Tuesday, August 18, 2015

Các trận thư hùng quyết định trong Thế chiến thứ II

Các trận thư hùng quyết định trong Thế chiến thứ II

Binh sĩ Mỹ đổ bộ xuống bãi biển Omaha, ngày 6 tháng 6, 1944.
Binh sĩ Mỹ đổ bộ xuống bãi biển Omaha, ngày 6 tháng 6, 1944.
Thế chiến II kết thúc cách đây đúng 70 năm. Từ đó đến nay, tôi vẫn đinh ninh rằng các trận chiến lớn nhất, quyết liệt nhất, có ý nghĩa quyết định trong cuộc chiến tranh này là các trận trước thủ đô Moscow cuối năm 1941, trận vây hãm Leningrad và Stalingrad sau đó, cho đến tháng 2/1943 trận Hồng quân Liên Xô phản công trên bờ sông Volga, tiêu diệt và bức hàng cả Quân đoàn của Tướng Đức Paulus, tạo nên chuyển biến quyết định của cuộc chiến tranh.
Thật ra trong Thế chiến II có nhiều trận đánh khác to lớn, quyết liệt, gay gắt, có ý nghĩa quyết định hơn nhiều. Thật đáng tiếc là trong Học viện quân sự cao cấp ở Hà Nội, các sỹ quan học viên không được nghiên cứu tường tận những trận đánh lớn nhất, quyết liệt và có ý nghĩa quyết định ấy.
Chiến dịch Overlord
Tôi đã nhiều lần đến vùng Normandie, tham quan tận nơi diễn ra cuộc đổ bộ lịch sử của quân Đồng minh Hoa Kỳ - Anh - Canada - Pháp trong Chiến dịch Overlord vào tháng 6/1944, khởi đầu vào ngày 6/6, được gọi là "Ngày Dài Nhất". Đây là cuộc đổ bộ vĩ đại, ly kỳ, quyết liệt nhất trong lịch sử chiến tranh, cuộc đọ sức toàn diện về mưu cao, nghi binh, đánh lạc hướng, về điều binh khiển tướng, về đọ sức của 2 nền kinh tế - tài chính, về công nghiệp chiến tranh, về hải lục không quân, về sức đột phá của xe tăng, quân nhảy dù, thủy quân lục chiến, về bám trụ, mở rộng vững chắc đầu cầu, lập hàng loạt cảng nổi ngoài khơi, gây cho quân địch hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ đây làm bàn đạp quyết định để giải phóng Tây Âu, rồi phối hợp với Liên Xô đánh thẳng vào sào huyệt Berlin của Hitler.
Cuộc đổ bộ bao gồm hơn 120.000 quân, nòng cốt là quân Mỹ, rồi quân Anh và Canada, cùng một ít quân Pháp. Tất cả được tập kết trên đất Anh. Chỉ riêng ngày đầu tiên 6/6, phía Đồng minh đã chịu thương vong 10.660 binh sỹ chết và bị thương, trong đó Hoa Kỳ có 6.603 người, Anh có 3.000 và Canada 1.000. Phía Đức bị tổn thất 6.500, vì ở lợi thế phòng ngự có chuẩn bị từ rất lâu, với bãi mìn dày đặc, hệ thống pháo san sát, ổ chiến đấu được bố trí nhiều tầng nhiều lớp.
Chiến dịch Overlord kéo dài hơn hai tháng. Hitler từng kiêu ngạo thách Đồng minh đổ bộ lên bờ Đại Tây Dương mà y cho là "tường thành kiên cố bất khả xâm phạm", sẽ tự dẫn vào chỗ chết. Sau hai tháng bám trụ, giữ vững, không ngừng mở rộng đầu cầu tiếp nhận quân tăng viện, quân Đồng minh còn đổ bộ lớn lên vùng Nam nước Ý và Nam nước Pháp, ở Sicile và Provence, từ đó cùng tiến sâu vào sào huyệt phát xít Đức và Ý, tiến tới kết thúc chiến tranh bằng toàn thắng trong tháng 5/1945 ở châu Âu.
Nhân đây cần nhắc đến vai trò tiên phong cốt cán có ý nghĩa quyết định nhất của Hoa Kỳ trong việc chi viện và giải phóng châu Âu và châu Á.

Mới đầu khi chiến tranh xảy ra, Hoa Kỳ chủ trương đứng ngoài cuộc xung đột vì kinh tế rất khó khăn, vừa trải qua cuộc khủng hoảng lớn 1933 - 1938. Nhưng sau cuộc ném bom của phát xít Nhật vào Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941, Hoa Kỳ tham chiến, đứng đầu phe Đồng Minh, chuyển mạnh nền kinh tế sang kinh tế chiến tranh, hết lòng chi viện châu Âu, đề ra "Kế hoạch Chiến Thắng" (Victory Program}, động viên quân sự 12 triệu quân, huấn luyện cấp tốc, tăng cường hạm đội, sản xuất mạnh máy bay, xe tăng, tàu chiến đủ loại, còn bán chịu, cho thuê, cho mượn nhiều vũ khí quân cụ.
Sự hy sinh của quân đội Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc, Pháp ... đã dẫn đến toàn thắng, với các nhà lãnh đạo kiên cường như Roosevelt, Truman, các tướng lĩnh mưu lược tuyệt vời như Dwight Eisenhower, Douglas MacArthur, George Patton, Omar Bradley...
Cần nói rõ sự hy sinh đóng góp sinh mạng tài nguyên của Hoa Kỳ là vô giá. Sau chiến tranh Hoa Kỳ lại giúp Tây Âu và châu Á xây dựng lại, vượt qua tàn phá khủng khiếp của chiến tranh. Không có công sức của Hoa Kỳ, Thế chiến II không thể kết thúc toàn thắng Trục phát xít Đức - Ý - Nhật như cách đây tròn 70 năm.
Trận thư hùng quyết liệt nhất trong vùng hẻm Ardennes cuối năm 1944
Lính Hoa Kỳ thuộc sư đoàn 75 tại trận tuyến khu Ardennes.Lính Hoa Kỳ thuộc sư đoàn 75 tại trận tuyến khu Ardennes.
Đây được coi là trận sống mái có ý nghĩa quyết định nhất trong cuộc Thế Chiến II, giữa lực lượng chủ lực của phát xít Đức đã dày dạn chiến tranh, rất tự tin, với lực lượng quân Đồng minh Hoa Kỳ - Anh - Canada - Pháp ...vừa đổ bộ lên vùng Normandie từ ngày 6/6/1944.
Chiến dịch này khởi đầu sáng 16/12/1944, diễn ra suốt 40 ngày đêm, kết thúc vào ngày 25/1/1945, mở đầu cho cuộc đại bại của Trục phát xít Đức - Ý - Nhật.
Địa bàn của trận chiến này ở vùng biên giới nam nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Đức, hẹp chỉ chừng 60 km, kéo dài 200 km xuống phía Nam, dọc sông Rhin và sông Meuse.
Lực lượng đối kháng nhau như sau: phía Đức có 300.000 quân, 2.500 chiến xa, 1.000 khẩu đại bác; quân Đồng minh có 83.000 quân, 424 chiến xa và 392 khẩu đại bác.
Hitler chủ quan cho rằng đã chọn đúng chỗ để giăng bẫy đưa chủ lực quân Đồng minh vào gọng kìm thép cho không quân Đức tiêu diệt. Hitler huênh hoang tuyên bố “bước ngoặt chiến tranh đã tới”, sau trận chiến này ông ta sẽ rảnh tay tập trung quân tiêu diệt Hồng quân Liên Xô để trọn chiếm châu Âu, khi quân Nhật đã làm chủ Đại Đông Á.
Hitler cho rằng quân Đồng minh chưa quen trận mạc, lạ phong thổ giữa mùa đông khắc nghiệt. Tên lửa V1 và V2 của Đức sẽ tận diệt chủ lực của quân Đồng minh. Hitler cố tình chọn địa bàn hẹp này vì năm 1940 ông ta đã cho quân chiếm Hà Lan, Bỉ, Luxembourg và vào chiếm Pháp theo hành lang này. Hitler chủ quan cho rằng quân Đức chỉ cần diễn tập lại chiến dịch xưa là thành công dễ dàng.
Ban đầu Hitler chỉ định Tướng Von Rundstedt chỉ huy toàn chiến dịch, khi sa lầy rồi ông ta thay chỉ huy là Tướng Walter Model, rồi sau cùng Hitler đích thân ra trận.
Đây là vùng đất hẹp, gồm rừng rậm, đồi núi hiểm trở, núi đá sông ngòi xen kẽ, di động khó khăn cho xe tăng và đại pháo. Do đó ưu thế của số quân đông, xe tăng và đại bác nhiều chịu thua sự quả cảm, gan dạ và mưu trí của từng đơn vị nhỏ kết hợp chặt chẽ, có chỉ huy các cấp đầy mưu lược. Nhiều địa bàn, cao điểm giành đi giật lai 2, 3 lần, quân Đức luôn bị thiệt hai gấp đôi quân Đồng minh. Cuối cùng quân Đồng minh chiếm ưu thế rồi đạt thế áp đảo. Trải qua 40 ngày đêm chiến đấu liên tục, quân Mỹ bị chết hơn 16 nghìn, bị thương 47 nghìn, quân Anh bị thương vong 1.600; quân Đức bị chết 17 nghìn, bị thương nhiều gấp 3. Quân đồng minh chiếm toàn bộ ba nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, các thành phố Metz, Reims, Aix-la-Chapelle trên đất Pháp và bắt đầu tiến sâu vào đất Đức, uy hiếp các thành phố Bonn và Frankfurt trên sông Main.

Sau trận ác chiến này, không còn trận nào lớn nữa. Hitler phát điên lên vì ông ta đã vét sạch t mọi công dân Đức từ 16 đến 60 tuổi nhập ngũ cho những trận quyết chiến cuối. Chinh điều đó dẫn đến thảm bại.
Sau khi quân Đồng minh tham chiến, mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, Hồng quân Liên Xô ở phía đông phấn chấn hẳn lên, cùng phối hợp mở cuộc tiến công vào sào huyệt Berlin để kết thúc cuộc chiến tranh vào tháng 8/1945, đúng 70 năm trước.
Năm nay nhân 70 năm toàn thắng bọn phát xít, thật thú vị cho nhóm chúng tôi có dịp đi thăm địa bàn núi đồi rừng rậm của chiến trường này với những bảo tàng, nghĩa trang, phim ảnh, sách báo tái tạo nhiều cảnh chiến đấu ác liệt nhất dẫn đến toàn thắng thuộc về phe Đồng minh.

* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bùi Tín

Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (26)
Ý kiến
     
bởi: Không ghi tên
18.08.2015 05:46
Về cơ bản, không có Mặt trận thứ hai của Đồng Minh thì Liên Xô chỉ có nước... chết vì Hitler.

bởi: MộtCánhChimXuânTK21 từ: USA
17.08.2015 20:28
Chúng ta ‘không bao giờ phủ nhận’ Sự Đóng góp ‘không nhỏ’ của Hồng quân Liên Sô trong Thế chiến 2, tuy nhiên, Vai trò ‘then chốt’ của Lực lượng Đồng minh, do Hoa Kỳ ‘chỉ đạo’ và ‘hổ trợ’ gần như ‘toàn diện’, cũng là một Yếu tố Cốt tử ‘không nhỏ hơn’, ‘góp phần’ Dẫn đến Chung cuộc ‘đầy ấn tượng’ của ‘cuộc chơi vĩ mô’ này…
Thế chiến 2, ‘không bao giờ thừa’ cho chúng ta, trên mọi Góc độ Chiến lược Toàn cầu từ ‘vi mô’ cho đến ‘vĩ mô nhất’, ngay trong TK 21 ‘đầy hứa hẹn’ này.
Hy vọng, chúng ta hãy ‘tiếp tục’ Tạo Điều kiện ‘đúng mức nhất’ cho Ngài Đại tá Bùi Tín, để ông có thể Liên tục Cung cấp cho VN lẫn TG các Thông tin ‘chính xác nhất’ về Hoa Kỳ.
Chúng ta không bao giờ ‘cần thiết’ phải ‘tự đánh bóng mình’, bởi vì ‘hữu xạ tự nhiên hương’, tuy nhiên, ‘cũng đã đến lúc’, VN lẫn TG, cần phải ‘hiểu’ về chúng ta ‘sâu hơn’, ‘rộng hơn’ và ‘đúng mức hơn’ ‘trên mọi phương diện’, bởi vì, TK 21 này, chính là TK của một TG Đơn cực, do chính Hoa Kỳ ‘chính thức dẫn đạo’ một cách Nhân ái - Công chính - Văn minh nhất.
TG này, cần phải Thăng tiến ‘đúng mức nhất’, theo 'đúng' như Bản chất Uyên nguyên mà Tạo Hóa vốn đã Hào phóng ‘dành’ cho nó, và một khi Bánh xe Lịch sử đã bắt đầu ‘chính thức chuyển động’, thì ‘ai’?, sẽ ‘đủ mạnh’ để có thể ‘bẻ ngược’ Hướng đi ‘đáng sợ nhất’ của nó, với một Tốc độ lẫn Gia tốc ‘kỳ vĩ nhất’, chính là Kết quả Hiển nhiên của một Hệ thống Tích hợp Chiến lược của ‘một chuỗi vĩ đại’ các ‘nguyên nhân sâu thẳm nhất’ trên Toàn bộ Hành tinh này, ‘ít nhất’ là kể từ khi Liên Bang Soviet ‘chính thức tắt thở’ cho đến ‘hôm nay’…

bởi: NỞ từ: SÀI GÒN
17.08.2015 19:54
Nếu không có quân tình nguyện Mỹ thì thế giới này đầy rẫy độc tài. Ở đâu có độc tài thì ở đó có quân tình nguyện Mỹ. Nếu không có quân tình nguyện Mỹ thì Hàn Quốc đã bị chìm đắm trong ách đô hộ của độc tài, nhân dân Hàn Quốc ngàn đời ghi nhớ công lao của quân tình nguyện Mỹ.

bởi: Dove từ: Hà Nội
17.08.2015 14:45
Kiến thức quân sự của bác Bùi Tín rất có vấn đề. Trong khi chỉnh đốn lại, mong bác tiếp tục khai thác đề tài Trung Nam Hải.
Trả lời
bởi: Sếnmusic từ: Động Lò
18.08.2015 13:24
Tranh công,bóp méo lịch sử là thuộc tính của bọn cộng sản.
- Trong thế chiến 2, Tàu cộng nhận vơ công lao kháng chiến chống Nhật,tự nhận là thuộc phe Đồng minh và cùng với Đồng minh "chiến đấu" chiến thắng Phát xít Nhật. Thực ra Mao và đội quân phỏng rái của y chơi trò đểu "tọa sơn quan" quân Tưởng Giới Thạch đấu nhau với quân Nhật để chờ thời cơ "vàng" ra tay cướp giật !
- "Cách mạng" tháng 8 năm 1945 của bọn Vịt minh cũng vậy ! Chúng cướp nền độc lập của nhân dân ta từ chính phủ hợp pháp Trần trọng Kim và bịp bợm tự vẽ ra cái công lao to lớn đánh nhau "oanh liệt" với tới những 2 con ma : ma Pháp và ma Phái xít Nhật nhằm cướp giật từ 2 con ma này nền "độc lập",” tự chủ” về lại cho nước nhà .Pháp và Nhật khi đó chỉ là những bóng ma hữu danh vô thực ! Thực tế lịch sử thì Pháp cho đến thời điểm này chưa kịp quay về Đông dương (6-3-1946 nhờ "Bác" Hồ cúi đầu đón mời ,quân Pháp mới ung dung tiến vào được Hà nội), còn Nhật thì chuẩn bị đầu hàng Đồng minh !
- Năm 1939 Liên Xô và Hitler ký hiệp ước bất tương xâm, coi nhau là đồng minh. Sau đó Đức bất ngờ xua quân chiếm một phần Balan, Liên Xô cũng không bỏ lỡ thời cơ, chẳng chịu kém cạnh gì Đức quốc xã, nhanh chóng nhảy vào dây máu ăn phần "tranh thủ" chiếm nốt phần còn lại của Ba Lan. Cũng chỉ vì tranh nhau phần ăn ,muốn độc chiếm cả thế giới, nên hai cựu "đồng minh" Liên xô+Đức nhanh chóng trở thành kẻ thù không đội trời chung của nhau. Nhờ áp lực hết sức dữ dội của quân Đồng minh ở các mặt trận lớn phía Tây và đặc biệt mùa đông Nga cực kỳ giá rét khắc nghiệt nên Hồng quân đã chuyển từ thua, sắp sửa dương cờ trắng đầu hàng sang gượng dậy phản công. Các cánh quân Đức ở các mặt trận phía đông buộc phải nhanh chóng tìm cách rút về để bảo vệ Berlin. Quân Đồng minh mở những mặt trận lớn tập trung cường kích quân Đức ngoan cố chiến đấu cố thủ, quyết liệt bám giữ ở các mặt trận phía Tây nên không rảnh chân đua với Liên xô trong việc “bứt phá chạy nước rút” giành công lao,giành cái danh “giải phóng” Berlin. Vào trước, và nhanh chóng chiếm đóng thủ đô Berlin của chế độ Quốc xã và phần phía đông của Đức, Liên xô sớm cao giọng kể “công giải phóng” Đức,”giải phóng” châu Âu”,giải phóng” cả loài người khỏi họa phát xít
- Cuộc nội chiến Quốc-cộng 1954-1975 ở Việt nam cũng vậy : Hoa kỳ mệt mỏi vì thái độ sợ chiến tranh, sợ chết chóc,sợ hao tài tốn của của công chúng Mỹ nên đã dàn xếp để rút êm bằng hiệp định Paris, thực chất là một thứ giấy bán đứng đồng minh VNCH. Quân lực VNCH đành phải xuôi tay từ bỏ cuộc “chơi” . Người lính đành ngậm ngùi ném súng đạn,vất bỏ chiến y chấp nhận thúc thủ ,chấp nhận những đòn thù hèn hạ,mạt hạng tai ác nhiều cách của bọn “thắng trận” .Cho đến hôm nay chúng vẫn không ngừng rêu rao,quảng cáo cho cái gôi là “đại thắng” mùa xuân 1975 “giải phóng” hàng tàng miền nam (chỉ chừa lại quần đảo Hoàng sa là không dám “giải phóng” sự chiếm đóng của quân đội quan thầy Trung cộng mà thôi !). Kẻ đáng cần giải phóng thực sự lại là miền Bắc XHCN đói nghèo,tang thương dưới ách thống trị tàn bạo của bọn cộng sản vô nhân. Chúng trơ tráo đoạt lấy và khoác lên người cái danh nghĩa “giải phóng”. Giải phóng miền nam yên lành,tự do,phồn thịnh thành đói rách,xơ xác,tang tóc điêu linh thì có . Hai chữ GIẢI PHÓNG đích thực phải trả về cho các chiến sĩ QLVNCH, mà chúng đã mạo danh, đã trắng trợn,trâng tráo cướp đoạt,cướp giật, phủ nhận, bôi xóa công lao trước lịch sử!
Trả lời
bởi: 1
18.08.2015 01:58
Làm thế nào để biết ai là người quyết định cuộc chiến? Số tổn thất nhân mạng, tài sản gánh chịu, những chiến thắng có quyết định của cuộc chiến, tiêu hao nhân lực cũng như tiềm lực quân sự đối phương hay một thuớc đo nào khác?

Chỉ trong vài tuần khi Đức tấn công Liên xô, hơn 2 triệu lính Nga đã bị bắt làm tù binh. Lý do họ chán ghét Stalin, thiếu vũ khí và chuẩn bị, các sĩ quan chỉ huy bất tài do sự thanh trừng đẫm máu hàng ngũ sĩ quan cao cấp trước đó không lâu. Do bị bất ngờ, Stalin đã không kịp chuyển huớng nền kinh tế Nga sang chiến tranh nên súng đạn còn rất thiếu. Sự tiến nhanh của Đức bị chậm lại là do sai lầm của Hitler, nhưng cũng là nhờ tiếp tế của Mỹ gởi sang Nga qua ngỏ Bắc băng dương. Thiếu đi sự viện trợ này, Stalin có lẽ đã bị thất thủ phần đất phía Tây dãy Ural rồi. Vì Nga đã chuẩn bị bỏ hẳn vùng đất này để đổi hòa ước với Đức. Sự viện trợ này chỉ ngừng khi quân Nga xoay chiều tiến vào Đông âu.

Mỹ không trực tiếp đánh lớn ở Âu châu cho đến năm 1944, nhưng số thiệt hại họ giáng lên quân Đức rất lớn. Riêng ở Bắc phi, hơn 200,000 đã bị bắt làm tù binh, chưa kể số chết. Trận đổ bộ lên Normandy riêng Anh Mỹ đã mất hơn 50,000 lính trong chỉ mấy ngày, chưa tính số bị thuơng. Đó là trận đánh được dàn dựng từ rất nhiều năm và sự tham gia hải quân lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới. Hitler đã chuẩn bị một lực lượng lớn cũng như khí tài ở đây, vì nếu Anh Mỹ đổ bộ thành công, Hitler biết rõ mình sẽ thua trận. Hỏa lực mạnh, nghi binh lừa địch, oanh tạc hậu cứ cùng các tuyến đường vận chuyển và cầu cống, thế mà tổn thất vẫn rất cao trong một khoảng thời gian quá ngắn. Trận Arden là một cố gắng tuyệt vọng cuối cùng để ngăn cản liên quân Anh Pháp Mỹ khỏi tiến vào đất Đức. Hàng trăm ngàn lính Đức bị tiêu diệt ở Bắc phi với tổn thất đồng minh ít hơn hẳn. Lý do là bị phong tỏa Địa trung hải nên tiếp vận đã rất ít, địa hình trống trải và hỏa lực đồng minh rất mạnh.

Tàn phá hậu phương nước Đức chỉ có không quân Anh Mỹ mà thôi. Nhà máy, cầu đường, thủy điện quan trọng đều bị phá sập. Đây là đòn chí mạng làm quân Đức vô cùng khốn khó và dẫn đến tiêu vong trong những năm chót. Không quân đồng minh xuất phát từ nhiều huớng, chủ yếu nhắm vào nước Đức oanh tạc ngày đêm. Hơn 600 chiếc tàu ngầm U boat của Đức đã bị đánh chìm trong suốt cuộc chiến, mở đường cho tiếp tế Mỹ xuyên qua đại tây dương.
Trả lời
bởi: 2
18.08.2015 01:57
Một điểm quan trọng nữa mà ít ai nói đến. Đó là nhà toán học Alan Turing người Anh, người tiên phong trong ngành điện toán hôm nay, đã phá được mật mã của Đức quốc xã. Cái gọi là 'Enigma code' từng được gọi là không thể phá nổi, đã bị phá vỡ với dàn máy tốc độ thô sơ với hàng trăm triệu lời giải khác nhau và được đổi mới mỗi ngày. Nhờ thế đồng minh biết được các cuộc hành quân lớn của Đức cũng như chuyên chở tiếp liệu qua Bắc phi. Ước tính 40-60% số hàng này bị nhận chìm bởi tàu ngầm cũng như hải quân đồng minh. Việc phá vỡ mật mã này đã làm chiến tranh rút ngắn lại 2 năm và tránh uổng phí hàng chục triệu sinh mạng.

Sau trận Midway, 4 chiếc hàng không mẫu hạm Nhật bị đánh chìm cùng với hàng trăm máy bay trên đó. Mỹ còn phải đối đầu với nhiều trận ác liệt khác như Iwo Yima, Okinawa. Riêng trận Okinawa, gần 200,000 lính Nhật bỏ mạng chưa kể dân lành. Và bom nguyên tử đã kết thúc cuộc chiến cũng như tổn thất.

Nếu nói cuộc chiến giằng co lâu ngày và ác liệt, trận Stalingrad, Leningrad là những biểu tượng lớn. Lý do Nga không đủ mạnh, và Đức cũng không đủ sức dứt điểm trên một địa hình phức tạp. Trận Kurk là trận đấu tăng lớn. Riêng phía Tây dù gây nhiều cú đấm sống còn lên nước Đức quốc xã, chúng diễn ra rất nhanh. Lý do hỏa lực Mỹ cực mạnh. Trước khi đổ quân, họ đã tính toán rất kỹ, nghi binh nhiều mặt để làm rối loạn cũng như kéo giản hỏa lực địch, chính sách đối đãi tù binh khoan hồng đã khiến lính Đức không chống cự tới chết. Trận Normandy là trận dùng lực lượng hải quân lớn nhất trong lịch sử loài người, trận bảo vệ nước Anh là trận không chiến lớn nhất khi mà Anh thành công ngăn được đổ bộ của nước Đức.

Tiêu phí nhân mạng, đồng minh không phải là ứng cử viên sáng giá. Nhưng phá hủy tiềm năng quân sự đối phương, giúp nước Nga trụ được trong những giờ sinh tử, đập tan Ý, Nhật cùng lúc, gp lãnh thổ rộng lớn từ Á sang Phi và chia đôi Âu châu, công đó phải là Mỹ. Họ còn có cả thế giới sau lưng, từ Canada, Úc cho tới Brazil, tất cả đều là hậu phương sản xuất mọi thứ cho cuộc chiến.

Đánh giá chỉ vài cuộc chiến nổi bật và cho là Nga có công lớn hoàn toàn không phải là nhận định chính xác. Đập tan tiềm lực phát xít đồng minh ắt hẳn hơn Nga, nhưng giá máu phải trả ít hơn hẳn. Đó là nhờ khôn ngoan và hỏa lực mạnh hơn hẳn. Đồng minh có rất nhiều quốc gia sau lưng, nếu không nói là cả thế giới. Nga chỉ có một mình và với nền kinh tế hãy còn lạc hậu sau những đường lối kinh tế sai lầm trong nhiều năm cũng như nội chiến 2 thập niên trước đó.
Trả lời
bởi: LS
18.08.2015 01:22
Không phải kiến thức quân sự có vấn đề mà là kiến thức lịch sử có vấn đề.
Trả lời
bởi: Chùa Bà Đanh từ: Canada
18.08.2015 00:36
Không lẽ bây giờ bắt bác "chỉnh đốn" lại từ ABC. Nhưng đâu có sao , nhiều bà già Việt Nam kể chuyện lịch sử Tàu vanh vách là cũng nhờ coi nhiều phim Tàu.

Chùa Bà Đanh

bởi: Howard Nguyen từ: San Jose, California
17.08.2015 10:27
Tôi lớn lên ở miền nam và được dạy là nước Đức đã bị đại bại bởi cuộc đổ bộ ở Normandie. Hệ thống giáo dục miền nam không nhắc gì đến trận Stalingrad. Sau qua Mỹ, nhờ tìm hiểu tôi mới biết là quân đội Đức đi xuống sau khi thất bại ở Stalingrad. Hai triệu quân Đức, Áo, Ý, Hung, Romania bị thảm bại trên đất Nga năm 1942. Đội quân thứ sáu (Sixth Army) của Đức, do thống chế Paulus chỉ huy là một đội quân thiện chiến bậc nhất của Đức. Hittler đã có lần tuyên bố:"Với Sixth Army tôi có thể tấn công thiên đàng." Paulus đã đầu hàng quân Nga ở Stalingrad và là vị thống chế duy nhất trong lịch sử Đức đầu hàng quân địch.
Trả lời
bởi: Không ghi tên
18.08.2015 00:43
Đức mất hơn 6 triệu lính, Nga chỉ xơi có 2 triệu, thế thì còn 4 triệu nữa đâu?

bởi: luoei
17.08.2015 10:11
trong chiến dịch Ardennes ,,,quân mỹ phải nhờ hồng quân do nguyên soái Koniev chỉ huy đại tấn công xuyên Ba Lan để kéo dãn quân nazis!!!

bởi: Song Đao từ: Paris
17.08.2015 04:50
Các trận thư hùng quyết định trong chiến tranh VN, với Pháp trận ĐBP Tây buông súng đầu hàng trước VM, với Mỹ trận đánh khắp nơi từ Bắc chí Nam kéo dài 20 năm Mỹ không đầu hàng nhưng thua chạy tán loạn trước đoàn quân chiến thắng VC.

bởi: NỞ từ: SÀI GÒN
16.08.2015 21:23
Vậy mà cứ tưởng chỉ có Liên Xô. Dân VN đã bị 700 "cái loa" (700 tờ báo của ban tuyên giáo) nó lừa, nó khống chế tư tưởng. May mà có Internet, may mà thế hệ trẻ ngày nay chỉ tin vào "lề trái" và bỏ cái đám "lề phải ra rả lừa đảo" vào sọt rác.
Trả lời
bởi: Chí
17.08.2015 06:49
Cám ơn Internet cho thông tin đa chiều. Tuy nhiên thông tin đa chiều cũng phải gạn lọc ra để lấy cái đúng nhất. Di đó hãy lưu ý là tác giả Bùi Tin trong bài này nói sai nhiều.
Trả lời
bởi: Không ghi tên
18.08.2015 00:40
Thông tin đa chiều là tiếng nói nhiều phía, đúng sai là tùy cái đầu của người đọc. Nhưng ở đây bác Tín nói hoàn toàn đúng đấy! Lịch sử đã chứng minh rằng: loa tư bản bao giờ cũng trung thực hơn loa cs. Trong 3 thằng phát xít, Mỹ dứt điểm 2 thằng Nhật Ý, cùng Liên xô chia đôi âu châu. Ai công lớn hơn ai? Đừng nhìn vào thời gian tham chiến mà lầm, đừng nhìn vào tổn thất nhân mạng hay thiệt hại vật chất để đánh giá. Kẻ khôn ngoan là kẻ đi sau huởng hết.

bởi: camranh từ: saigon
16.08.2015 20:35
Như tác giả đã nêu, đó cũng là những trận đánh lớn ở mặt trận phía Tây nhưng theo thực tế chiến trường thì các trận đánh mang tính quyết định cuộc chiến lại xảy ra ở mặt trận phía Đông, chỉ riêng các trận đánh này hai bên đã huy động đến hàng triệu quân chứ không phải một vài trăm ngàn người như các trận đánh ở phía Tây. Chỉ riêng trên mặt trận phía Đông, quân Đức đã tập trung đến hơn 75% binh lực, điều này đã cho thấy quy khốc liệt tại mặt trận này là như thế nào. Vả lại, các trận đánh tại mặt trận phía Tây đều diễn ra vào năm 1944, lúc này quân Đức đã bị Liên Xô đánh bại gần như hoàn toàn. Tôi tin rằng,vào thời điểm này, một mình Liên Xô cũng có khả năng đánh bại Phát xít Đức mà không cần sự hỗ trợ của quân Anh -Mỹ. Sự thật vẫn luôn là sự thật, không thể bóp méo được đâu.
Trả lời
bởi: Không ghi tên
16.08.2015 23:00
Không hiểu sao Bùi Tín có nhận định lạ lùng như vậy. Ông này nhiều khi cung cấp nhiều thông tin "thâm cung bí sử" hấp dẫn nhưng đôi khi cũng bàn sai lung tung chuyện lịch sử lắm.

bởi: HCM made in China
16.08.2015 20:03
Đọc nhiều bài viết của Bác Bùi Tín, cảm thấy Bác là người có hiểu biết sâu rộng. Người có hiểu biết hình như không phải là đối tượng được TQ sử dụng để đào tạo làm lảnh đạo VC. TQ thích dạng người như HCM anh hùng ,ù ù cạt cạt, làm đầu bếp cho Pháp củng không Xong, một đầu bếp Vô danh !!! Một lảnh đạo ngáo ộp, không có tầm nhìn, háo danh anh hùng là đối tương giúp TQ thực hiện âm mưu nô lệ hóa dân ta qua bàn tay "lảnh đạo ngáo ộp VC" " TQ giúp ta hết mình , vô vụ lợI- HCM "" ta đánh là đánh cho TQ- LX nhục- cho cái hạng lảnh đạo VC như thế này , cả một tập đoàn lảnh đạo vỏ miệng , bám đuôi TQ----- kết quả VN mất cả biển Đông, Hoàng trường Sa

bởi: Tài từ: Một gíc Saigòn
16.08.2015 13:21
Kỷ niệm ngày thắng trận thế chiến Thứ Hai,,Ngày nay, khi Nga, và các nưóc ở Âu Châu, khi họ tồ chức kỷ niệm ngày chiến thắng PHát XÍt Đức cùng Ý..thì các nước này có bắt buộc Thủ Tướng Đức, cùng Thử Tướng Ý , phải mở lời xin lỗi..trưóc thế giới..vì lỗi lầm của Tiền nhân họ khi xứa, 70 năm về trước đã gây ra thảm họa chiến tranh thế giới thừ 2..đạc biệt..là nước Đức.
Nếu Các nước ở Châu Âu.cùng Mỹ có Tâm hồn Bủn Xỉn, đầy hận thừ..thì nó đã khác..May thay Âu Châu và Mỹ có cuộc sống và tầm nhìn bao dung..thì những gì thuộc về qúa khứ, và do tiền nhân dân Tộc Đức, cùng Ý họ đã làm ra..chớ thế hệ ngày nay nắm chính quyền, không hề vi phạm tội ác khi xưa..nên xin miễn mọi lời buộc tội..Chỉ bởi dân Âu CHâu cùng Mỹ..đều là những con người có cái tâm Cao Thượng ..
Ngược lại chỉ có ở Á Châu là Tầu Cộng, và Nam Hàn . Nam Hàn một nước đống minh của Nhật..thì cứ luôn bắt bí, với nước Nhật..phải mở lời xin lỗi..Thế giới về hành động của Phát Xit Nhật đã làm khi xưa trong thế chiến Thứ 2..và cái hậu qủa của việc Phát Xít Nhật đã làm..là lãnh trọn Hai trái bom Nguyên Tử..Vậy thì trắng đen đã rõ ràng,, Tội lỗi đã đưọc phán xử. Trong khi ở thập Kỷ trước, Nước Nhật đã anh Dũng , cúi đầu xin nhận lỗi..trưóc quốc tề, về hành động của Cha Ông họ khi xưa đã phạm phải. Một lời chân thành xin lỗi..vậy đã qúa đủ và có thể trở nên dư thừa. Sao Tầu Cộng và Nam Hàn chưa vừa lòng..Qủa là hai dân Tộc đầy dã tâm. Tới thế kỷ 21 này , bắt đầu Tầu Cộng và Nam Hàn sử dụng Luật Rừng rú.. " Đời Ông, Cha ; phạm tội, đòi Con Cháu phải chịu tội thế "...
Thế vậy..Thì Tầu Cộng ngày nay cứ hằng Năm kỷ niệm ngày Quốc KHánh..Buộc giới Lãnh Đạo Bắc KInh..phải cúi đầu, đọc diễn Văn xin lỗi nưóc VN..bởi những hành động xâm lược và đô hộ nưóc Nam của họ hơn ngàn Năm.. Gây biết bao đau thương và tang tóc cho dân Tộc VN.
Trong khi khi nhìn lại thức tế ở Á Châu..Chúng ta mới thấy, VI trí quan Trong của Nhật , bảo vệ thế giời Tự Do..nếu không có Nhật và Mỹ..thì Bắc Hàn đã nuốt chửng Nam Hàn từ Lâu lắm rồi. Thậm Chí Tầu Hải Quân Nam Hàn đang trong hải phận của mình, cũng bị Bắc Hán âm thầm bắn chìm..mà Chính Quyền Nam Hàn..nào có dám hó hè điểu gi ??? Hay Chỉ chuyên lối như Tầu Cộng ..là Bắt bí những nưóc có hoàn cảnh Lịch Sử thật trớ trêu, đau lòng , và luôn tôn trọng luật pháp quốc tế.như Nhật..!

bởi: Vo danh từ: Ha Noi
16.08.2015 12:23
Bác Tín thấy các tấm ảnh của ba nhà lãnh đạo Anh, Mỹ, Nga thì Tổng Thống Mỹ luôn ngồi giữa, hầu như một trăm phần trăm. Chỉ có Cộng Sản VN dựa hơi Nga ăn bám của Tàu nên mới nổ bậy và bóp méo sự thật lịch sử trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Trả lời
bởi: Không ghi tên
16.08.2015 23:08
Các bức ảnh thể hiện phe Anh-Mỹ ngồi một phía còn LX ngồi một phía. Chỉ có 3 người thì một người bên phe Anh-Mỹ ngồi giữa chứ còn gì nữa, không lẽ LX ngồi giữa Anh và Mỹ ?. Do đó ai ngồi giữa là chuyện của phe Anh-Mỹ. Nói cho công bằng thì cả 3 nước đều quan trọng, để giành thắng lợi chung thì không thể thiếu nước nào.
Trả lời
bởi: Không ghi tên
18.08.2015 01:19
Chính @Thông minh mới là người cần học lại. Chưa chi đã lên lớp dạy đời bảo người khác bị nhồi sọ trong khi sọ minh mít đặc chẳng có chỗ mà nhồi. Thêm nữa, không phải mạo danh Hà Nội để nói có vẻ thuyết phục. Không có người Hà Nội nào (đã bị nhồi sọ) coi Mỹ cầm chịch thế chiến 2 đâu. Không đánh giá thấp vai trò của Mỹ nhưng nói Mỹ dẫn đầu thì sai to. Đánh nhau mãi ông Mỹ mới nhảy vào thì dẫn đầu lúc nào. Hãy so sánh chiến trường Sô-Đức với các chiến trường khác rồi hãy phán nhé. Một phía thì có những trận đánh hàng nhiều triệu quân còn một phía thì "lèo tèo" vài trăm ngàn là hết cỡ. Viện trợ của Mỹ cho LX là quan trọng nhưng không hề cho không và cũng không là yếu tố quyết định của chiến trường Sô-Đức. Vũ khí Mỹ cung cấp cho LX chiếm chưa đến 4% vũ khí LX sử dụng. Vũ khí Mỹ nào đình đám ở chiến trường Xô-Đức nói nghe coi.
Trả lời
bởi: Thông minh một chút từ: Hà nội
17.08.2015 08:02
Bạn không ghi tên ơi nên đọc nhiều tài liệu trên Internet một chút để để mở mang kiến hiểu biết. Nhìn Tấm hình thì biết ai là người dẫn đầu trong việc đưa đến kết thúc chiến thế giới II rồi. Bạn đừng để bọn việt cộng nhồi sọ nữa. Chính ông Mỹ là người cung cấp súng đạn nhiên liệu cho liên xô vỉ đại của bạn để đánh Đức quốc xã. Liên xô chỉ có thể đóng góp thân mạng của người dân Nga để bảo vệ đảng ôn dịch thôi.

bởi: Nguyen Seattle từ: Highpoint
16.08.2015 11:53
Cám ơn ông Bùi Tín đã viết lên tuy chỉ vắn tắt nhưng gợi lên thứ lịch sử thiệt của thế chiến II ở Âu Châu !
Tôi nhớ, sau năm 1975 khi đọc sách sử của vẹm để bắt buộc tiêm nhiễm cho học trò ... chúng tôi chỉ có thể nói là Hồng Quân Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức và giải phóng Âu Châu !
Sự thật thời gian thế nào cũng được phơi bày là thế !
csvn hay có trò cướp công của người khác để xây lầu vinh quang cho mình !

bởi: Minh từ: Hanoi
16.08.2015 09:41
Du co bien minh the nao, vai tro cua quan doi Xo Viet mang tinh quyet dinh trong viec tieu giet chu nghia phat xit, ca Duc va Nhat. Qui mo, tinh chien luoc, so nguoi thuong vong cua nhung tran nhu Stalingrad, Moscow, Leningrad, vong cung Cuoxco, Vien dong voi doi quan Quan Dong Nhat deu lon gap nhieu nhieu lan so voi D Day cua quan dong minh. Dac biet la quan Xo Viet phai duong dau voi phat xit Duc vao luc no manh nhat, bat kha chien bai o giai doan dau cua the chien Thu 2. Du ai do co the cam ghet chu nghia cs nhung su hy sinh cua hang chuc trieu nguoi Xo Viet de bao ve loai nguoi truoc CN phat xit phai duoc lich su ghi nhan va biet on. Lich su khong bao gio biet doi tra.

No comments:

Post a Comment