Monday, May 23, 2016

Bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam: Hành động kịp thời và cần thiết

Bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam: Hành động kịp thời và cần thiết

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-05-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_B412Y.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang trong một cuộc họp báo chung tại Hà Nội vào ngày 23 tháng năm 2016.
 AFP photo
Ngày hôm nay 23 tháng 5 năm 2016 Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Động thái này được Việt Nam chào đón như một chương mới đối với quan hệ hai nước đặc biệt trong bối cảnh Biển Đông ngày một nhỏ lại bởi sự lấn lướt của Trung Quốc. Mặc Lâm phỏng vấn Thiếu tướng Lê Kế Lâm, Chuẩn đề đốc hải quân, PGS-TS nguyên giám đốc Học viện Hải Quân Nhân dân Việt Nam về vấn đề này.
Thêm sức mạnh
Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng, ngày hôm nay tại Hà Nội Tổng thống Obama đã chính thức tuyên bố Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam sau nhiều thập niên duy trì nó như một biện pháp ngăn chặn vấn đề phát triển quân sự của Việt Nam, là một chuyên gia quân sự ông nghĩ thế nào về quyết định này của Mỹ?
Thiếu tướng Lê Kế Lâm: Trước hết tôi nghĩ rằng nếu Tổng thống Obama quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam thì đấy là điều rất tốt. Việc cấm bán vũ khí sát thương không phải chỉ cấm với Việt Nam mà còn cấm với rất nhiều nước. Nhưng bây giờ đối với Việt Nam do quan hệ hai bên tốt lên Mỹ thấy rằng bán vũ khí sát thương cho Việt Nam không ảnh hưởng gì lớn đến an ninh hay quan hệ với Mỹ thì tôi thấy đấy là điều hết sức đáng hoan nghênh và nhân dân Việt Nam cũng đón nhận tin đó với thái độ rất vui vẻ và có thể nói rằng quan điểm của Tổng thống Obama là một quan điểm rất đúng mực và hữu nghị giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.
Mặc Lâm: Rồi đây sẽ có nhiều yêu cầu trang bị vũ khí mới của Mỹ cho quân đội nhân dân Việt Nam, riêng về hải quân là đơn vị đứng mũi chịu sào trước Biển Đông và chắc chắn sẽ là đơn vị cần trang bị vũ khí nhất, theo Thiếu tướng thì Hải quân nhân dân Việt Nam cần trang bị loại nào nhất trong hoàn cảnh hiện tại?
Khi tình thế ép chúng ta vào việc phải đối phó với chiến tranh thì vũ khí sát thương là phương tiện tạo cho chúng ta sức mạnh để chúng ta có thể chống lại kẻ thù và giành chiến thắng.
- Thiếu tướng Lê Kế Lâm
Thiếu tướng Lê Kế Lâm: Vấn đề này nếu nói thì hết sức dài bởi vì nó cả một vấn đề chiến lược. Trong tất cả các cuộc chiến tranh luôn có hai yếu tố quyết định đó là con người và vũ khí. Mà con người thì chúng ta biết rồi không bàn đến chuyện đó nữa. Thế còn về vũ khí, đặc biệt nói về vũ khí sát thương là một cách nói chung chung thôi chứ thực chất khi đi vào giải quyết sử dụng vũ khí sát thương đó thì nó rất rộng lớn và đa dạng. Đối với Việt Nam tôi nghĩ rằng Biển Đông rộng như vậy chúng ta có đối tác, chúng ta có đối tượng và chúng ta không mong muốn gì chiến tranh với bất cứ nước nào, cho dù trên biển hay trên đất liền. Thế nhưng khi tình thế ép chúng ta vào việc phải đối phó với chiến tranh thì vũ khí sát thương là phương tiện tạo cho chúng ta sức mạnh để chúng ta có thể chống lại kẻ thù và giành chiến thắng.
Trước mắt trong hải quân tôi nghĩ bây giờ hãy nói đến vấn đề quan sát tầm xa, hãy nói đến vấn đề quản lý đường biển và quản lý cả trong lòng biển rồi vấn đề xa hơn đó là trước động tĩnh của những đối phương thì chúng ta có thể biết được họ đang làm gì để có thể trở tay. Đấy là việc đầu tiên đối với hải quân là như thế.
Tiếp đó nếu chúng ta có điều kiện nắm được tình hình, nắm được hoàn cảnh chung của ta, của đối phương và của thế giới rồi khi đó chúng ta mới có thể hạ quyết tâm sử dụng vũ khí sát thương một cách chính xác.
Trung Quốc sẽ phản ứng?
000_B408U.jpg-400.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (thứ hai từ phải) trò chuyện với Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) trong khi chờ Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Phủ Chủ tịch Hà Nội ngày 23 tháng 5 năm 2016. AFP photo
Mặc Lâm: Ngay sau khi Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thì giới phân tích thời sự cho rằng Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ một Việt Nam hùng mạnh và từ đó Bắc Kinh sẽ có những động thái cương quyết thậm chí tấn công trước để giành thế chủ động, theo Thiếu tướng thì khả năng này có thể xảy ra?
Thiếu tướng Lê Kế Lâm: Tôi nghĩ thế này, vũ khí sát thương nếu Mỹ bán cho Việt Nam hoặc giúp Việt Nam có được vũ khí sát thương có hiệu quả thì cũng là điều tốt thôi. Không nhất thiết là chúng ta đối phó với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không gây chuyện rắc rối thì ai dại gì đi gây chiến làm mất tình bạn giữa Việt Nam và Trung Quốc? Tuy nhiên có thể trong một số chính khách Trung Quốc có tư tưởng dân tộc cực đoan thì họ sẽ cho rằng Việt Nam đi theo Mỹ để chống lại Trung Quốc, nhưng thực tế thì tôi nghĩ rằng Tổng thống Obama cũng như các nhà lãnh đạo Việt Nam đã từng tuyên bố rằng Mỹ và Việt Nam bắt tay chặt chẽ với nhau nhưng không có tư tưởng chống nước thứ ba. Vậy thì cái nước thứ ba đó đừng nghĩ rằng Việt Nam với Mỹ đoàn kết với nhau rồi chèn ép họ. Cái đó chỉ gây thêm rắc rối mà thôi.
Tổng thống Obama cũng như các nhà lãnh đạo Việt Nam đã từng tuyên bố rằng Mỹ và Việt Nam bắt tay chặt chẽ với nhau nhưng không có tư tưởng chống nước thứ ba.
- Thiếu tướng Lê Kế Lâm
Mặc Lâm: Việt Nam có một vị trí rất quan trọng tại Biển Đông đó là căn cứ Cam Ranh. Thiếu tướng nghĩ sao nếu căn cứ chiến lược này được Hoa Kỳ trực tiếp xử dụng như trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam?
Thiếu tướng Lê Kế Lâm: Riêng cảng Cam Ranh thì cả thế giới đều biết nó là cảng có điều kiện thiên nhiên rất tốt đồng thời vị trí địa chiến lược của nó cũng hết sức quan trọng đối với Biển Đông và cả Thái Bình Dương. Tôi nghĩ thế này, không những chỉ Hoa Kỳ mà Trung Quốc cũng rất thèm Cam Ranh. Liên Xô ngày xưa cũng thèm Cam Ranh cho nên đã vào đó cho tới năm 2001 mới rút ra. Không phải chỉ có một hai nước lớn hay chỉ Trung Quốc thèm nó mà còn nhiều nước nữa, do đó chúng tôi nghĩ rằng cảng Cam Ranh nên sử dụng theo hướng là của Việt Nam và Việt Nam toàn quyền chủ động, quản lý sử dụng nó.
Việt Nam đã có một lối mở, tức là một cảng để đón bất cứ tàu quân sự của nước nào muốn cặp cảng mở của Cam Ranh để nhận chi viện về hậu cần, sửa chữa máy móc hay sửa chữa những gì sau này nó phát triển lên. Mặc dù hiện nay nó chưa làm được nhưng rồi nó sẽ làm được sau này. Không những chỉ dành cho Mỹ mà bất cứ nước nào mà tàu quân sự của họ thấy cần vào đó để có sự giúp đỡ thì tôi nghĩ rằng chúng tôi đã chuẩn bị tư thế đó.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

No comments:

Post a Comment