Chấm dứt hóa thân : Quan chức Trung Quốc lên án Đạt Lai Lạt Ma
Tổng thống Obama tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng(White House)
Hãng tin Reuters hôm nay, 28/03/2016, dẫn lời một quan chức cao cấp của Trung Quốc, lên án lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma khiến Phật Giáo Tây Tạng « trở thành một trò cười », khi tuyên bố chấm dứt truyền thống Lạt Ma hóa thân, tồn tại từ nhiều thế kỷ nay. Tuyên bố ngừng hóa thân đã được Đạt Lai Lạt Ma đưa ra cách nay một năm rưỡi. Nhiều người đặt câu hỏi : Vì sao giới chức nói trên đưa ra các chỉ trích nhắm vào lãnh đạo tâm linh của người Tây Tạng vào thời điểm này ?
Lời chỉ trích vừa được đưa ra là của ông Chu Duy Quần (Zhu Weiqun), chủ tịch Ủy Ban Dân Tộc và Tôn Giáo thuộc « Mặt trận Thống nhất », một cơ quan phụ trách quan hệ với các tổ chức nằm ngoài đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là giới tinh hoa ngoài Đảng. Phát biểu được đăng tải trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo.
Ông Ông Chu Duy Quần, nguyên phụ trách Ban Tây Tạng của cơ quan nói trên, nổi tiếng với quan điểm cứng rắn, nhận định : « Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục đòi hỏi việc hóa thân của ông ấy là ‘‘việc thuần túy tôn giáo’’ và là điều chỉ mình ông ấy có thể quyết định, nhưng ông ấy không có phương tiện nào để khống chế sự sùng bái của dân chúng (đối với truyền thống hóa thân - người viết) ».
Quan chức phụ trách tôn giáo Tây Tạng giải thích : « (Đạt Lai Lạt Ma) từng tuyên bố sẽ hóa thân làm một người nước ngoài, một con ong, ‘‘một phụ nữ tóc vàng ranh mãnh’’, thậm chí đề nghị có một hóa thân ngay khi ông còn sống, hay chấm dứt việc hóa thân ». Ông Chu Duy Quần kết luận : « Ngoài việc biến đạo Phật Tây Tạng trở thành một trò cười, tất cả những chuyện này là vô ích, khi vấn đề đối với ông ta là thoát khỏi sự khó khăn trong việc hóa thân ».
Cuối năm 2014, trong bài trả lời phỏng vấn báo Đức Giải Nobel Hòa bình hiện đang sống lưu vong cho biết « Định chế Đạt Lai Lạt Ma đã hết thời », « có thể chấm dứt với vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 rất được yêu mến ». Ông nhấn mạnh rằng định chế Đạt Lai Lạt Ma « quan trọng chủ yếu vì quyền lực chính trị », trong khi đó bản thân ông đã hoàn toàn rời bỏ quyền lực. Lãnh tụ tâm linh của Phật giáo Tây Tạng nói thêm, « nếu một Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 xuất hiện làm xấu hổ truyền thống này, thì toàn bộ định chế Đạt Lai Lạt Ma sẽ bị khinh rẻ ». Việc từ bỏ định chế Lạt Ma hóa thân có thể là một giải pháp cho phép Tây Tạng gia tăng dân chủ hóa và thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Cuối năm 2014, trong bài trả lời phỏng vấn báo Đức Giải Nobel Hòa bình hiện đang sống lưu vong cho biết « Định chế Đạt Lai Lạt Ma đã hết thời », « có thể chấm dứt với vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 rất được yêu mến ». Ông nhấn mạnh rằng định chế Đạt Lai Lạt Ma « quan trọng chủ yếu vì quyền lực chính trị », trong khi đó bản thân ông đã hoàn toàn rời bỏ quyền lực. Lãnh tụ tâm linh của Phật giáo Tây Tạng nói thêm, « nếu một Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 xuất hiện làm xấu hổ truyền thống này, thì toàn bộ định chế Đạt Lai Lạt Ma sẽ bị khinh rẻ ». Việc từ bỏ định chế Lạt Ma hóa thân có thể là một giải pháp cho phép Tây Tạng gia tăng dân chủ hóa và thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.
- Đọc thêm : Định chế Lạt Ma hóa thân ‘‘đã hết thời’’
Nạn mua bán tước vị Phật Sống
Tuy nhiên, việc chấm dứt truyền thống Lạt Ma hóa thân không phải là chuyện đơn giản tại Tây Tạng. Truyền thống « Phật sống » (Tulku) vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ tại Tây Tạng và các vùng lãnh thổ Trung Quốc ven Tây Tạng. Theo một con số thống kê chính thức, được một mạng truyền thông của Giáo Hội Công Giáo (tháng 12/2015), tại Trung Quốc, có khoảng 1.700 Tulku/Phật Sống được công nhận, trong đó riêng tại Khu tự trị Tây Tạng, có 358 Phật Sống, quản lý 1.787 cơ sở tôn giáo. Các Phật Sống được rất nhiều người Trung Quốc tìm kiếm chỗ dựa tâm linh sùng kính.
Báo chí chính thống của Trung Quốc lên án nạn Tulku giả, rất phổ biến, đe dọa truyền thống hóa thân Tây Tạng. Trên Hoàn Cầu Thời Báo (tháng 8/2014), một nhà nghiên cứu cáo buộc còn đến gần 10.000 Phật Sống trên khắp Trung Quốc, trong đó đa số là giả mạo. Năm 2007, chính quyền Trung Quốc ra luật quy định việc thể thức công nhận Phật Sống/Tulku (Le Monde 4/8/2015). Trở thành Phật Sống được coi là gắn với nhiều nguồn lợi. Theo một ước tính không chính thức, danh hiệu « Phật Sống » có thể được « mua » với giá khoảng 200.000 nhân dân tệ.
Tuy nhiên, việc chấm dứt truyền thống Lạt Ma hóa thân không phải là chuyện đơn giản tại Tây Tạng. Truyền thống « Phật sống » (Tulku) vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ tại Tây Tạng và các vùng lãnh thổ Trung Quốc ven Tây Tạng. Theo một con số thống kê chính thức, được một mạng truyền thông của Giáo Hội Công Giáo (tháng 12/2015), tại Trung Quốc, có khoảng 1.700 Tulku/Phật Sống được công nhận, trong đó riêng tại Khu tự trị Tây Tạng, có 358 Phật Sống, quản lý 1.787 cơ sở tôn giáo. Các Phật Sống được rất nhiều người Trung Quốc tìm kiếm chỗ dựa tâm linh sùng kính.
Báo chí chính thống của Trung Quốc lên án nạn Tulku giả, rất phổ biến, đe dọa truyền thống hóa thân Tây Tạng. Trên Hoàn Cầu Thời Báo (tháng 8/2014), một nhà nghiên cứu cáo buộc còn đến gần 10.000 Phật Sống trên khắp Trung Quốc, trong đó đa số là giả mạo. Năm 2007, chính quyền Trung Quốc ra luật quy định việc thể thức công nhận Phật Sống/Tulku (Le Monde 4/8/2015). Trở thành Phật Sống được coi là gắn với nhiều nguồn lợi. Theo một ước tính không chính thức, danh hiệu « Phật Sống » có thể được « mua » với giá khoảng 200.000 nhân dân tệ.
Cuối năm 2015, ông Chu Duy Quần cùng một lãnh đạo Ban Tôn Giáo nhà nước bị cáo buộc tham nhũng, liên quan đến thực hành mua bán chức danh Phật Sống. Mặc dù, nhân vật nói trên chưa bị truy tố hay điều tra, nhưng các cáo buộc kể trên cho thấy mức độ phổ biến của nạn « Phật Sống » tại Trung Quốc (mạng eglasie.mepasie.org).
Tin liên quan
Lần đầu tiên Chủ tịch Trung Quốc tiếp Ban Thiền Lạt Ma
Tin liên quan
Lần đầu tiên Chủ tịch Trung Quốc tiếp Ban Thiền Lạt Ma
No comments:
Post a Comment