Wednesday, March 23, 2016

Vì sao thủ đô nước Bỉ bị tấn công?

Vì sao thủ đô nước Bỉ bị tấn công?

  • 1 giờ trước
Image copyrightAFP
Đây là những ngày đen tối nhất của nước Bỉ kể từ Đại chiến Thế giới lần thứ hai tới nay, theo lời một chính trị gia Bỉ.
Các vụ tấn công, hiện do nhóm thánh chiến có tên Nhà nước Hồi giáo (IS) nhận trách nhiệm, đã giết chết nhiều người tại sân bay quốc tế Brussels và tại một ga tàu điện ngầm ở ngay trung tâm thủ đô nước Bỉ.
Các mục tiêu này thuộc dạng nhạy cảm nhất Âu châu.
Brussels là nơi đặt trụ sở chính của EU, Nato, các tổ chức và các công ty quốc tế, và cũng là nơi đặt đầu não chính trị của chính phủ Bỉ.

Tại sao Brussels bị tấn công?

Không chỉ bởi Brussels là mục tiêu rất đáng quan tâm của những kẻ theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, mà còn bởi nơi này đã gặp nhiều khó khăn với các nhóm Hồi giáo cực đoan trong nhiều năm, và hàng trăm công dân nước này đã bị dụ dỗ đi theo phong trào IS ở Syria và Iraq.
Một số thành phố đã trở thành nơi đặt căn cứ của các chi bộ Hồi giáo cực đoan, nhưng những chi bộ hoạt động tích cực nhất đều ở Brussels và đặc biệt là ở khu ngoại vi Molenbeek ở phía tây nam, nơi tập trung đông dân cư là người gốc Morocco.
Một số kẻ đánh bom và các tay súng tấn công Paris hồi tháng Mười Một năm ngoái, làm chết 130 người, đã từng sống tại Molenbeek.
Image copyrightGetty
Image captionSalah Abdeslam, một nghi phạm trong vụ tấn công Paris, đã bị bắt hôm thứ Sáu 18/3
Nghi phạm chính không chết trong các cuộc tấn công Paris, Salah Abdeslam, đã trở về Bỉ ngay hôm sau và đã thoát được cho tới tận 8/3. Tên này và một đồng phạm đã bị bắt sống ở gần Molenbeek.
Nhiều người Bỉ đang trông đợi phản ứng từ những kẻ thánh chiến.
"Đương nhiên là tôi trông đợi sẽ có điều gì đó xảy ra, nhưng không phải là ở quy mô như thế này," Pieter Van Ostaeyen, chuyên gia về chủ nghĩa thánh chiến nói.

Là các cuộc tấn công có chuẩn bị hay là hành động báo thù?

Liệu có phải các cuộc đánh bom hôm thứ Ba là nhằm trả đũa cho vụ hai kẻ Hồi giáo cực đoan bị bắt sống hôm thứ Sáu không?
Các vụ bắt giữ này rõ ràng là một cú giáng mạnh vào IS và những kẻ thánh chiến ở Bỉ.
Abdeslam được mô tả là một chuyên gia tổ chức hậu cần trong các vụ tấn công Paris. Tên này thuê các căn hộ, lái xe chở các tay súng đi ngang châu Âu và mua các thiết bị chế bom.
Vài ngày trước khi tên này bị bắt, một đồng phạm cùng trốn là Mohamed Beilkaid đã bị cảnh sát bắn chết. Tên này đã được phủ cờ IS.
"Có vẻ như các vụ tấn công đã được lên kế hoạch, và do có các vụ bắt bớ nên kế hoạch tấn công đã được đẩy sớm lên, bởi những kẻ khủng bố biết rằng chúng đang bị săn lùng," Giáo sư Dave Sinardet từ đại học Vrije Universiteit Brussel nói.
Thực ra Brussels đã nỗ lực đối phó với nguy cơ xảy ra các vụ tấn công hỗn hợp sau khi có một đe dọa rõ rệt 10 ngày sau các vụ tấn công Paris; Trong vài ngày, thành phố đã bị đặt trong tình trạng phong tỏa, rất giống với những gì xảy ra hôm thứ Ba, khi hệ thống giao thông công cộng đặt trong tình trạng tê liệt và người dân được khuyến cáo tránh đi lại.

Các lực lượng an ninh Bỉ đã thất bại?

Image copyrightAP
Image captionCảnh sát Bỉ đã tăng cường hoạt động an ninh tại nhiều thành phố trong vài tháng
Những kẻ vũ trang đầy đủ đã tiến được vào bên trong sân bay ở Zaventem, khai hỏa và cho tự nổ tung mình. Chừng một giờ sau, một người đàn ông khác đã vào được bên trong một tàu điện ngầm chỉ cách trụ sở chính của EU có một đoạn ngắn và tự làm nổ tung mình.
Các lực lượng an ninh đã có một lần triển khai lực lượng hồi tháng Mười Một, báo động khủng bố đã được đặt ở mức báo động cao thứ nhì và binh lính đã sẵn sàng triển khai trên đường phố ở một số thành phố.
Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát đã bị oằn lưng trước sức nặng của mối đe dọa không ngừng nghỉ từ những kẻ Hồi giáo cực đoan. Và họ cũng phải chịu cả những áp lực từ trong cơ cấu tổ chức của mình nữa.
Brussels là một thủ đô Âu châu tương đối nhỏ, nhưng vẫn có tới sáu khu vực cảnh sát. Hệ thống camera an ninh CCTV thì đơn giản sơ sài hơn nhiều so với London và Paris.
"Rõ ràng là có sự thiếu hiệu quả trong các lực lượng an ninh. Trong nhiều năm chúng ta đã không đầu tư đủ mức vào các vấn đề an ninh và các đe dọa khủng bố," Giáo sư Sinardet nói.
Tuy nhiên, ông nói rằng kiểu tấn công khủng bố này là thứ rất khó có thể ngăn được.

Liệu sẽ có thêm các vụ tấn công khác nữa?

Image copyrightReuters
Image captionHình ảnh ba nghi phạm trong các vụ tấn công Brussels được video an ninh CCTV ghi lại
Với người Bỉ, đây là câu hỏi khó xử nhất. Một số nghi phạm vẫn đang bị cảnh sát ráo riết truy lùng.
Một trong các nghi phạm tấn công sân bay (người đàn ông đội mũ ở bên phải bức hình) vẫn đang chạy trốn hôm thứ Ba, và cảnh sát đang tích cực săn lùng hai nghi phạm khác sau các vụ tấn công Paris, cùng là đồng phạm của Salah Abdeslam.
Một trong những nghi phạm vụ Paris là Najim Laachraoui, người có dấu vân tay được tìm thấy ở căn hộ tại Brussels nơi chế bom để đánh vụ Paris, và một người khác là Mohamed Abrini, công dân Bỉ và là một kẻ Hồi giáo cực đoan.
Sau các vụ tấn công Paris, chuyên gia chống khủng bố người Mỹ, Clint Watts, viết về "thuyết tảng băng trong các âm mưu khủng bố": mỗi kẻ tấn công thường có một số kẻ hỗ trợ, nhưng những kẻ mà ta thấy được thì chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Ông Watts tin rằng các vụ đánh bom Brussels là "bụi phóng xạ" của các vụ tấn công Paris. Điều chưa rõ ở đây là liệu có còn kế hoạch khác nữa để gây đổ máu thêm hay không.
Image captionCác nghi phạm trong loạt các vụ tấn công Paris hồi 11/2015

Tin liên quan

No comments:

Post a Comment