Wednesday, February 24, 2016

Chuyện gì sẽ xảy ra trên Biển Đông?

Chuyện gì sẽ xảy ra trên Biển Đông?

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc triển khai hệ thống radar, và hỏa tiễn địa đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc triển khai hệ thống radar, và hỏa tiễn địa đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.
Các hình ảnh chụp được từ vệ tinh của Mỹ và Đài Loan cho thấy mới đây Trung Quốc cho đặt hệ thống tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam. Người ta cũng nhận diện được đó là hệ thống phòng không HQ-9 với tầm bắn đến 200 cây số. Khi được hỏi, giới chức Trung Quốc không xác nhận mà cũng không phủ nhận tin tức ấy. Họ chỉ nói bâng quơ là Phú Lâm thuộc chủ quyền của họ, trên đó, họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn mà không vi phạm bất cứ luật quốc tế nào.
Giới quan sát chính trị thế giới chú ý đến thời điểm Trung Quốc mang tên lửa đến đảo Phú Lâm: Đó là thời gian Tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo khối ASEAN nhóm họp tại California để bàn thảo về nhiều vấn đề, trong đó, có vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Hành động của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm được xem như một tín hiệu gửi đến các quốc gia liên quan: Các chính sách về Biển Đông của Mỹ và khối ASEAN hoàn toàn vô hiệu. Chúng không những không giải quyết vấn đề mà còn làm cho Trung Quốc trở thành quyết liệt hơn và tình hình càng trở nên tệ hại hơn.
Hành động gây hấn của Trung Quốc đã gây nên nhiều phản ứng quyết liệt ở nhiều nơi. Bộ Ngoại giao Mỹ cho việc làm của Trung Quốc gây bất ổn trong khu vực. Bộ Ngoại giao Đài Loan, Nhật và Úc thẳng thắn phê phán âm mưu quân sự hoá Hoàng Sa của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng gửi công hàm đến Toà Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, hơn nữa, còn gửi thư đến Liên Hiệp Quốc để phản đối việc làm ấy của Trung Quốc.
Không dừng lại ở những lời phản đối suông. Mỹ dự định sẽ tiếp tục cho tàu chiến và máy bay đi ngang qua vùng biển chung quanh Trường Sa và Hoàng Sa. Mỹ cũng kêu gọi các đồng minh của Mỹ, chủ yếu là Nhật và Úc, tham gia vào chiến dịch ấy để chứng tỏ con đường hàng hải trên Biển Đông không bị ảnh hưởng bởi những tham vọng ngược ngạo một cách phi lý của Trung Quốc.
Tuy nhiên, có hai vấn đề cần được nêu lên là: Một, Trung Quốc sẽ làm gì sau khi đặt tên lửa tại Phú Lâm và hai, thế giới sẽ phản ứng ra sao trước các việc làm ấy?
Để trả lời câu hỏi thứ nhất, chúng ta cần chú ý là cả hai việc bồi đắp đảo nhân tạo tại Trường Sa cũng như việc triển khai tên lửa ở Hoàng Sa đều nằm trong một chiến lược chung và lớn của Trung Quốc: quân sự hoá Biển Đông. Điều đó có nghĩa là, sau này, không sớm thì muộn, Trung Quốc cũng sẽ mang tên lửa, phi cơ và tàu chiến đến các hòn đảo mới xây ở Trường Sa, từ đó, đặt cả Biển Đông trong vòng kiểm soát của họ. Chưa hết. Cuối cùng, Trung Quốc sẽ thành lập vùng nhận dạng hàng không tương ứng với vùng biển mà họ giành chủ quyền trên Biển Đông như cái điều họ đã làm ở biển Hoa Đông vào cuối năm 2013. Lúc ấy, có thể xem âm mưu lấn chiếm toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc đã hoàn tất: Tất cả, từ vùng biển đến vùng trời đều thuộc về họ.
Tôi tiên đoán Trung Quốc sẽ tiến hành các công việc sớm hơn là muộn, có thể là trong năm nay hoặc năm tới. Có hai lý do chính. Thứ nhất là trong năm nay ở Mỹ có cuộc bầu cử tổng thống. Tổng thống sắp mãn nhiệm sẽ ngần ngại trong việc dấn thân vào những hành động có thể gây rủi ro lớn và tổng thống tân cử thì thường tập trung vào lãnh vực đối nội hơn là đối ngoại. Thứ hai, hầu hết các sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Mỹ hiện nay và có lẽ trong một hai năm sắp tới là lo giải quyết cuộc chiến tranh khốc liệt tại Syria, và sau đó, những thách thức mà Nga gây nên đối với Tây phương. Đó là chưa kể các cuộc chiến tranh tại Afghanistan, Iraq và Libya vẫn chưa kết thúc. Nói cách khác, Mỹ sẽ chưa thể nào rút chân ra khỏi Trung Đông và châu Âu sẽ chuyển trục hẳn sang vùng châu Á – Thái Bình Dương.
Những sự tính toán ấy cũng cho chúng ta thấy những giới hạn trong các phản ứng của Mỹ cũng như đồng minh đối với các hoạt động lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Cho đến nay, Mỹ chỉ có hai hành động thách thức lại âm mưu bá quyền trên Biển Đông của Trung Quốc: Một là lên tiếng phản đối; và hai là cho tàu chiến và máy bay xâm nhập vào sát các hòn đảo ở Hoàng Sa và Hoàng Sa của Trung Quốc. Nếu ở hành động đầu tiên, Mỹ có sự tham gia của một số đồng minh; ở hành động thứ hai, Mỹ hoàn toàn đơn độc. Chính phủ Mỹ từng lên tiếng kêu gọi Úc cùng tham gia với họ, tuy nhiên, mặc dù lớn tiếng phê phán âm mưu lấn chiếm và quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc, Úc vẫn chưa dám liều lĩnh đưa máy bay cũng như tàu chiến vào gần Hoàng Sa và Trường Sa. Lý do rất dễ hiểu: Úc không phải là quốc gia đủ lớn và đủ mạnh để chấp nhận các sự rủi ro có thể dẫn đến việc trực tiếp đương đầu về quân sự với Trung Quốc. Việc Úc không dám, chắc chắn Việt Nam lại càng không dám. Khi tất cả các quốc gia liên hệ, trừ Mỹ, không dám đi sâu vào lãnh hải chung quanh Hoàng Sa và Trường Sa, lời tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc sẽ không bị thách thức.
Trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Barack Obama tại Sunnylands, California vào ngày 16 tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Mỹ “có tiếng nói mạnh mẽ và những hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn” trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Nhiều người Việt Nam, nghe lời đề nghị ấy, rất ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng, cho là ông có thái độ “thoát Trung” một cách quyết liệt.
Nhưng đòi hỏi Mỹ “mạnh mẽ”, “thiết thực” và “hiệu quả” hơn là sao?
Thành thực mà nói, theo tôi, Mỹ không có chọn lựa nào khác ngoài hai việc họ đã làm kể trên.
Mỹ không thể mang Trung Quốc ra toà án quốc tế: Đó là việc của Philippines và Việt Nam (nếu Việt Nam dám làm).
Mỹ cũng không thể sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc quân sự để ngăn chận Trung Quốc vì hai lý do: Một, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ quá phức tạp để có thể tiến hành một biện pháp cấm vận hay gây chiến. Hai, quan trọng hơn, việc lấn chiếm và quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc chưa đủ để có thể dẫn đến một hành động quyết liệt như thế. Dù Trung Quốc hiện thực hoá được con đường lưỡi bò trên biển cũng như trên không, máy bay và tàu thuỷ của Mỹ vẫn có thể đi ra đi vào tự do.
Mỹ chỉ sử dụng các biện pháp mạnh mẽ trên Biển Đông nếu Mỹ bị tấn công trước.
Mà điều đó có lẽ Trung Quốc sẽ không dám làm.
Và cũng không cần làm.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Hưng Quốc

Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (22)
Ý kiến
     
bởi: Chuột Cống
24.02.2016 12:27
Trọng tâm ở biển Đông là người ,biển đảo chỉ là đồ vật .Người là Trung Cộng Mỹ Nga .
Người thì có nhiều dục vọng ,mà người Tàu thì lại quá muốn cái biển Đông ,thành ra vấn đề chiếm đoạt tâm tư .Mỹ thì chỉ muốn vùng nầy không ràng buộc bởi pháp lý chủ quyền .Nga thì muốn Mỹ sa lầy ,đồng thời puôn phán vũ khí .
Người ngoài dục vọng ham muốn ,còn có bản lảnh .Quân ủy trung ương TQ có thể chiến nếu như lòng ham muốn bị cản trở .Tổng tư lệnh Mỹ thì đa số xuất thân từ luật sư ,chuyên ngành cải cọ bán nước miếng ,nói thiên binh vạn mã để được thỏa thuận tổn thất nhỏ nhất lợi ích cao nhất .Nga vào cuộc nếu thấy có lợi .
Trước khi cuộc chiến có thể xảy ra ,tâm lý chiến sẽ được chuẩn bị kỷ càng .Tôi cho rằng Tàu 60% đánh ,Mỹ 90% thương lượng .

bởi: Hai Lúa miền Tây từ: VN
24.02.2016 11:22
Một tương lai đen tối đang tới dần cho dân tộc Việt Nam. Người dân lãnh đủ. Lãnh đạo sẽ có chỗ an toàn bên chính "nước lạ" hay ở Tây phương. Chỉ còn là vấn đề thời gian.

bởi: Trích từ...somewhere
24.02.2016 11:13
Vì tính thực dụng của Mỹ, vì quyền lợi của Mỹ, KHÓ xảy ra chuyện Mỹ-Trung bắt tay chia chác lợi ích ở Biển Đông.

Hiện tại có ý kiến cho rằng có thể Mỹ và Trung Quốc sẽ có "đi đêm chia chác" lợi ích ở Biển Đông, Mỹ được Trung Quốc bật đèn xanh tự do đi lại an toàn ở Biển Đông, được Trung Quốc ban thêm ân huệ kinh tế ở lục địa TQ, được Trung Quốc ủng hộ chính sách Mỹ ở Trung Đông và Ukraine, đổi lại, Mỹ sẽ làm ngơ cho Trung Quốc tiếp tục biến "Biển Đông thành ao nhà".

Nếu có chuyện Mỹ-Trung "đi đêm chia chác" thì chuyện đó đã xảy ra ngay trong chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình cuối tháng 9, vì lý lẻ gì mà ngay sau cuộc gặp gỡ giữa TT Obama và Tập Cận Bình, họ Tập vẫn ù lì tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa, còn TT Obama cáu kỉnh cho tàu chiến, B-52, P-8 Poseidon tuần tiểu sát các đảo cải tạo trái phép ở Biển Đông?

Nếu Mỹ "đi đêm chia chác" bằng cách làm ngơ để Trung Quốc đe dọa tới lợi ích chiến lược kinh tế quân sự và an ninh của Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở Biển Đông, bằng cách đánh đổi đường hàng hải tối quan trọng 5,000 tỷ USD, bằng cách đánh đổi tư thế của một siêu cường, để nhận vài "ân huệ ngoại giao" gì đó của Trung Quốc, để hưởng vài lợi nhuận kinh tế từ TQ thì sự "đi đêm chia chác" đó không có một chút gì thực dụng, khôn ngoan.

Nếu chấp nhận lối "đi đêm chia chác" đó, Mỹ chỉ là "thằng Bờm", không đáng mặt là một cường quốc sừng sỏ để các đàn em nể mặt.

Lời bàn:
Giấc mộng "lưỡng cực-chia đôi Thái Bình Dương-Lưỡi bò chín khúc" vẫn còn đó, Mỹ muốn ngủ yên hãy cắt phéng "Lưỡi bò chín khúc" trước khi nó trở thành hiện thực.

bởi: Bich Chi từ: Cali
24.02.2016 11:10
(Trích)
Thông điệp Mỹ rất đỗi rõ ràng: Mỹ sẽ không bao giờ cho phép Tàu thách đố tính siêu cường của Mỹ bằng quân sự. Đừng có tơ tưởng một thế giới lưỡng cực cũng đừng mộng du Thái Bình Dương đủ rộng cho cả Mỹ lẫn Tàu. Tiềm lực hiện nay của Không quân và Hải quân Tàu rõ ràng là chưa đủ để đương đầu với một cuộc tấn công của Mỹ.

Nếu vì “chủ nghĩa dân tộc” hẹp hòi vượt tầm kiểm soát, hoặc vì một tính toán sai lầm nào đó Tàu rút kiếm thì bảo đảm trong vòng chưa tới 5 phút Hạm đội Nam Hải sẽ bốc hơi...và 25 phút kế tiếp...do đang có ưu thế vũ trang chiến lược tuyệt đối so với Tàu, Mỹ sẽ tiến đến một hành động dằn mặt đầy uy vũ, Mỹ sẽ tung một đòn tấn công thật nhanh với mức độ hủy diệt khủng khiếp, bao gồm các cuộc không kích bằng tên lửa hành trình nhằm vào các sân bay và căn cứ hải quân dọc bờ biến Tàu kể luôn các căn cứ chiến lược ở Hải Nam.

Lời bàn:
Tàu sửa soạn tứ thế qùy gối, hai tay run run...
Việt Nam chuẩn bị hô: "bất chiến tự nhiên thành-bất chiến tự nhiên thành-bất chiến tự nhiên thành"

bởi: Diem Chi từ: Cali
24.02.2016 11:06
Bất kỳ xung đột giữa Ba bành và Hoa Kỳ đều có thể dẫn tới sự HỦY DIỆT Ba bành, do đó Ba bành nên thận trọng hơn khi luận bàn về chủ quyền tại Biển Đông.

Rõ ràng trong chính sách đối ngoại, Hoa Kỳ đang định hướng vào châu Á, điều này thể hiện nỗ lực của Washington trong việc kiềm chế Bắc Kinh, thậm chí một số nhà nghiên cứu nhận thấy ở đây QUYẾT TÂM PHÁ VỞ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ THỐNG NHẤT của Ba bành.

Nói một cách khách quan, Ba bành và Hoa Kỳ vô cùng ràng buộc lẫn nhau về lợi ich, nhưng thông điệp Hoa Kỳ rất đỗi rõ ràng, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ cho phép Ba bành kiểm soát Biển Đông, không bao giờ cho phép Ba bành kiểm soát đường hàng hải 5,000 tỷ USD của Mỹ.

Tiềm lực quân sự và kinh tế hiện nay của Ba bành là chưa đủ để đương đầu với một cuộc tấn công của Hoa Kỳ (chưa nói đến cuộc tấn công của chung Nhật - Hoa Kỳ).

Từ trước tới giờ, lãnh đạo Ba bành, kể cả các tướng lãnh, đã không cẩn trọng khi phát biểu về chủ quyền tại Biển Đông, vì họ không biết họ sẽ mang họa vào thân lúc nào. Hôm nay "NGOẠI GIAO PHÁO THUYỀN" của Hoa Kỳ đã mò tới sát cổ...

Nói thật với Tôn tướng công (Tư lệnh Quân chủng Hải quân Ba bành), Mỹ Nhật và ngay cả Việt Nam khinh mấy cái hạm đội của Tôn tướng công như cỏ rác!

Lo mà thu dọn rồi cuốn gói cút khỏi mấy cái đảo nhân tạo.

Đi Đi nhớ bảo trọng!!!

bởi: Lisa từ: Texas
24.02.2016 10:57
“Nếu Ngoại giao thất bại, Quốc phòng Mỹ sẽ nhảy vào”

Hôm Thứ Ba 23/2 Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương nói với Quốc hội Mỹ, Trung Quốc đang quân sự hóa rõ rệt Biển Đông. Đô đốc Harry Harris nói trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện, lên án Trung Quốc đang quân sự hóa rõ rệt Biển Đông với việc kéo tên lửa HQ-9 ra Hoàng Sa và lắp đặt ra đa quân sự công suất lớn ở Châu Viên, Tư Nghĩa, Gạc Ma – Trường Sa.

Còn Ngoại trưởng John Kerry, trong một cuộc họp báo chung với người đồng cấp Vương Nghị đã nhấn mạnh, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chỉ có một lập trường ở Biển Đông: “Giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua đàm phán. Và công việc của Lầu Năm Góc là sẽ hành động nếu như ngoại giao thất bại. Họ đã được chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào”.

Ông Nghị còn nhắc khéo Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ. Nhưng thực tế đã rõ mười mươi là bản thân TT Obama lẫn lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tính toán đến các phương án xấu hơn và có thể là xấu nhất, để buộc Trung Quốc phải trả giá nếu không tuân thủ luật pháp, công lý và phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực ở Biển Đông.

bởi: Long BR từ: USA
24.02.2016 10:17
Vân Nam, Quảng Châu, Hải nam và Hoàng Sa
Việt Nam như người bị trói tay và lưỡi gươm kề ngang cổ

Nhìn trên bản đồ, tỉnh Vân Nam, Quảng Châu, đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa là một chuỗi liên hoàn bao vây miền Bắc VN. Nếu xảy ra chiến tranh bây giờ, do tương quan lực lượng quá chênh lệch, VN sẽ bị Tàu cắt đứt miền Bắc trong vài giờ. Trong cơ chế trung ương tập quyền kiểu VC, khi miền Bắc và HN bị cắt đứt rời VN, thì người VN như rắn mất đầu !

Quý vị tin đi, trong một tương lai không xa, một thoả hiệp chính trị sẽ được hiệp thương giữa 2 đảng VC và TC. Chuyện VN xin trở thành 1 tỉnh của TQ không có gì trở ngại lắm. Dĩ nhiên, một đại chiến dịch sẽ được chuẩn bị âm thầm để người VN không bị ngỡ ngàng. Không có gì khó cả, khi VC đã và đang nắm giữ lực lượng vũ trang bạo động và đàn áp trong tay cũng như lực lượng, phương tiện truyền thông"lý luận" theo đảng rất hùng hậu . Chưa kể đội dự bị thiếu niên, thanh niên "tư duy" được đào luyện đã gần như hoàn toàn đoạn tuyệt với truyền thống Việt, họ sẵn sàng đi theo con đường của đảng CSVN theo Tàu đưa ra. 

bởi: vnguyen
24.02.2016 10:13
Khá khen cho H. Quốc đã có cái nhìn khách quan hơn về quan hệ.
-TQ đang lớn mạnh và rất tham
- Mỹ mạnh về quân sự nhưng nhác chết, kêu gọi Úc tham gia nhưng Úc ko phải là đối thủ của TQ và cũng nhác ko khác chi mình.
Vn ta sát cạnh TQ vẫn đứng vững, ko bị họ nuốt chửng mà vẫn hiên ngan phản đối, các bác v kiều đã giỏi , anh hùng thì ko phải bỏ tổ quốc để tha hương như thế đâu !!!
Sự đụng độ giữ một cường quốc đang lên làTQ và cường quốc cũ Mỹ là ko thể tránh khỏi ,muốn chống TQ hiệu quả thiết thực thì Mỹ phảỉ lôi kéo vn và ủng hộ vn Nhật bản hết mình về kinh tế và quân sự để tạo một vành đai phòng thủ vững chắc kéo dài từ biển hoa đông đến biển đông.

bởi: Nguyên từ: VN
24.02.2016 09:20
Mọi người dân Việt Nam đang vô cùng lo lắng. Người dân bình thường nhất cũng nhận ra rằng nếu không có hành động gì khác thì chỉ đến năm 2017 là TS và HS đều bị TQ xâm chiếm. Nguy hiểm thật.

bởi: BACHO từ: Pacbo, Việt Nam
24.02.2016 09:00
Mỹ, Nga đang bận rộn với cuộc chiến ở Trung Đông với 20 nước trong khối Ả Rập huy động 350.000 quân, 2.450 chiến đấu cơ, 20.000 tanks, 460 trực thăng chuẩn bị đánh Syria để hạ bệ Assad.
Tàu cọng sẽ thừa cơ nước đục thả câu chiếm nốt luôn Trường Sa và nuốt trọn Biển Đông.

bởi: vo danh từ: usa
24.02.2016 08:51
Nên nhớ 40% lượng tầu phải đi qua biển đông để thương mại và chắc chắn nhật sẽ không để cs tầu khống chế tự do hàng hải biển đông và cs tầu sẽ là quốc gia thiệt hại kinh tế nhiều nhất nếu chiến tranh xẩy ra tại biển đông.Chưa tới lúc mỹ cần nghe lời kissinger thảo luận với cs tầu về biển đông và chắc chắn sẽ có nhiều trò chơi khác chua sử dụng.Hãy chờ xem...vn là quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất và có cơ nguy như tây tạng,mất tên trên bản đồ thế giới rất rõ rệt chỉ là thời gian.Trong con mắt của mỹ,EU,nhật,ấn...nếu đảng csvn có thật sự chống cs tầu,muốn thoát trung thì họ sẽ giúp,trên thực tế quyền lợi kinh tế của họ với csvn hoặc với cs tầu gồm quốc gia vn sẽ không khác biệt.Bầu cử mỹ hay không hoàn toàn không ảnh hưởng tới việc cs tầu quân sự hóa trường sa lý do mỹ không dính lứu tới tranh chấp TS giữa những quốc gia và cs tầu sẽ không cản trở quyền tự do hàng hải hàng không của mỹ rất rõ rệt.

bởi: Nguyễn Văn Tây từ: Cần Thơ
24.02.2016 08:15
Tôi không hiểu tại sao Việt Nam không có tiếng nói mạnh mẽ và hành động thiết thực đối với Trung Quốc xâm lược mà lại nhở vả Mỹ? Cũng như không thực hiện kinh tế thị trường mà kêu gọi các nước công nhận Việt Nam có kinh tế thị trường? Chuyện của mình mà mình không làm thì ai có thể làm giúp mình được bây giờ?

bởi: Lan từ: US
24.02.2016 07:56
Vụ tên lửa ở Phú Lâm (Hoàng Sa) là một "thông điệp" và là một "phép thử" đo lường phản ứng của Mỹ. Nhưng "thông điệp" và "phép thử" dù hoành tráng rôm rả cỡ nào đi nữa thì chiến tranh ở Biển Đông cũng không xảy ra.

Xung độ quân sự ở Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc là khó xảy ra, trừ phi Trung Quốc với tính toán sai lầm liều lĩnh tấn công trực diện Mỹ. Sự thật mấy giàn SAM (surface air missile) HQ-9 của TQ chỉ dùng bắn vịt trời chẳng hù dọa được ai. Và cho dù Mỹ tuần tra trong 12 hải lý các đảo của Trung Quốc thì quan hệ Mỹ-TQ sẽ thêm "căng thẳng" tí tí, "võ mồm" sẽ tiếp tục. Nhưng để xông vào nhau tung quyền cước là hiếm hoi.

Nhưng Không có chiến tranh thật sự để ngăn cản, KHÔNG CÓ NGHĨA Trung Quốc vẫn tiếp tục vô tư thực thi tham vọng biến Biển Đông thành "ao nhà".

Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục sách lược salami slicing (tằm ăn dâu) ở Biển Đông, Mỹ sẽ tiếp tục…vạch trần "hiểm họa Biển Đông", tiếp tục bao vây TQ về chính trị, ngoại giao, tiến đến các biện pháp phong tỏa CÔ LẬP Trung Quốc bằng KINH TẾ như Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu đang áp đặc lên Nga về vấn đề Ukraine.

Quan hệ kinh tế giữa Nga-Liên Hiệp Châu Âu-Mỹ thật phức tạp nhưng cuối cùng Liên Hiệp Châu Âu phải đồng hành với Mỹ, vừa cấm vận Nga vừa hạ thấp giá nhiên liệu nhằm dồn kinh tế Nga vào chổ kiệt quệ.

Mỹ không muốn Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông vì đó là lợi ích cốt lõi của Mỹ và các đồng minh. Mỹ không muốn Biển Đông thành "ao nhà" của Trung Quốc vì đó là thách đố vị trí siêu cường và chính an ninh của Mỹ.

Mỹ cũng không muốn chiến tranh với Trung Quốc vì Mỹ có nhiều chiêu để buộc TQ qùy gối và dùng quân sự trong lúc này là không cần thiết.

Phải có lý do nào đó, dòng vốn nước ngoài mới chảy khỏi Trung Quốc và giới đại gia TQ đang tìm mọi cách để chuyển tiền ra ngoại quốc.

bởi: Song Đao-Paris
24.02.2016 06:33
Chuyện gì sẽ xảy ra trên biển Đông? Không thấy ông trả lời câu hỏi do ông đặt ra. TQ vẫn tiến tới, Mỹ vẫn rút cổ, Úc không dám xen vô, ASEAN không dám hó hé, vậy chẳng có việc gì xảy ra hết. Thôi thì "Cũng liều nhắm mắt đưa chân. Thử xem con Tạo xoay dần nơi đâu"? Người Mỹ tuy rút cổ nhưng họ rất xảo trá, lúc đầu họ tung tin trữ lượng dầu rất lớn ở biển Đông khiến Tàu tham nhào vô tốn kém, rồi bây giờ họ vẫn chưa rõ trữ lượng dầu ở biển Đông, có thể chẳng bao nhiêu, Tàu lỗ vốn. Tàu chỉ chiếm được mấy cái đảo chim ở mà tưởng là vàng.

bởi: (DNQD)
24.02.2016 05:34
Tau Cong chung mo nhieu cuoc xam lang tren dat lien voi Tibet, India, Vietnam, Nga, Mongolia!
Gio day chung lai mo cuoc xam lang tren Bien Nhat Ban, Bien Dong! de thoa giac mo thong tri A Chau bang cach chiem het vung bien A Chau ke tu Nhat ban cho den tan Indonesia!
Trong khi do ca the gioi ke ca USA deu chua san sang ngan chan chung trong toan tinh xu dung suc manh quan su de di Xam Lang! (DNQD)

bởi: Khanh từ: Saigon
24.02.2016 04:35
Hành động của Mỹ cho tàu chiến đi gần Hoàng sa, Trường Sa sẽ không có kết quả tốt hơn. Lý do là các tàu chiến của Mỹ kh̀ông thể cứ đi qua đi lại ở biển Đông hết ngày tháng này qua ngày tháng kia được, trong khi Trung Quốc lúc nào cũng hiện diện ở Trường Sa và Hoàng Sa. Khi Mỹ mỏi mệt rồi thì lúc đó Biể Đông sẽ hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. VN bị thiết hại nặng nề nhất vì VN có bờ biển chạy dọc dài theo Biển Đông, nhưng anh Cộng sản VN thì vừa hèn vừa nhát nên cũng không là trở ngại của Trung Quốc,

bởi: Susan từ: USA
24.02.2016 03:36
Cầu mong có 1 tên chệt chương phi bóp cò, hay bám nút 1 cái thôi. Mình hông muốn có chiến chinh,nhưng sooner or later.Mỷ cũng phải trừ hiểm họa tàu chệt hổm láo.. ngang ngược''

bởi: Long BR từ: USA
24.02.2016 02:32
Outpost Hoàng Sa là tử huyệt của VN trong thời đại hiện tại !

HS hiện nay là của TQ. Trong quá khứ từng là của VN. Vì HS gần VN nhất. Chỉ cần 1 chút suy luận, mọi người cũng có thể thấy được:
Trang bị vũ khí trên lãnh thổ xâm chiếm, đơn giản chỉ là để bảo vệ nó chống lại QG mà TQ xâm chiếm, là VN. Đơn giản chỉ có thế. Chẳng quốc tế quốc tiếc gì ở đây cả.

Tuy nhiên, ở đây, vấn đề còn lớn hơn nhiều. Không phải TQ chỉ nhằm bảo vệ quần đảo HS thôi. Tôi tin là trong tương lai không xa (chừng 5 năm trở lại), TQ sẽ chiếm toàn bộ VN !
Quý vị hay liên hệ sự tương quan tình hình thế giới với hành động của TQ ở HS, quý vị đã quên một điều căn bản của địa chính trị : HS của VN, gần VN nhất, HS từ biển nhìn vào bao quát miền Trung Việt là đoạn giữa VN. Nếu HS là tiền đồn outpost chiến lược quân sự mạnh thì nước VN coi như bị chặt làm hai khúc trong trường hợp chiến tranh !

Theo tôi, TQ sẽ biến VN thành 1 tỉnh của TQ. Trên thực tế, VC đã thần phục TQ nhiều mặt, chính trị, văn hoá, xã hội. Do đó đoạn đường đi đến chuyện sát nhập này sẽ không khó. Dĩ nhiên, TQ đã chuẩn bị sẵn sàng kể cả yếu tố quân sự. Hơn ai hết, giới quân sự của VC hiểu điều đó rất rõ. Vì nó quá hiển nhiên.

bởi: Không ghi tên
24.02.2016 02:09
Các nước tư bản không thích chiến tranh, họ sẽ cố tránh khi vẫn còn có thể đàm phán. Mỹ vừa hồi phục sau nhiều năm dài kinh tế bất ổn và họ cũng cần thời gian để dân chủ hóa trung đông. Bao lâu nước Tàu không quấy phá con đường thuơng mại này thì Mỹ có lẽ cũng chỉ võ mồm thôi.

Ba thập niên qua, Tàu được dành cho rất nhiều ưu đãi. Từ thuế nhập cho tới đầu tư. Người tiêu thụ thế giới hầu như không có chọn lựa nào khác ngoài china. Sau bước đầu ưu đãi, Âu Mỹ từ từ rút ra. Tàu muốn duy trì mức tăng trưởng như trước, họ phải chú trọng thị trường tiêu thụ trong nước. Có nghĩa nước Tàu đông dân biến thành thị trường tiêu thụ của tư bản.

Để tránh nước cờ bí này, tàu sẽ dùng Bắc hàn và tương lai là tuyến hàng hải trên biển đông để gây áp lực lên Mỹ và giới đầu tư. Phải tiếp tục để Tàu được huởng các ưu đãi như trước, và từ bỏ giấc mơ gia tăng tiêu thụ nội địa của nước Tàu. Có nghĩa là không thể lũng đoạn và dân chủ hóa Trung quốc qua áp lực kinh tế. Mỹ không tẩy chay, cũng không nâng giá biểu thuế. Vì làm như thế hàng Mỹ cũng có chung số phận, nếu không muốn nói là sẽ tiến gần đến chiến tranh. Sự làm ăn gian dối của Trung quốc mấy thập niên qua đã là đòn phản ngược đánh lên đầu họ. Chỉ cần người tiêu thụ có chọn lựa khi nhà tư bản đầu tư sang xứ khác, dân Mỹ cũng sẽ mua sản phẩm không made in china. Hàng không bán chạy thì sao có đầu tư ngược lại?

Tàu sẽ từ từ khống chế biển đông. Làm khó dễ nhiều hay ít là tùy theo thuơng mại qua Thái bình dương chạy hay không. Thế trận hôm nay là thủ và từng bước đe dọa nhau. Mỹ mua được thời gian ở Trung đông, lôi kéo đồng minh và củng cố nội lực, Tàu nhận được đầu tư trong kinh tế và ưu đãi thuơng mại mà không phải biến thị trường trong nước thành thị trường béo bở cho ngoại quốc.

Vấn đề biển đông chỉ là bề nổi, mặt chìm của nó chính là giằng co về kinh tế giữa hai quốc gia lớn, chủ ông của những khoa học kỹ thuật tiến bộ và thị trường đông dân thiếu dân chủ độc tài. Thế ghì kéo này có thể bị phá vỡ vì những biến cố bất ngờ khó đoán.

bởi: Ha Minh từ: USA
23.02.2016 23:02
"Tam đoạn loạn" : Theo mật ước Thành Đô trước sau gì Việt Nam cũng thuộc về Trung Quốc ! Trung Quốc cưỡng chiếm Biển Đông không xa ! Vậy cái gì của Trung Quốc cũng là của Việt Nam ! Cứ "luận" như vậy nên CSVN chẳng cần phải làm gì cho mất lòng "Mẹ Trung Quốc" !

bởi: Không ghi tên
23.02.2016 22:58
Vấn đề chủ quyền biển đảo, kho tàng hải sản và khoáng sản của VN trên biển Đông là chuyện riêng của VN chứ Mỹ và đồng minh Mỹ không có dính líu, mà cũng không có chính nghĩa để dính líu.
Thoát Trung hay bám chặt chân Trung Quốc là chọn lựa của Hà Nội, lựa chọn giữ đảng hay giữ biển đảo cũng là quyết định tối hậu của Ba Đình.
Trả lời
bởi: Bích thủy (Hà Nội)
24.02.2016 08:03
Trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Barack Obama tại Sunnylands, California vào ngày 16 tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Mỹ “có tiếng nói mạnh mẽ và những hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn” trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Mỹ là một tên sen đầm quốc tể, nói như thế chẳng khác nào cõng rắn về cắn gà nhà hay rước voi về giày mả tổ!

No comments:

Post a Comment