Thursday, March 3, 2016

Điểm mới trong tranh chấp Biển Đông?

Điểm mới trong tranh chấp Biển Đông?

  • 6 giờ trước
Image copyrightAFP
Image captionGiới chức địa phương của Philippines theo dõi bản đồ về địa điểm mà Philippines nói Trung Quốc điều tàu vào.
Bàn tròn Thứ Năm của BBC và các khách mời bình luận những điểm mới trong tranh chấp Biển Đông năm 2016 nhân việc tàu Trung Quốc vừa rút khỏi bãi Hải Sâm thuộc quần đảo Trường Sa mà cả Việt Nam, Philippines cùng tuyên bố chủ quyền.
Tọa đàm của BBC được phát vào lúc 19h15-20h00 giờ Việt Nam, ngày thứ Năm, 03/3 trên kênh Youtube của BBC Việt ngữ tại đây.
Ngoại trưởng Philippines cho hay hôm 2/3 khi kiểm tra thì tàu Trung Quốc đã không còn ở bãi Hải Sâm thuộc Trường Sa.
Thông tin về hiện diện của nhiều tàu Trung Quốc tại nơi mà Philippines gọi là Đá Quirino đã làm dấy lên quan ngại rằng Trung Quốc đã chiếm kiểm soát bãi san hô này.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Albert del Rosario nói khi điều người ra kiểm tra thì không còn thấy tàu Trung Quốc nữa.
Ông del Rosario cũng nói thêm không rõ tàu nước láng giềng khổng lồ có quay trở lại hay không.
"Chúng có thể trở lại vào ngày mai, có thể không."
Tại Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi giải thích rằng Bộ Giao thông Trung Quốc đã điều tàu ra Trường Sa, mà nước này gọi là Nam Sa,để cứu một tàu cá mắc cạn gần bãi Hải Sâm từ cuối năm 2015, gây cản trở lưu thông.
Ông Hồng nói với các phóng viên rằng trong chiến dịch này, tàu Trung Quốc đã "thuyết phục các tàu cá [Philippines] rút lui để bảo đàm an toàn lưu thông hàng hải".
Ông cũng nói tàu Trung Quốc đã rút đi sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Gây chú ý và quan ngại

Image copyrightAMTI
Image captionTrung Quốc đã triển khai hệ thống Radar ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Từ đầu năm 2016 tới nay, Trung Quốc gây chú ‎ý và quan ngại ở Biển Đông với một số các quốc gia có lợi ích liên quan, sau khi có một loạt động thái như cho phi cơ hạ cánh thử nghiệm ở quần đảo Trường Sa, tiến hành nhiều chục chuyến phi cơ dân sự hạ cánh, triển khai dàn tên lửa đất đối không và Radar ở khu vực, trong khi được cho là vẫn tiếp tục củng cố các khu đảo nhân tạo gây tranh cãi.
Trước đó, ngư dân Việt Nam cũng đưa ra cáo buộc là nhiều tàu cá của họ tiếp tục bị các tàu của Trung Quốc đe dọa, tấn công thậm chí bắn phá, mặc dù truyền thông chính thức của Việt Nam trong nhiều vụ chỉ gọi đây là ‘tàu lạ’.
Liên quan tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines tại bãi Hải Sâm, hồi năm 2011, tàu chiến Trung Quốc từng nổ súng gây hấn với ba tàu cá của Philippines cũng tại bãi Hải Sâm khiến các tàu này phải cắt neo chạy trốn.
Manila đang kiện tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Bắc Kinh ra tòa trọng tài quốc tế và phán quyết được trông đợi vào tháng Năm tới.
Hôm thứ Ba 1/3, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter lặp lại yêu cầu Trung Quốc không có hành động "hung hăng" trong khu vực và cảnh báo "hậu quả" nếu tiến trình quân sự hóa Biển Đông tiếp diễn.
Image copyrightEPA
Image captionNgười dân Philippines biểu tình phản đối các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông.
Về phần mình, Bắc Kinh hết sức giận dữ trước các chuyến tuần tra "bảo vệ tự do lưu thông" của hải quân Mỹ ở Biển Đông trong thời gian gần đây.
Bàn tròn Thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ và các vị khách mời cùng nhìn lại các diễn biến và sự kiện ở Biển Đông, cũng như các động thái, phản ứng của các bên liên quan, và thử dự đoán xem ít nhất từ nay tới cuối năm 2016, Trung Quốc và các bên liên quan sẽ có những bước đi, động thái nào khác đáng chú ý.
Tham gia Bàn tròn, có Đại sứ, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Ngoại giao, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu bang giao Quốc tế từ Đại học George Mason, Hoa Kỳ, nhà báo Đỗ Thông Minh từ Tokyo Nhật Bản và nhà báo Vincent Ni, từ Ban BBC Tiếng Trung.
Mời quý vị theo dõi Tọa đàm tại đây: http://www.youtube.com/watch?v=IQholJOECzo

Tin liên quan

No comments:

Post a Comment