Biển Đông : Tàu Trung Quốc bám sát nhóm tàu sân bay Mỹ Stennis
Nhóm tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt hoạt động trên vùng biển quốc tế.Ảnh : AFP
Tiến
vào Biển Đông từ hôm 01/03/2016, tiểu hạm đội tác chiến của tàu sân bay
Mỹ John C. Stennis đang thực hiện tuần tra mà Hải Quân Mỹ đánh giá là
hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nhóm tàu sân bay Mỹ đã bị tàu Trung
Quốc bám sát cho dù mới chỉ ở khu vực phía đông Biển Đông.
Trong
một bản thông cáo báo chí công bố hôm thứ Sáu 04/03 vừa qua, Hạm Đội 7
của Mỹ xác nhận rằng hàng không mẫu hạm nguyên tử Mỹ Stennis cùng với
nhóm tàu tác chiến đi kèm đã tiến vào hoạt động tại miền đông Biển Đông.
Tiểu hạm đội tác chiến này bao gồm tàu sân bay Stennis, các khu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường Chung-Hoon, Stockdale, tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường Mobile Bay và tàu tiếp liệu Rainier.
Theo dự kiến, nhóm tác chiến của tàu sân bay Stennis sẽ tiến ngược lên vùng Đông Bắc Á, ghé cảng Pusan của Hàn Quốc vào ngày 13/03 tới đây để cùng tham gia cuộc tập trận quy mô Mỹ-Hàn. Trong khi chờ đợi, tiểu hạm đội này thực hiện công việc tuần tra bình thường ở vùng Biển Đông.
Theo bản tin hôm qua của Hạm Đội 7, phó đô đốc Ron Boxall, chỉ huy nhóm tác chiến của tàu sân bay Stennis đã xác định rằng đơn vị của ông chỉ « thực thi quyền hoạt động trong vùng hải phận quốc tế ». Theo nhân vật này, sự hiện diện của Hải Quân Mỹ trong khu vực « phát huy hòa bình và ổn định trong khu vực », vì lợi ích của Hoa Kỳ và để bảo đảm cho các tuyến hàng hải được tự do.
Bản thông cáo của Hải Quân Mỹ cho biết là tàu Hải Quân Trung Quốc đã xuất hiện « trong vùng biển lân cận ». Đại úy Greg Huffman, sĩ quan chỉ huy trên tàu Stenni ghi nhận một sự gia tăng hoạt động của tàu Trung Quốc gần các tàu trong nhóm tấn công của ông.
Sĩ quan này thú nhận : « Chúng tôi phát hiện thấy có nhiều tàu Trung Quốc bao quanh chúng tôi, điều không hề thấy trước đây, theo kinh nghiệm quá khứ của tôi ».
Theo báo chí Mỹ, việc Hải Quân Mỹ cử nhóm tàu sân bay tấn công Stennis vào vùng Biển Đông, dù ở xa khu vực có căng thẳng là ở phía nam và phía tây, là tín hiệu gởi đến Trung Quốc, cảnh báo là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông.
Tiểu hạm đội tác chiến này bao gồm tàu sân bay Stennis, các khu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường Chung-Hoon, Stockdale, tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường Mobile Bay và tàu tiếp liệu Rainier.
Theo dự kiến, nhóm tác chiến của tàu sân bay Stennis sẽ tiến ngược lên vùng Đông Bắc Á, ghé cảng Pusan của Hàn Quốc vào ngày 13/03 tới đây để cùng tham gia cuộc tập trận quy mô Mỹ-Hàn. Trong khi chờ đợi, tiểu hạm đội này thực hiện công việc tuần tra bình thường ở vùng Biển Đông.
Theo bản tin hôm qua của Hạm Đội 7, phó đô đốc Ron Boxall, chỉ huy nhóm tác chiến của tàu sân bay Stennis đã xác định rằng đơn vị của ông chỉ « thực thi quyền hoạt động trong vùng hải phận quốc tế ». Theo nhân vật này, sự hiện diện của Hải Quân Mỹ trong khu vực « phát huy hòa bình và ổn định trong khu vực », vì lợi ích của Hoa Kỳ và để bảo đảm cho các tuyến hàng hải được tự do.
Bản thông cáo của Hải Quân Mỹ cho biết là tàu Hải Quân Trung Quốc đã xuất hiện « trong vùng biển lân cận ». Đại úy Greg Huffman, sĩ quan chỉ huy trên tàu Stenni ghi nhận một sự gia tăng hoạt động của tàu Trung Quốc gần các tàu trong nhóm tấn công của ông.
Sĩ quan này thú nhận : « Chúng tôi phát hiện thấy có nhiều tàu Trung Quốc bao quanh chúng tôi, điều không hề thấy trước đây, theo kinh nghiệm quá khứ của tôi ».
Theo báo chí Mỹ, việc Hải Quân Mỹ cử nhóm tàu sân bay tấn công Stennis vào vùng Biển Đông, dù ở xa khu vực có căng thẳng là ở phía nam và phía tây, là tín hiệu gởi đến Trung Quốc, cảnh báo là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông.
Cùng chủ đề
No comments:
Post a Comment