Tin tức / Việt Nam
Việt Nam ‘tậu’ vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc?
Tin liên hệ
Tư lệnh Mỹ kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí với Việt Nam
Đô đốc Harry Harris kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trước kế hoạch gầy dựng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông- Báo đảng Trung Quốc hô hào 'dạy cho Mỹ một bài học' ở biển Đông
- Ấn-Mỹ tăng cường hợp tác quốc phòng giữa tranh chấp Biển Đông
- Việt Nam đề nghị Campuchia giúp đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình
- Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu ra Hoàng Sa
- VN tăng cường quân sự giữa lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông
Ðường dẫn
01.03.2016
Máy bay chiến đấu thế hệ mới, tên lửa đất đối không, radar phòng không, tàu ngầm, ngư lôi là những thiết bị quân sự Hà Nội mua của nhiều nước gần đây, đưa Việt Nam nằm trong top các quốc gia mua sắm vũ khí nhiều nhất trên thế giới từ năm 2011 tới năm 2015.
Số liệu của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế (SIPRI) ở Stockholm, Thụy Điển, cho thấy, 43 trong số 50 tên lửa klub chống tàu Việt Nam đặt mua của Nga đã được bàn giao từ năm 2013 tới năm 2015. Các phi đạn này được trang bị cho các tàu hộ vệ Gepard và tàu hộ tống Tarantul mà Hà Nội cũng mua của Moscow.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mua và đã được Nga giao 3 hệ thống tên lửa đất đối không Pechora. Việt Nam cũng đã “tậu” 400 quả tên lửa phòng không của Nga và đã được bàn giao.
Trong các phi vụ mua bán vũ khí với Nga, cho tới nay, 65 trong số 80 quả ngư lôi Việt Nam đặt mua để trang bị cho các tàu ngầm đã được bàn giao. Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mua và đã được giao 8 trong số 12 máy bay chiến đấu SU-30MK trong thương vụ trị giá lên tới 600 triệu đôla.
Việc tăng cường tiềm lực quốc phòng là cần thiết để phòng vệ. Mối đe dọa đó thì chắc chắn ai cũng biết rồi. Việc trực tiếp gây hấn những năm gần đây rõ ràng chỉ có Trung Quốc...đứng cạnh một nước lớn, lúc nào cũng đến tôn tạo biển đảo, xây sân bay, đưa tên lửa, đưa pháo ra Hoàng Sa, Trường Sa, gần như là áp sát, đe dọa đến an ninh quốc phòng của Việt Nam thì Việt Nam phải tăng cường quốc phòng là đúng.
Cựu chiến binh Trần Bang nói.
Năm 2009 là thời điểm Việt Nam đặt mua nhiều vũ khí của Nga nhất, trong đó đáng chú ý hợp đồng trị giá hơn 2 tỷ đôla mua 6 tàu ngầm lớp kilo, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nga.
Theo Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế, Hà Nội “tậu” nhiều vũ khí hơn cả các quốc gia giàu có hơn trong khu vực như Singapore và Hàn Quốc.
Ông Trần Bang, một cựu chiến binh ở Sài Gòn, nói với VOA Việt Ngữ rằng việc gia tăng chi tiêu quân sự cho thấy “Việt Nam đã ý thức được mối đe dọa ngoại xâm”. Ông nói thêm:
“Việc tăng cường tiềm lực quốc phòng là cần thiết để phòng vệ. Mối đe dọa đó thì chắc chắn ai cũng biết rồi. Việc trực tiếp gây hấn những năm gần đây rõ ràng chỉ có Trung Quốc. Việc chi tiêu quốc phòng, đứng cạnh một nước lớn, lúc nào cũng đến tôn tạo biển đảo, xây sân bay, đưa tên lửa, đưa pháo ra Hoàng Sa, Trường Sa, gần như là áp sát, đe dọa đến an ninh quốc phòng của Việt Nam thì Việt Nam phải tăng cường quốc phòng là đúng.”
Chiến đấu cơ Su-30MKI do Nga sản xuất. Việt Nam đã đặt mua và đã được giao 8 trong số 12 máy bay chiến đấu SU-30MK trong thương vụ trị giá lên tới 600 triệu đôla.
Trả lời VOA, ông Siemon Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI cho rằng tranh chấp chủ quyền ở biển Đông cũng như nỗ lực của Trung Quốc nhằm hiện đại hóa quân đội “có thể làm bùng ra một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á”. Tin cho hay, ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm nay lên tới mức 141 tỉ đô la, tăng 10% so với năm ngoái.
Một báo cáo của SIPRI công bố năm ngoái cho biết, mức tăng chi tiêu quân sự của Việt Nam cao hơn so với mức trung bình 5% của khu vực châu Á và châu Đại Dương. Theo Viện nghiên cứu này, tính từ năm 2005 tới nay, chi tiêu quân sự của Việt Nam tăng nhanh tới 128%.
Không chỉ mua vũ khí của Nga, Việt Nam còn tiếp cận vũ khí của nhiều nước khác. Hà Nội đã đặt mua của Israel 20 rocket dẫn đường “nhằm mục đích phòng thủ duyên hải” và tất cả loại vũ khí này đã được bàn giao trong khoảng thời gian từ năm 2014 tới 2015. Ngoài ra, Việt Nam cũng mua 3 radar phòng không được sản xuất tại Canada với thiết bị từ Israel và được cải tiến tại Mỹ.
Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga năm 2009, trị giá khoảng 2 tỷ đôla, và dự kiến sẽ được bàn giao tất cả vào năm 2016.
Việt Nam cũng rút hầu bao, mua 2 khẩu súng hải quân “siêu nhanh” 76 li từ Italia để trang bị cho 2 chiếc tàu hộ vệ lớp Sigma của Hà Lan. Việt Nam cũng mua của một nước châu Âu khác là Tây Ban Nha 3 máy bay vận tải C-295 và đã được bàn giao hết trong khoảng thời gian từ 2014 tới 2015.
Năm 2009, Việt Nam cũng đặt mua từ Pháp 2 chiếc trực thăng vận tải Super Couger và đã được bàn giao năm 2011. Ngoài ra, Hà Nội còn “tậu” 40 quả tên lửa phòng không VL MICA, 25 quả tên lửa chống tàu Exocet và 2 hệ thống tên lửa MICA để trang bị cho 2 các chiến hạm Sigma mua của Hà Lan.
Các quyết sách về chi tiêu quốc phòng đáng ra phải công khai, và người dân phải biết. Nhưng nếu người ta có biết, người ta chỉ nghĩ tới chuyện là chi tiêu quốc phòng là đúng, nhưng người ta lo ngại tình trạng tham nhũng...Thứ nữa, chi tiêu quốc phòng này lại không đi đôi với việc bảo đảm an toàn cho bà con ngư dân đánh bắt cá ở các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Điều đó làm cho người dân thất vọng.
Ông Trần Bang nói.
Đáng chú ý, trong phần dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế chưa có các thông tin về vũ khí Việt Nam mua của Mỹ. Hoa Kỳ năm ngoái đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam với mục đích tăng cường phòng thủ duyên hải và trên biển.
Việt Nam chưa thông báo sẽ mua vũ khí gì của Mỹ, nhưng theo nhận định của các chuyên gia, Hà Nội có thể mua “các tàu tuần tra, các thiết bị trinh sát, tình báo” và “có thể là cả một số vũ khí cho hạm đội mà Việt Nam chưa có”.
Ngoài ra, Việt Nam những năm qua còn mua một loạt các thiết bị quân sự của Ukraine như 8 máy bay chiến đấu SU-22 và 3 hệ thống radar tìm kiếm trên không.
Trong khi đó, cựu chiến binh Trần Bang cho VOA Việt Ngữ biết thêm rằng “phần lớn người dân trong nước không hay biết về kế hoạch chi tiêu quân sự của nhà nước”. Ông nói thêm:
“Cái chi tiêu quốc phòng này, nói đúng ra, người dân trong nước không biết. Dân thường hầu như không biết. Các quyết sách về chi tiêu quốc phòng đáng ra phải công khai, và người dân phải biết. Nhưng nếu người ta có biết, người ta chỉ nghĩ tới chuyện là chi tiêu quốc phòng là đúng, nhưng người ta lo ngại tình trạng tham nhũng bởi vì ở Việt Nam, bất kỳ việc mua sắm công nào cũng có vấn đề hoa hồng, phần trăm, hay nói thẳng ra là tham nhũng. Thứ nữa, cái chi tiêu quốc phòng này lại không đi đôi với việc bảo đảm an toàn cho bà con ngư dân đánh bắt cá ở các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Điều đó làm cho người dân thất vọng.”
Trên trang Facebook của VOA Việt Ngữ, bạn đọc Nguyễn Quốc Chính viết: "Cộng Sản VN nên "Tậu" vũ khí thông thường TRÁI TIM YÊU TỔ QUỐC Việt Nam là vệ quốc đc ngay, ko mất thêm biển đảo nữa!"
Lần cuối cùng Việt Nam công bố “Sách trắng quốc phòng” là năm 2009. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh từng được báo chí trong nước cho biết sẽ công bố cuốn sách về hoạt động quốc phòng của Việt Nam vào năm 2014, nhưng cho tới nay, vẫn chưa thấy nó xuất hiện.
Theo dữ liệu năm 2009, Việt Nam đã chi hơn 27 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,8% tổng sản phẩm quốc nội, cho ngân sách quốc phòng trong năm 2008.
Ý kiến
bởi: Michaela từ: Cali
01.03.2016 21:47
Trích từ TTX Rome
"Năm 2009 Việt Nam đặt mua 6 tàu ngầm lớp kilo"
Việt Nam sở hữu loại vũ khí thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự thế giới.
Bất kỳ quốc gia nào giáp biển nếu KHÔNG sở hữu hạm đội tàu ngầm đều có nguy cơ lãnh hải bị đe doạ. Bởi vì tàu ngầm có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mà hạm đội trên biển không thể giải quyết được. Tàu nổi dễ dàng bị phát hiện từ không gian bởi máy bay hoặc máy bay không người lái. Tàu ngầm hoạt động ở độ sâu 50 mét gần như không thể bị phát hiện bởi phương tiện quan sát quang học.
Các tàu ngầm được Nga xây dựng cho Việt Nam có thể lặn tới độ sâu 300 mét và di chuyển với tốc độ 20 hải lý, tức 37 km/h. Tàu KILO-Varsavyanka có độ ồn rất nhỏ, khó bị phát hiện bằng các phương tiện âm thanh dưới nước. Đó là lý do để các chuyên gia phương Tây gọi tàu Kilo của Nga là "hố đen trong đại dương." Tàu ngầm loại này được sử dụng để chống tàu ngầm, tàu nổi, và căn cứ đất liền của đối phương.
Trung Quốc cũng có loại tàu tương tự nhưng với công nghệ lạc hậu từ thập niên 60. Lợi thế của tàu chiến mà Nga cung cấp cho Việt Nam là ngoài vũ khí ngư lôi, tàu còn được trang bị nhiều hệ thống tên lửa «Club» hiện đại nhất. Đó là loại tên lửa với tầm bắn lên tới 300 km mà tàu ngầm Trung Quốc không thể trang bị.
Báo Hoàn Cầu tuyên bố hải quân Trung Quốc rất lo lắng nếu không muốn nói là sợ hải tên lửa «Club» của VN, vì nó đủ sức gây cho Trung Quốc những tổn thất kinh hoàng, nếu Trung Quốc muốn xung kích.
"Năm 2009 Việt Nam đặt mua 6 tàu ngầm lớp kilo"
Việt Nam sở hữu loại vũ khí thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự thế giới.
Bất kỳ quốc gia nào giáp biển nếu KHÔNG sở hữu hạm đội tàu ngầm đều có nguy cơ lãnh hải bị đe doạ. Bởi vì tàu ngầm có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mà hạm đội trên biển không thể giải quyết được. Tàu nổi dễ dàng bị phát hiện từ không gian bởi máy bay hoặc máy bay không người lái. Tàu ngầm hoạt động ở độ sâu 50 mét gần như không thể bị phát hiện bởi phương tiện quan sát quang học.
Các tàu ngầm được Nga xây dựng cho Việt Nam có thể lặn tới độ sâu 300 mét và di chuyển với tốc độ 20 hải lý, tức 37 km/h. Tàu KILO-Varsavyanka có độ ồn rất nhỏ, khó bị phát hiện bằng các phương tiện âm thanh dưới nước. Đó là lý do để các chuyên gia phương Tây gọi tàu Kilo của Nga là "hố đen trong đại dương." Tàu ngầm loại này được sử dụng để chống tàu ngầm, tàu nổi, và căn cứ đất liền của đối phương.
Trung Quốc cũng có loại tàu tương tự nhưng với công nghệ lạc hậu từ thập niên 60. Lợi thế của tàu chiến mà Nga cung cấp cho Việt Nam là ngoài vũ khí ngư lôi, tàu còn được trang bị nhiều hệ thống tên lửa «Club» hiện đại nhất. Đó là loại tên lửa với tầm bắn lên tới 300 km mà tàu ngầm Trung Quốc không thể trang bị.
Báo Hoàn Cầu tuyên bố hải quân Trung Quốc rất lo lắng nếu không muốn nói là sợ hải tên lửa «Club» của VN, vì nó đủ sức gây cho Trung Quốc những tổn thất kinh hoàng, nếu Trung Quốc muốn xung kích.
bởi: Lão Trung
01.03.2016 21:44
Việt Nam mua vũ khí như thế cũng tạm đủ, bây giờ chỉ cần ký hiệp ước hỗ tương với các đồng minh Nhật, Phi, Ấn, Úc, Mỹ. Chỉ cần như thế là đủ bảo vệ tổ quốc lãnh hải rồi. Khi có chiến sự thì chính các quốc gia này sẽ bán vũ khí ồ ạt cho VN. Chiến tranh sẽ xảy ra, nó chỉ còn là vấn đề thời gian, nhưng chắc chắn không lâu vì bọn Tầu cộng đã tính trước thời cơ, nhất là lúc nước Mỹ đang bận rộn bầu cử...
bởi: Không ghi tên
01.03.2016 21:37
Nếu so sánh tương quan lực lượng thì sự chênh lệch giửa VN với TQ là 1/20 cho nên để chống lại sự bành trướng của TQ thì CSVN chỉ có "tậu" bom nguyên tử mới chống được TQ mà thôi còn ngoài ra chỉ hao tiền tốn của lại mang họa đến cho người dân vô tội VN...=> Xin hỏi mấy bác dlv chống cộng cũng như mấy bác chống cộng ở Mỹ dò xem ai bán chỉ cho VN mua để chống TQ xin cám ơn?
bởi: Tèo Chăn Dzịt
01.03.2016 21:19
Theo viện nghiên cứu vũ khí toan cầu DamtacHCM. Việt Nam đã sở hữu những vũ khí tối ưu để đương đầu với Trung Quốc một khi Trung Quốc giở trò xam lăng Việt Nam nói chung. Những loại vũ khí Việt Nam đang có mà tin tức, dữ kiện thuộc loài bí mật quốc phòng mà thế giới chỉ biết qua ký hiệu TalaLVT và HdTT. Những loài vũ khí nay từng được sử dụng trong chiến tranh chống Thực dan Pháp và Đế quốc Mỹ và đã thắng lợi vô cùng hoành tráng.
No comments:
Post a Comment