đầu tìm cách xây dựng một căn cứ có chức năng tác chiến tổng hợp lâu dài ở Djibouti.
Máy bay P-3C và phương tiện quân sự Nhật Bản tại Djibouti.
Máy bay P-3C và phương tiện quân sự Nhật Bản tại Djibouti.
Tờ Văn Hối đã dẫn lời Giáo sư Vương Bảo Phó, Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản triển khai máy bay săn ngầm P-3C ở Djibouti với mục đích chủ yếu là đối phó tàu ngầm, chứ hoàn toàn không phải để đối phó cướp biển.
Theo bài báo này, Nhật Bản chỉ mượn danh nghĩa chống cướp biển và chống khủng bố để tiến vào châu Phi với mục đích xây dựng căn cứ quân sự thường trú ở Djibouti.
Bước ngoặt với Nhật Bản
Trước khi kế hoạch thành lập căn cứ quân sự thường trú ở nước ngoài của Nhật Bản "lộ diện", ngày 14/5, Nội các Nhật Bản đã thông qua một gói dự thảo luật sửa đổi chính sách an ninh quốc gia, trong đó cho phép Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể.
Quyết định này sẽ tạo ra một bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự thay đổi chính sách an ninh thời hậu chiến của quốc gia với nền kinh tế thuộc nhóm hàng đầu thế giới này.
Gói dự thảo luật trên bao gồm 1 dự luật về hỗ trợ hòa bình quốc tế và 1 dự luật khác về phát triển chính sách an ninh và hòa bình. Gói dự thảo luật trên cũng cho phép Nhật Bản có thể huy động các lực lượng phòng vệ của nước này thực thi quyền phòng vệ tập thể.
Theo bản dự thảo này, Nhật Bản có thể triển khai lực lượng ứng phó trong tình huống một nước có “quan hệ gần gũi” với Nhật Bản bị tấn công vũ trang, hoặc trong trường hợp các cuộc tấn công này đe dọa tới sự tồn vong của đất nước Nhật Bản và tạo ra những “nguy cơ thay đổi rõ ràng” đối với quyền lợi cơ bản của các công dân Nhật Bản.
Gói dự thảo luật trên khẳng định, Nhật Bản sẽ không tạo ra bất kỳ sức ép nào về mặt địa lý, thông qua việc hỗ trợ hậu cần cho Mỹ và quân đội nước ngoài khác trong tình huống có tác động nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh của Nhật Bản.
Một nét mới đáng chú ý trong gói dự thảo luật này là Nhật Bản có thể đưa ra hỗ trợ về mặt hậu cần cho quân đội nước ngoài tham gia vào các sứ mệnh góp phần bảo đảm hòa bình và ổn định trên thế giới.
Theo quy định của gói dự thảo này, việc triển khai lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia vào các nhiệm vụ ở nước ngoài sẽ cần tới sự phê chuẩn của Quốc hội nước này mà không có trường hợp ngoại lệ. Theo đó, Hạ viện và Nghị viện Nhật Bản sẽ tiến hành bỏ phiếu nhằm quyết định việc triển khai lực lượng trên có được thực hiện hay không trong vòng 7 ngày kể từ sau khi Thủ tướng đưa ra đề xuất.
Gói dự thảo luật mới của Nhật Bản cũng đề cập tới tình huống được gọi là “vùng xám” - tức là chưa leo thang thành các cuộc xung đột vũ trang. Theo tình huống này, lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể được triển khai nhằm bảo vệ Mỹ và quân đội nước ngoài đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Nhật Bản.
Nội các Nhật Bản có vai trò quyết định về việc tổ chức điện đàm giữa các Bộ trưởng để có thể nhanh chóng đưa ra phản ứng trong tình huống “vùng xám” phát sinh.
Chúc Sơn (tổng hợp)

No comments:

Post a Comment