TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng hậu thuẫn giới đấu tranh dân chủ vào quốc hội
27.03.2016
Trong cuộc họp báo sau khi Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng CSVN) bế mạc hôm 28/1 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Dân chủ đến thế là cùng!” khi nói về bầu cử tại Đại hội. Phát biểu này của người đứng đầu chế độ độc đảng ở Việt Nam hầu như ngay lập tức làm dấy lên phong trào tự ứng cử vào Quốc hội khóa 14 được bầu vào ngày 22/5 tới. Ngày 4/2, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã tuyên bố tự ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) với lý do nhằm “giúp ông Nguyễn Phú Trọng chứng minh ‘dân chủ đến thế là cùng!’” Tiếp theo ông A, đã có hàng chục người yêu nước - đấu tranh cho Dân chủ, Nhân quyền và Tiến bộ xã hội ở Việt Nam khác (sau đây gọi chung là “người đấu tranh dân chủ”) đã tuyên bố tương tự và tiến hành các thủ tục tự ứng cử vào cơ quan lập pháp.
Bên cạnh luồng dư luận đông đảo ủng hộ giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam tự ứng cử ĐBQH là một số ý kiến phản đối với những lập luận sau đây.
Cần phải khẳng định mục đích của đấu tranh dân chủ là chuyển đổi chế độ độc tài sang chế độ dân chủ - đa đảng một cách hòa bình hay phi bạo lực. Mà muốn như vậy thì chỉ có cách tham gia một cách đầy đủ nhất vào các cơ chế chính trị - xã hội hiện có. Cụ thể là những người Việt Nam đấu tranh dân chủ đòi nhà cầm quyền cộng sản thực hiện đầy đủ các quyền con người, quyền công dân đã được ghi trong Hiến pháp gồm quyền công dân tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước ở trung ương cũng như ở địa phương.
Dưới sự cai trị độc tài của Đảng CSVN, các cuộc bầu cử Quốc hội cũng như Hội đồng nhân nhân dân chỉ làm cái việc hợp pháp hóa nhân sự mà đảng này đã quyết định nhưng được tuyên truyền một cách mỹ miều là “giới thiệu ứng cử”. Nói cách khác, các cuộc bầu cử này là giả hiệu và vì vậy sự ứng cử ĐBQH của giới đấu tranh dân chủ sẽ không chỉ là “công dã tràng” mà còn là tiếp tay hợp pháp hóa chế độ cộng sản độc tài.
Chẳng hạn, khi chấp nhận tiêu chuẩn “Trung thành với Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” tại Khoản 1 Điều 3 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân (Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND) quy định cho ĐBQH thì những người đấu tranh dân chủ tự ứng cử ĐBQH mặc nhiên chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng CSVN được quy định tại Điều 4 Hiến pháp cũng như các luật chơi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà đảng này áp đặt. Nghĩa là “chưa chơi đã thua”!
Nếu vì một lý do nào đó mà những người tự ứng cử này lọt vào danh sách chính thức các ứng viên ĐBQH, họ cũng sẽ không bao giờ có cơ hội cạnh tranh bình đẳng với các ứng viên do chính quyền và Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam dưới sự kiểm soát của Đảng “giới thiệu” vì không được phép vận động bầu cử trên các phương tiện truyền thông đại chúng do chính quyền kiểm soát.
Vẫn nhứng ý kiến này cho rằng ngay dù có được bầu vào Quốc hội và chiếm toàn bộ trên dưới 10% ghế ĐBQH - “quota” mà Đảng CSVN dành cho “người ngoài Đảng”- đi chăng nữa thì tiếng nói của những người đấu tranh dân chủ vẫn sẽ không có trọng lượng nào hết, nghĩa là chỉ tổ hợp pháp hóa đường lối, chính sách của Đảng CSVN mà thôi.
... kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc Hội là quan điểm ích kỷ, chỉ biết thỏa mãn sự thù hận chính quyền cộng sản của bản thân mà không đếm xỉa đến đồng bào trong nước đang từng ngày, từng giờ bị chính quyền cộng sản o ép, đàn áp để từ đó tìm phương cách cải thiện tình trạng tồi tệ này chứ không làm nó xấu hơn nữa. Tóm lại, không thể chống cộng bằng chính tính mạng của đồng bào mình!
Từ đó đi đến kêu gọi tẩy chay bầu cử để không hợp pháp hóa chế độ độc tài của Đảng CSVN.
Vậy trước hai luồng ý kiến ủng hộ và phản đối tự ứng cử ĐBQH của giới đấu tranh dân chủ thì quan điểm của người viết bài này ra sao? Dĩ nhiên tôi ủng hộ, trước hết và đơn giản là cách đây 9 năm, vào năm 2007, tôi đã là người tự ứng cử ĐBQH khóa 11.
Tự ứng cử Đại biểu Quốc hội là tích cực thực hiện quyền công dân
Điều 27 Hiến pháp hiện hành (2013) quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.
Điều 37 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND hiện hành (2015) quy định về “Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” như sau: “1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; 2. Người đang bị khởi tố bị can; 3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; 4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích; 5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
...buổi lấy tín nhiệm đối với người tự ứng cử đã được chính quyền dàn dựng thành cuộc “đấu tố” với những tố cáo vừa vu vơ, vừa kệch cỡm, vừa bỉ ổi như “không thường xuyên liên hệ với hàng xóm, láng giềng”, “không tham gia dọn vệ sinh đường phố”… được “nâng cao chất lượng” bằng những cái mặt đỏ gay, giọng từ hồng hộc đến hổn hển như thể người tự ứng cử là “kẻ thù giai cấp không đội trời chung” như trong “Cải cách ruộng đất long trời lở đất” ở miền Bắc Việt Nam cách nay 6 thập kỷ… nhằm hợp pháp hóa kết quả “bất tín nhiệm” được dàn dựng bằng bỏ phiếu ngay sau đó.
Khoản 2 Điều 44 vẫn của Luật này quy định: “Hội nghị hiệp thương lần thứ hai căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ nhất để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú; đối với người tự ứng cử thì còn được gửi lấy ý kiến cử tri nơi người đó công tác (nếu có). Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật này.”
Tiếp đó, Khoản 3 Điều 46 quy định: “Đối với người tự ứng cử đại biểu Quốc hội thì Ủy ban bầu cử ở tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người đó hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.”
Như vậy, nếu không ở trong các trường hợp bị Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND cấm, mọi công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử ĐBQH. Nói cách khác, chính quyền địa phương nơi cư trú của người ứng cử ĐBQH nói chung, người tự ứng cử ĐBQH nói riêng, có quyền nhận xét vào hồ sơ ứng cử là người này thuộc trường hợp bị Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND cấm kèm theo bằng chứng. Mọi nhận xét khác của chính quyền địa phương vào hồ sơ của người ứng cử Đại biểu Quốc Hội là lạm quyền, là trái pháp luật.
ĐBQH là đại diện chí ít của hàng vạn cử tri trong khu vực bầu cử nên sự tín nhiệm hay không tín nhiệm của cử tri của tổ dân phố nơi ứng viên sinh sống hoàn toàn không thể thay thế sự tín nhiệm hay không tín nhiệm của hàng vạn cử tri của khu vực bầu cử. Nói cách khác, kết quả lấy tín nhiệm đối với ứng viên ĐBQH tại Hội nghị cử tri tuyệt đối không phải là căn cứ pháp lý để Hội nghị hiệp thương giữ hoặc loại họ khỏi danh sách chính thức ứng viên ĐBQH.
Tóm lại, tự ứng cử ĐBQH là hoàn toàn hợp pháp, là thực hiện quyền công dân một cách tích cực. Tuy nhiên không phải cứ tự ứng cử ĐBQH thì là người vì lợi ích chung của quốc gia – xã hội. Thậm chí ngược lại là đằng khác!
Những người tự ứng cử ĐBQH theo tôi cơ bản gồm hai loại: người đấu tranh dân chủ và chủ doanh nghiệp tư nhân. Với những gì ta đã thấy trong nhiệm kỳ Quốc hội sắp kết thúc, các ĐBQH là chủ doanh nghiệp tư nhân có nguồn gốc “được giới thiệu” hay “tự ứng cử” đều là “cấm khẩu” hoặc là a tòng các chính sách phản dân chủ - dân sinh của chính quyền bởi động cơ vào Quốc hội của những người này là để có thêm “quan hệ lớn” hay “bình phong” cho việc làm ăn bất chính, có tính mafia của họ. Việc ĐBQH Châu Thị Thu Nga, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất bị bắt do lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; ĐBQH Hoàng Hữu Phước, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại, Dịch vụ tư vấn đầu tư doanh thương Mỹ Á bị công luận yêu cầu đưa đi khám tâm thần khi xỉ vả ĐBQH Dương Trung Quốc là “Tứ Đại Ngu” vì nhà sử học này đề nghị hợp pháp hóa mại dâm, thừa nhận có đa đảng trong chính thể Việt Nam Cộng hòa, đề nghị làm Luật Biểu tình và đòi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thực hiện “văn hóa từ chức” do phải chịu trách nhiệm về sự sụp đổ do tham nhũng của tập đoàn kinh tế Vinashine do chính Thủ tướng lập ra, gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng cho quốc gia…là những bằng chứng. Do đó, “người tự ứng cử ĐBQH” trong bài viết này của tôi chỉ dành cho người có động cơ vì dân, vì nước là mà ở đây là người đấu tranh dân chủ.
Cần phải khẳng định mục đích của đấu tranh dân chủ là chuyển đổi chế độ độc tài sang chế độ dân chủ - đa đảng một cách hòa bình hay phi bạo lực. Mà muốn như vậy thì chỉ có cách tham gia một cách đầy đủ nhất vào các cơ chế chính trị - xã hội hiện có. Cụ thể là những người Việt Nam đấu tranh dân chủ đòi nhà cầm quyền cộng sản thực hiện đầy đủ các quyền con người, quyền công dân đã được ghi trong Hiến pháp gồm quyền công dân tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước ở trung ương cũng như ở địa phương cũng như xóa bỏ các quy định pháp luật và thực hành phản dân chủ. Bởi thế, kêu gọi không tự ứng cử ĐBQH, thậm chí kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội về nguyên tắc là đi ngược lại mục tiêu của cuộc đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, có hại cho người dân Việt Nam.
Tóm lại, Hội nghị hiệp thương chỉ có quyền chốt lại số lượng ứng viên “của mình”, tức các ứng viên được chính các thành phần tham gia Hội nghị gồm chính quyền và Mặt trận Tổ Quốc thông qua các thành viên của mình giới thiệu cho danh sách chính thức ứng viên ĐBQH chứ tuyệt nhiên không có quyền định đoạt đối với những người tự ứng cử đồng nhất với việc những người tự ứng cử đương nhiên có mặt trong danh sách chính thức ứng viên ĐBQH trừ phi họ vi phạm pháp luật!
Trên thực tế, lời kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội xuất phát từ những người Việt chống cộng cực đoan ở hải ngoại vì có công kích thậm tệ chế độ cộng sản Việt Nam đến đâu đi nữa thì miếng ăn, cuộc sống của những người này cũng chẳng hề hấn gì. Nói cách khác, kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội là quan điểm ích kỷ, chỉ biết thỏa mãn sự thù hận chính quyền cộng sản của bản thân mà không đếm xỉa đến đồng bào trong nước đang từng ngày, từng giờ bị chính quyền cộng sản o ép, đàn áp để từ đó tìm phương cách cải thiện tình trạng tồi tệ này chứ không làm nó xấu hơn nữa. Tóm lại, không thể chống cộng bằng chính tính mạng của đồng bào mình!
Ngoài ra, xuất phát từ cái nhìn thực tiễn là người dân Việt Nam hiện nay đa phần lệ thuộc vào chính quyền để mưu sinh nên sẽ không thể có trên 50% tổng số cử tri đáp ứng kêu gọi tẩy chay bầu cử và như vậy, những ứng viên ĐBQH của Đảng CSVN vốn đã “múa gậy vườn hoang” lại càng không gặp thách thức nào dù là nhỏ nhất từ phía người dân.
Kết luận lại, tự ứng cử ĐBQH của giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam là đường lối đúng đắn. Do đó vấn đề tiếp theo là phải nhận diện chính xác và đầy đủ những cản phá từ phía các thế lực thù địch Dân chủ trong chính quyền Việt Nam để có biện pháp hóa giải hữu hiệu.
Cản phá và tháo gỡ
Trước khi nói về những cản phá mà những người đấu tranh dân chủ tự ứng cử ĐBQH phải đối diện, tôi thấy cần thiết phải “giải oan” cho Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trước những công kích cho rằng ông này đã chỉ thị loại bỏ những người đấu tranh dân chủ tự ứng cử ĐBQH khi phát biểu: “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước những phần tử thế này, thế khác” tại cuộc tiếp xúc với cử tri ở Hà Nội hôm 8/3, trước Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội.
... không thể không sửa đổi Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND theo hướng bỏ cơ chế “hội nghị hiệp thương” độc đoán và thay vào đó là quy định số lượng chữ ký tối thiểu của cử tri cần thu thập để đăng ký ứng viên ĐBQH với Ủy ban bầu cử cũng như quy định đương sự dù thu thập đủ số lượng chữ ký cử tri cần thiết vẫn không được Ủy ban bầu cử đăng ký ứng viên ĐBQH nếu được chứng minh thuộc trường hợp bị cấm ứng cử ĐBQH hoặc vi phạm pháp luật hình sự.
Theo tôi, ý cúa ông Trọng là không để những kẻ “nói một đằng, làm một nẻo”, mồm thì vì dân, vì nước nhưng hành động thì phản nước, hại dân, lọt vào “cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước”, tức lọt vào Bộ Chính trị Đảng CSVN, Ủy ban thường vụ Quốc hội, làm Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội. Thực vậy, theo Hiến pháp Việt Nam thì “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” chứ tuyệt nhiên không phải là “cơ quan lãnh đạo cao nhất” của Nhà nước!
Cản phá đầu tiên mà người đấu tranh dân chủ gặp phải là bị chính quyền địa phương bằng mọi cách cản trở việc nộp hồ sơ ứng cử ĐBQH đúng thời hạn như viện cớ người có trách nhiệm xác nhận hồ sơ đi vắng, yêu cầu bổ sung hồ sơ một cách phi lý... hay trắng trợn hơn, o ép bản thân hoặc gia đình người này để họ bỏ cuộc. Nếu may mắn mà người tự ứng cử vượt qua được sự cản phá này thì cản phá tiếp theo và cũng là ác liệt nhất sẽ là cuộc lấy tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với họ được tổ chức về nguyên tắc theo quy định tại Điều 45 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND (1. Hội nghị cử tri ở xã, phường, thị trấn được tổ chức tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử đại biểu Quốc hội cư trú thường xuyên do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì”; 3. Tại hội nghị cử tri, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hội nghị).
Thực tế của hai kỳ bầu cử Quốc Hội gần đây cho thấy buổi lấy tín nhiệm đối với người tự ứng cử đã được chính quyền dàn dựng thành cuộc “đấu tố” với những tố cáo vừa vu vơ, vừa kệch cỡm, vừa bỉ ổi như “không thường xuyên liên hệ với hàng xóm, láng giềng”, “không tham gia dọn vệ sinh đường phố”… được “nâng cao chất lượng” bằng những cái mặt đỏ gay, giọng từ hồng hộc đến hổn hển như thể người tự ứng cử là “kẻ thù giai cấp không đội trời chung” như trong “Cải cách ruộng đất long trời lở đất” ở miền Bắc Việt Nam cách nay 6 thập kỷ… nhằm hợp pháp hóa kết quả “bất tín nhiệm” được dàn dựng bằng bỏ phiếu ngay sau đó. Thậm chí để “bảo hiểm” cho kết quả “bất tín nhiệm” này, bất chấp Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND quy định Hội nghị cử tri chỉ gồm cử tri trong tổ dân phố nơi ứng cử viên ĐBQH thường trú, chính quyền điều thêm cử tri thậm chí từ 3 tổ dân phố khác đến tham gia, hơn cả “luật rừng” thông thường là “hai đánh một chẳng chột thì què”! Đó chính là những gì mà bản thân tôi, Cù Huy Hà Vũ, đã phải trải qua khi tự ứng cử ĐBQH khóa 12 cách đây 9 năm, vào năm 2007.
... để bảo đảm không có gian lận phiếu gây thiệt hại cho những người tự ứng cử ĐBQH Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND phải được sửa đổi theo hướng Tổ bầu cử thực hiện chức năng kiểm phiếu bao gồm cả đại diện của những người tự ứng cử thay vì chỉ bao gồm Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp như hiện nay.
Thế rồi với lý do người tự ứng cử bị cử tri nơi cư trú “bất tín nhiệm” được dàn dựng này, Hội nghị hiệp thương gồm đại diện Mặt trận Tổ Quốc, Ủy ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nghĩa là toàn “người của Đảng” sẽ thẳng thừng loại họ ra khỏi danh sách chính thức ứng viên ĐBQH. Thuật ngữ chính trị “loại từ vòng gửi xe” chỉ có ở Việt Nam chính từ đây mà ra!
Tóm lại, với những màn “đấu tố” được tổ chức trái pháp luật cộng với Hội nghị Hiệp thương nắm quyền “sinh – sát” trong việc lập danh sách chính thức ứng viên ĐBQH thì những người tranh đấu dân chủ có thể nói không có chút cơ may nào để có tên trong danh sách này.
Biết rõ những cản phá quyết liệt và quái ác như vậy từ phía chính quyền nhưng những người đấu tranh dân chủ vẫn “cứ tiến”, vẫn ứng cử ĐBQH. Tiến sĩ Nguyễn Quang A coi đây là “trò chơi” để kiểm tra “dân chủ đến thế là cùng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông phát biểu: “Đây là một trò chơi hoàn toàn hợp pháp giữa 2 bên: chúng ta (kể cả những người cộng sản muốn cải cách) và những người bảo thủ muốn tước quyền của chúng ta. Trong trò chơi này (tương tự như trò chơi tung đồng xu) nếu kết cục là “ngửa” thì chúng ta “thắng” (khả năng chưa cao), còn nếu “sấp” (khả năng cao hơn) thì họ sẽ “thua’. Họ càng tìm cách cản trở, quấy nhiễu hay bắt bớ chúng ta vì việc làm thực sự hợp pháp và tôn trọng pháp luật hiện hành (dẫu không tốt) thì chúng ta không thể giúp ông Nguyễn Phú Trọng chứng minh “dân chủ đến thế là cùng” được trong việc ứng cử và đề cử lần này và như thế họ càng thua đậm”.
Những người khác như Tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện, nhà thơ Bùi Minh Quốc, Luật sư Võ An Đôn, Luật sư Lê Văn Luân, ca sĩ Mai Khôi, nhà giáo Đỗ Việt Khoa, nghệ sĩ chèo Nguyễn Công Vượng, nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy, nhà văn Phạm Chí Thành, công dân Nguyễn Thúy Hạnh, công dân Đặng Bích Phượng… thì vững tin họ sẽ thành công vì họ có chương trình hành động hiệu quả để giải quyết những bê bối, xuống cấp nghiêm trọng cả về đạo đức, kinh tế, văn hóa, xã hội.
... để bảo đảm mọi khiếu nại, tố cáo liên quan đến bầu cử ĐBQH của những người tự ứng cử ĐBQH nói riêng, của cử tri nói chung, được giải quyết nghiêm túc, đến nơi đến chốn, Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND phải được sửa đổi theo hướng mọi khiếu nại, tố cáo nói trên sau khi đã được Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Hội đồng bầu cử quốc gia giải quyết theo thẩm quyền nhưng người khiếu nại, tố cáo không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì Ủy ban thường vụ Quốc Hội có trách nhiệm giải quyết tiếp
Vấn đề còn lại và là quan trọng nhất là làm thế nào để những người đấu tranh dân chủ này có mặt trong danh sách chính thức ứng viên vào cơ quan lập pháp.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói: “Những người tự ứng cử sẽ yêu cầu được có mặt trong buổi họp hiệp thương.” Thế nhưng giải pháp này theo tôi là hoàn toàn bất khả thi vì muốn như vậy thì quy định của Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND về thành phần Hội nghị hiệp thương phải được sửa cái đã. Để cho hết nhẽ, cứ cho là người tự ứng cử ĐBQH hay đại diện của họ được tham dự hội nghị này thì họ chắc chắn sẽ là thiểu số nếu không muốn nói là thiểu số tuyệt đối trong cuộc biểu quyết “ai đi, ai ở” trong danh sách chính thức ứng viên ĐBQH. Vậy để giải quyết vấn đề này, theo tôi, là phải giải quyết từ gốc, tức phải làm rõ chức năng cũng như giá trị của Hội nghị cử tri.
Hội nghị cử tri là nơi ứng viên ĐBQH bất luận được giới thiệu hay tự ứng cử trình bày chương trình hành động nếu trúng cử ĐBQH hay nói một cách đơn giản, lý do ứng cử ĐBQH của bản thân để tiếp đó cử tri chất vấn về chương trình hành động cũng như về nhân thân, tài sản… của ứng viên. Như thế, Hội nghị cử tri chỉ là nơi ứng viên ĐBQH vận động bầu cử đồng nghĩa kết quả lấy tín nhiệm đối với ứng viên (bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín) hoàn toàn chỉ mang giá trị tham khảo, như kết quả thăm dò dư luận rất thịnh hành ở các nước dân chủ phương Tây, chứ tuyệt nhiên không phải là “cuộc bầu cử sớm” đối với ứng viên. Thực vậy, ĐBQH là đại diện chí ít của hàng vạn cử tri trong khu vực bầu cử nên sự tín nhiệm hay không tín nhiệm của cử tri của tổ dân phố nơi ứng viên sinh sống hoàn toàn không thể thay thế sự tín nhiệm hay không tín nhiệm của hàng vạn cử tri của khu vực bầu cử. Nói cách khác, kết quả lấy tín nhiệm đối với ứng viên ĐBQH tại Hội nghị cử tri tuyệt đối không phải là căn cứ pháp lý để Hội nghị hiệp thương giữ hoặc loại họ khỏi danh sách chính thức ứng viên ĐBQH.
Cũng như vậy, ngay dù kết quả lấy tín nhiệm đối với ứng viên ĐBQH tại Hội nghị cử tri chỉ có giá trị tham khảo đối với Hội nghị hiệp thương thì các thành viên Hội nghị hiệp thương không do cử tri bầu ra cũng không có quyền thay mặt cử tri để quyết định những người tự ứng cử đủ tư cách hay không đủ tư cách ứng cử ĐBQH.
...tôi cho rằng có chế tổt nhất để giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo liên quan đến bầu cử là Tòa án Hiến pháp. Thực vậy, ngày 30/9/2013, qua giám thị trại giam số 5 – Bộ Công an nơi tôi bị áp đặt thi hành bản án 7 năm tù về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tại Điều 88 Bộ Luật hình sự, tôi đã gửi Quốc Hội và Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 bản “Góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” gồm 20 trang A4 trong đó tôi yêu cầu thiết lập Tòa án Hiến pháp có quyền “Phán quyết về các tranh chấp liên quan đến bầu cử Quốc Hội, bầu cử Tổng thống, Hội đồng nhân dân, kết quả trưng cầu ý dân”
Tóm lại, Hội nghị hiệp thương chỉ có quyền chốt lại số lượng ứng viên “của mình”, tức các ứng viên được chính các thành phần tham gia Hội nghị gồm chính quyền và Mặt trận Tổ Quốc thông qua các thành viên của mình giới thiệu cho danh sách chính thức ứng viên ĐBQH chứ tuyệt nhiên không có quyền định đoạt đối với những người tự ứng cử đồng nhất với việc những người tự ứng cử đương nhiên có mặt trong danh sách chính thức ứng viên ĐBQH trừ phi họ vi phạm pháp luật!
Tuy nhiên để bảo đảm bình đẳng về cơ hội trở thành ứng viên chính thức ĐBQH giữa những người được chính quyền và Mặt trận Tổ Quốc giới thiệu và những người tự ứng cử cũng như để bảo đảm ứng viên thực sự là người có uy tín trong quảng đại nhân dân thì không thể không sửa đổi Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND theo hướng bỏ cơ chế “hội nghị hiệp thương” độc đoán và thay vào đó là quy định số lượng chữ ký tối thiểu của cử tri cần thu thập để đăng ký ứng viên ĐBQH với Ủy ban bầu cử cũng như quy định đương sự dù thu thập đủ số lượng chữ ký cử tri cần thiết vẫn không được Ủy ban bầu cử đăng ký ứng viên ĐBQH nếu được chứng minh thuộc trường hợp bị cấm ứng cử ĐBQH hoặc vi phạm pháp luật hình sự.
Ngoài ra, để bảo đảm không có gian lận phiếu gây thiệt hại cho những người tự ứng cử ĐBQH Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND phải được sửa đổi theo hướng Tổ bầu cử thực hiện chức năng kiểm phiếu bao gồm cả đại diện của những người tự ứng cử thay vì chỉ bao gồm Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp như hiện nay.
Khi còn là Chủ tịch Quốc Hội khóa 12, ông Nguyễn Phú Trọng đã có một tuyên bố rất tiến bộ về người ngoài Đảng CSVN ứng cử ĐBQH: “Những người ngoài đảng tham gia vào Quốc Hội là bây giờ trở thành một điều vô cùng cần thiết, vấn đề không chỉ còn là 10% nữa mà thậm chí cứ đưa ra cho nhân dân lựa chọn. Nếu nhân dân bầu mà tỷ lệ người ngoài đảng nhiều hơn số người bên trong thì đảng và nhà nước cũng phải chấp nhận vì đó là quyết định của nhân dân.”
Cuối cùng, để bảo đảm mọi khiếu nại, tố cáo liên quan đến bầu cử ĐBQH của những người tự ứng cử ĐBQH nói riêng, của cử tri nói chung, được giải quyết nghiêm túc, đến nơi đến chốn, Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND phải được sửa đổi theo hướng mọi khiếu nại, tố cáo nói trên sau khi đã được Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Hội đồng bầu cử quốc gia giải quyết theo thẩm quyền nhưng người khiếu nại, tố cáo không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì Ủy ban thường vụ Quốc Hội có trách nhiệm giải quyết tiếp như đối với khiếu nại, tố cáo chưa được Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Hội đồng bầu cử quốc gia giải quyết quy định tại Điều 61 của Luật này.
Mặc dầu vậy, tôi cho rằng có chế tổt nhất để giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo liên quan đến bầu cử là Tòa án Hiến pháp. Thực vậy, ngày 30/9/2013, qua giám thị trại giam số 5 – Bộ Công an nơi tôi bị áp đặt thi hành bản án 7 năm tù về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tại Điều 88 Bộ Luật hình sự, tôi đã gửi Quốc hội và Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 bản “Góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” gồm 20 trang A4 trong đó tôi yêu cầu thiết lập Tòa án Hiến pháp có quyền “Phán quyết về các tranh chấp liên quan đến bầu cử Quốc hội, bầu cử Tổng thống, Hội đồng nhân dân, kết quả trưng cầu ý dân” bên cạnh quyền “Phán quyết về tính hợp Hiến của các văn bản do các cơ quan Nhà nước ban hành, hủy bỏ các văn bản vi phạm Hiến pháp” và quyền “Đăng ký các đảng chính trị.”
Trong khi chờ đợi sửa đổi Hiến pháp và Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND theo những hướng như vậy, Hội đồng bầu cử quốc gia do Chủ tịch Quốc hội làm chủ tịch cần thực hiện ngay các biện pháp sau đây nhằm ngăn ngừa hữu hiệu xâm phạm quyền tự ứng cử ĐBQH của công dân được Hiến pháp bảo hộ.
Không nghi ngờ gì nữa, chỉ có đồng hành với Dân chủ, đồng hành với những người yêu nước - đấu tranh vì Dân chủ, Nhân quyền và Tiến bộ xã hội ở Việt Nam thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đồng sự của ông mới có thể thành công trong công cuộc chống Thù Trong – Tham Nhũng và Giặc Ngoài – Trung Quốc xâm lược.
Thứ nhất, bảo đảm báo chí trong và ngoài nước được quan sát Hội nghị cử tri, Hội nghị Hiệp thương trong suốt thời gian diễn ra các hội nghị này, kể cả quan sát kiểm phiếu lấy tín nhiệm đối với ứng viên ĐBQH.
Thứ hai, bảo đảm báo chí trong và ngoài nước được quan sát bầu cử Quốc hội trong suốt thời gian diễn ra bầu cử, kể cả kiểm phiếu bầu ĐBQH.
Không thể quay ngược Bánh xe Dân chủ ở Việt Nam
Bất chấp những sự cản phá thô bạo và bỉ ổi hoàn toàn có thể xảy ra từ phía chính quyền Việt Nam mang đậm dấu ấn hai nhiệm kỳ Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng phản nước, hại dân, những người đấu tranh dân chủ tự ứng cử ĐBQH khóa 14 đang có những thuận lợi vượt trội so với những người cũng thực hiện quyền công dân cao quý ấy trong hai kỳ bầu cử Quốc hội trước.
Thứ nhất, đã có một chuyển động dân chủ mạnh mẽ trong xã hội Việt Nam từ vài năm qua được đánh dấu bằng Kiến nghị ngày 19/1/2013 của 72 nhân sĩ, trí thức gửi Quốc hội và Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 theo đó “chuyển từ toàn trị sang dân chủ là yêu cầu cấp bách”, Thư ngỏ ngày 28/7/2014 của 61 đảng viên ĐCSVN lão thành gửi lãnh đạo và đảng viên Đảng CSVN cũng yêu cầu tương tự, Kiến nghị ngày 2/9/2014 của 20 sĩ quan cao cấp lực lượng vũ trang Việt Nam gửi lãnh đạo Nhà nước yêu cầu “chấm dứt ngay việc huy động quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với nhân dân”...Đây chính là cái “nôi” để việc tự ứng cử ĐBQH những người đấu tranh dân chủ trở thành “phong trào” như chính một thành viên Tiểu ban An ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử quốc gia đã thừa nhận.
Thứ hai, sự phát triển như vũ bão của Internet cũng như các phương tiện truyền thông cá nhân đa chức năng chắc chắn sẽ làm chính quyền ít nhiều chùn tay trong tổ chức các cuộc “đấu tố” cũng như cản phá khác chống lại những người đấu tranh dân chủ tự ứng cử ĐBQH.
Với phân tích trên, tôi tin rằng những người yêu nước - đấu tranh vì Dân chủ, Nhân quyền và Tiến bộ xã hội tự ứng cử ĐBQH khóa 14 không chỉ có tên trong danh sách bầu cử chính thức mà còn sẽ sải bước với tư cách Đại Biểu Của Dân tại cơ quan lập pháp Việt Nam. Bánh xe Dân chủ ở Việt Nam đã lăn, không thế lực hắc ám nào có thể quay ngược!
Thứ ba, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam cả về kinh tế lẫn nhân quyền khiến chính quyền Việt Nam không thể mãi phớt lờ những yêu cầu chấm dứt đàn áp nhân quyền cũng như cải cách dân chủ từ các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Thứ tư, điều này là quan trọng hơn cả, đương kim Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng hậu thuẫn giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam vào Quốc Hội.
Khi còn là Chủ tịch Quốc hội khóa 12, ông Nguyễn Phú Trọng đã có một tuyên bố rất tiến bộ về người ngoài Đảng CSVN ứng cử ĐBQH: “Những người ngoài đảng tham gia vào Quốc hội là bây giờ trở thành một điều vô cùng cần thiết, vấn đề không chỉ còn là 10% nữa mà thậm chí cứ đưa ra cho nhân dân lựa chọn. Nếu nhân dân bầu mà tỷ lệ người ngoài đảng nhiều hơn số người bên trong thì đảng và nhà nước cũng phải chấp nhận vì đó là quyết định của nhân dân.”
Tại “Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa kỳ” đưa ra cùng Tổng thống Obama trong chuyến công du Hoa Kỳ lịch sử của ông với tư cách người đứng đầu Đảng CSVN vào tháng 7 năm ngoái, Nguyễn Phú Trọng đã long trọng cam kết “tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người”.
Rồi với phát biểu hùng hồn “Dân chủ đến thế là cùng!” như đã đề cập ở đầu bài viết, chắc chắn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ không cho phép tàn quân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay bất cứ thế lực thù địch Dân chủ nào khác loại bỏ một cách độc đoán, phi Hiến pháp những người đấu tranh dân chủ tự ứng cử ĐBQH khỏi danh sách bầu cử chính thức.
Không nghi ngờ gì nữa, chỉ có đồng hành với Dân chủ, đồng hành với những người yêu nước - đấu tranh vì Dân chủ, Nhân quyền và Tiến bộ xã hội ở Việt Nam thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đồng sự của ông mới có thể thành công trong công cuộc chống Thù Trong – Tham Nhũng và Giặc Ngoài – Trung Quốc xâm lược.
Với phân tích trên, tôi tin rằng những người yêu nước - đấu tranh vì Dân chủ, Nhân quyền và Tiến bộ xã hội tự ứng cử ĐBQH khóa 14 không chỉ có tên trong danh sách bầu cử chính thức mà còn sẽ sải bước với tư cách Đại Biểu Của Dân tại cơ quan lập pháp Việt Nam.
Bánh xe Dân chủ ở Việt Nam đã lăn, không thế lực hắc ám nào có thể quay ngược!
Mùa Bầu cử Quốc hội Việt Nam 2016, Chicago, Hoa Kỳ, 23/3/2016
Tài liệu tham khảo
- Còn 30 người đủ điều kiện tự ứng cử QH, BBC Tiếng Việt, 23/4/2007
- Cù Huy Hà Vũ - Góp ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992, Tin tức hàng ngày, 17/11/2013
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong ván bài thôn tính Việt Nam của Trung Quốc, VOA Tiếng Việt, 23/3/2016
- Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ giải thích việc tự ra ứng cử thêm một lần nữa, RFA Tiếng Việt, 11/3/2007
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment