Thursday, February 25, 2016

Nên hay không bỏ Tết truyền thống

Thứ sáu, 26/02/2016

Blog / Trong lòng Hà Nội

Nên hay không bỏ Tết truyền thống

Chợ hoa Hà Nội.
Chợ hoa Hà Nội.
Cũng như đa số người dân Việt, câu trả lời của tôi hiển nhiên là không nên bỏ Tết âm lịch truyền thống. Đây là quãng thời gian rất đẹp, rất đầm ấm và như một món quà tinh thần mỗi năm để mọi người hưởng thụ thời gian nghỉ ngơi bên gia đình. Cũng như dịp Giáng sinh – năm mới của nhiều nước khác trên thế giới, Tết âm lịch tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc mang ý nghĩa và giá trị tương đương.
Tuy nhiên, nếu như Tết chỉ diễn ra vừa vặn đúng 1 tuần lễ, từ khoảng 28 đến hết ngày mùng 5 âm lịch thì vui vẻ, trọn vẹn. Trên giấy tờ, quả đúng là người dân được nghỉ trong khoảng thời gian trên, nhưng thực tế, dân ta ăn Tết ròng rã cả tháng trời. Đây chính là một trong những lý do khiến Tết trở thành khoảng thời gian “chết”.
Cứ vin vào câu nói xưa của ông cha “Tháng giêng là tháng ăn chơi”, người Việt đã chuẩn bị tâm thế cho việc nghỉ Tết trước khoảng 2 tuần. Sau Tết nguyên đán, người dân còn tiếp tục rục rịch ăn chơi một cách chậm rãi đợi chờ đến rằm tháng giêng. Vậy tính ra coi như cả nước Việt Nam mừng năm mới tròn một tháng. Mọi công việc giấy tờ hành chính gửi lên các cơ quan nhà nước bị “ngâm” không thời hạn. Dân tình có việc gấp cứ phải vắt chân lên cổ mà chạy cho xong trước tháng Chạp, còn nếu muốn nhanh chóng thì phải chuyển sang hướng “chạy tiền.” Các quy trình xuất nhập khẩu cũng bị đình trệ theo bởi lãnh đạo còn đang bận ăn chơi, hơi đâu mà ký duyệt, hàng hóa cũng theo đó mà tồn lại, dẫn đến các công đoạn kinh tế sản xuất bị ngưng trệ.
Chưa kể, khoảng thời gian này đất nước cũng tốn kém một khoản tiền kha khá trong việc bắn pháo hoa. Tính ra thì Việt Nam có ít nhất 3 dịp bắn pháo hoa lớn, đó là ngày quốc khánh 2/9, đất nước thống nhất 30/4 và 1/1 Tết âm lịch. Ngoài ra gần đây Hà Nội còn đầu tư thêm vào một số dịp lễ khác như ngày thành lập thủ đô 10/10 hay cả tết dương lịch…Bắn pháo hoa Tết thì được đầu tư hơn cả vì gần như tất cả các tỉnh thành đều “đệ đơn” xin bắn. Số tiền có thể từ trăm triệu đến cả tỉ đồng cho mỗi tỉnh, thành phố. Lý do chính thường là mang lại một cái Tết vui vẻ cho dân, dẫu nghèo, dẫu khổ cũng cần được đón một cái Tết trọn vẹn.
Pháo hoa rực rỡ trên trời hư hư thực thực sáng rực cả bầu trời trong vẻn vẹn vài phút đồng hồ, chẳng hiểu người đứng dưới nhà tranh vách đất nhìn lên có no thêm, ấm thêm được chút nào không? Chỉ biết có những gia đình ở Hà Giang, Cao Bằng… đang ôm nhau co ro trên giường, dưới căn nhà xập xệ đã bay mất mái vì bão tuyết. Có chăng số tiền kia được dè xẻn chút ít để giúp đỡ người dân nghèo dựng lại cái nhà, sửa thêm đường bê tông hay xây con cầu qua sông mùa lạnh thì Tết vui hơn biết mấy.
Với lề lối thói quen từ xưa đến nay của người Việt trong mỗi dịp Tết đến xuân về, thì nghỉ Tết càng dài càng trở thành cực hình cho phụ nữ Việt. Họ phải chuẩn bị mua sắm đồ đạc mâm cỗ, đồ ăn thức uống cho cả tuần lễ Tết. Những món ăn ngày Tết như bánh chưng bánh tét, thịt nấu đông, vịt gà luộc… luôn là những món ăn cầu kỳ đòi hỏi nhiều thời gian. Làm cho riêng gia đình đã nhọc công, các nàng dâu còn phải cố sức mà nấu cỗ cho cả đại gia đình từ bên nội đến bên ngoại, đến cả hàng xóm láng giềng khách khứa đến thăm rải từ trước đến sau Tết. Sự đảm đang của người phụ nữ được đánh giá ra sao chính là ở thời điểm này. Đàn ông Việt thì cứ nhè Tết mà hưởng thụ, rượu chè thâu đêm suốt sáng. Hết ăn cỗ ở nhà, các đấng mày râu tiếp tục hò nhau đi nhậu tại nhà khác. Nếu từng tham gia tại bàn nhậu tại Việt Nam, tôi chắc hẳn ai cũng thấy khiếp đảm vì thói “khích tướng” nhau uống càng nhiều càng tốt của các “anh hùng bàn nhậu”. Chén anh chén em thi nhau nâng lên hạ xuống như một cách để thể hiện bản lĩnh đàn ông trước thiên hạ. Năm 2015, sau 9 ngày nghỉ Tết, thống kê ra có hơn 500 vụ tai nạn giao thông khiến 317 người chết, 509 người bị thương, tăng 12,4% so với 2014. 226.000 lượt cấp cứu vì thương tích đánh nhau, 15 người chết. Từ gánh nặng của người phụ nữ, Tết truyền thống đang trở thành gánh nặng của cả xã hội khi tiêu tốn quá nhiều nguồn lực xã hội từ tiền bạc, thời gian đến con người.
Tết lại gần chạm ngưỡng cửa, những lo toan và mệt mỏi có lẽ vẫn cứ sẽ quẩn quanh đâu đó, thôi thì chúng ta cứ tạm gác lại để hưởng trọn không khí của mùa Tết năm nay. Năm mới đến, có lẽ rất nhiều người như tôi, như độc giả của VOA và những người Việt Nam khác, mong mỏi một sự đổi thay tích cực của đất nước. Và để có được niềm vui ấy, tôi cũng mong mỏi sự đổi thay từ chính cá nhân người dân đang sinh sống trên đất nước Việt, như câu nói “You must be the change you wish to see in the world” – Hãy thay đổi bản thân theo cách mà bạn mong muốn thế giới thay đổi.
* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Hoàng Giang

Hoàng Giang sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, từng đi du học ngành truyền thông tại Mỹ, là cây bút tự do cho nhiều tờ báo dành cho giới trẻ trong và ngoài nước. 'Trong lòng Hà Nội' là suy nghĩ về những đổi thay của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp dưới góc nhìn khách quan và mới mẻ.
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (47)
Ý kiến
     
bởi: Động Chủ từ: U Minh Cốc
12.02.2016 10:08
Sau nhừng ngày tháng giá lạnh, chu kỳ của năm đưa xuân trở lại. Cây cỏ bùng lên sức sống. Nếu cây cỏ nào không tung ra được những đóa hoa khoe sắc, tỏa hương thì cũng thay áo mới bằng những lá non xanh mướt. Còn thời gian nào thích hợp để người tạm dừng công việc nghỉ ngơi hòa mình với vạn vật? Còn thời gian nào thích hợp để người tạm dừng công việc suy tư về mình? Còn thời gian nào thích hợp để người tạm dừng công việc hy vọng, sắp đặt tương lai? Và người đã đặt tên thời gian này là "Tết".
Với lề lối thói quen từ xưa đến nay của người Việt trong mỗi dịp Tết đến xuân về, thì nghỉ Tết càng dài càng trở thành cực hình cho phụ nữ? Không biết bây giờ sao chứ ngày xưa công việc chia khá đều cho đàn ông, đàn bà và trẻ em nữa. Thí dụ công việc nặng nhất trong việc bếp núc sửa soạn xuân là gì? Không suy nghĩ tôi trả lời ngay nấu bánh chưng. Hoàng Giang có thấy phụ nữ xưa và nay nấu bánh? còn nữa sửa soạn bàn thờ cúng dùng cát chà lư hương mâm đồng chân nến cho tới sáng như gương lại đàn ông...
Bỏ Tết? chỉ vì nghĩ ngày đầu năm tây, nó cho nghỉ. Tết ta nó không cho nghỉ thế thì bỏ mẹ nó cho tiện việc nhà nước... Tây!!! Mà khoan... Tây cũng có tết đấy nhá... Các thành phố lớn trên toàn thế giới đều có ngày hội của hoa mùa xuân đó sao? Như ngày hội hoa anh đào tại thủ đô Washington? Nếu hiểu Tết chỉ là ngày xuân với hoa với lá thì khắp nơi trên thế giới đều có Tết (tết, không phải tân niên đâu nhé)
Bỏ Tết? chỉ vì nghĩ là du nhập từ Tầu? Không biết Tết du nhập từ Tầu vào ta hay từ ta vào Tầu? Chỉ biết Tết là hoa đua nở trên quê hương ta trong khi đó Trung hoa nhiều nơi cây cỏ vẫn còn ngủ trong giá lạnh. Theo lý, thì Tết từ Ta vào Tầu đúng hơn

bởi: Không ghi tên
12.02.2016 00:30
Tôi tưởng có quan sát, chiêm nghiệm gì mới và tinh tế lắm. Chả có gì, toàn tự tưởng tượng, rồi sau đó phê bình cái điều mình vừa mới tưởng tượng ra.

bởi: Hich tuong si
11.02.2016 00:03
Tai sao ta không nghỉ tet duong lich luôn, nghỉ 7_8 ngày cũng duoc, đở ảnh huởng đến sản xuất kinh doanh, để phát triển kinh tế. Nên lập 1 topic lấy ý kiến nhân dân nên bỏ hay không nên.

bởi: quoc
10.02.2016 22:09
Vậy mấy bác ở bên Tây cho hỏi Tây ăn Tết bao lâu? Tốn bao nhiêu phầm trăm GDP?

bởi: Hoàng Trung từ: Hà Nội
10.02.2016 20:50
Tết là truyền thống dân tộc, không nên bỏ, tế xưa chỉ có ba ngày, bây giờ 8-9 ngày, thực chất dềnh dang đến cả tháng ảnh hưởng đến SX, rất khổ cho người lao động. Chỉ sướng anh có chức có quyền; Được ăn, được chời đươc...đủ thứ.
Trả lời
bởi: Không ghi tên
11.02.2016 14:57
Họ nghĩ bỏ Tết thì bỏ được tiêu cực, không còn chung thời tiết Xuân với TQ bấc ơi . Giận TQ, ghét tiêu cực nên muốn ...chèm chết truyền thống . Nếu theo Tết tây thì có nghỉ lâu không, có mê tín dị đoan, quà cáp chạy chức đu bám theo hay không ? Hay là bỏ tuốt luốt, sao mà giồng luật rừng không ngăn chặn được thì bỏ .

bởi: Mường
10.02.2016 11:20
Bỏ sao được Tết. Nghĩ quá hóa lẩn thẩn dở người. Tết là để tiêu thụ hàng hóa.Nếu quanh năm suốt tháng mà cắm đầu vào làm ,hàng hóa làm ra không ai mua thì làm để làm gì hả ???.Chả lẽ hàng hóa không ai mua ,đem đổ đi à.???. Tết là để kinh tế phát triển và sự thăng tiến xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Tuy nhiên các tiêu cực cần bị dẹp bỏ ,nhưng không thể bỏ được Tết.
Trả lời
bởi: Không ghi tên
11.02.2016 15:05
Xét vê văn hoá truyền thống bác đúng, xét về tài hoá lưu thông bác đúng luôn . Chính vì thế càng ngày các nhà kinh doanh càng nghĩ ra nhiều cái lễ , lễ mẹ, lễ cha, lễ tình yêu, lễ nhà giáo, lễ phụ nữ, lễ hội ma, ăn theo Tết, Giáng Sinh, Phật Đản,....

bởi: Steve từ: US
10.02.2016 06:32
Nhảm !!!

bởi: cuulong từ: Arizona USA
09.02.2016 19:54
Tet.Nen lam thay.Tai sao phai bo?

bởi: Không ghi tên
09.02.2016 12:27
Tôi đề nghị dẹp quách cái tết Tàu cho Chị Em và người nghèo khổ được nhờ. Lo sắp xếp mọi thứ từ cọng rác cho đến bàn nhậu, lo tính toán nát óc từ lá rau, miếng thị đều do đàn bà. Đàn Ông VN nhất là Cán Bộ chỉ biết vác miệng ăn nhậu đến khi say xĩn về nhà chửi bới đánh đập vợ con, đôi khi không quên khoe thành tích "X1,2,3" và cho rằng nhờ đó mới có cơ ngơi to lớn thế này. Có nhiều gia đình mà người đàn ông có địa vị khiêm nhường nên của đót lót nhận về không đủ ăn nhậu và đút lót lại bề trên khiến tài chánh trong gia đình đè lên gánh nặng trên vai đàn bà, thế nhưng đấng mày râu nhà ta sau khi xĩn chửi bới Vợ là thứ vô dụng, chỉ "như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng mới có hôm nay", nếu không nhờ Bác để có X1,2,3 thì chúng mày chỉ có xách bị đi ăn mày Tàu !.
Tết Tàu đem về mối lợi cho Cán Bộ tùy theo chức phận nhỏ to mà quà cáp đút lót giá trị từ con gà, con chó đến xe hơi, biệt thự. Khốn khổ cho dân nghèo đôi khi không không đủ tiền để may áo mới cho con nhưng phải chạy vạy để có lễ lược cô giáo nếu muốn con mình khỏi bị khó dễ chưa nói đến Ông Cán Bộ ở cạnh nhà mình thường hay xoi mói.
Trả lời
bởi: Không ghi tên
09.02.2016 21:32
Các nước, các vùng miền trên thế giới ăn Tết khác thời điểm . Vậy chúng ta có nên khẳng đinh tổ tiên chúng ta ăn Tết cho giống Tầu ? Câu đối Tết "Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh - thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ " là của Tầu hay của Việt Nam ? Tết có phải nguyên nhân của tệ trang, hủ tục . Bỏ Tết này, theo Tết khác là bỏ được tệ trạng chăng ?

bởi: DNQD
09.02.2016 12:26
Dan Toc Vietnam co hai moi nguy hai co the xem nhu la hai nguon Dai Hoa can nen loai ngay khoi xa hoi VN la:

1/ Che Do Cong San Bat Nhan, vi no dua tren nen tang Pha Huy Moi Dieu An Lanh Tot Dep cua dan toc VN de
chi Xu Dung Su bao Tan, Vo Van Hoa, Vo Dao Duc, Vo To Quoc, Vo Dan Toc Va Lay Su Phan Quoc Hai Dan de Lam Tay Sai Cho quan Giac Tau de chung duoc su tro giup cua quan giac de thong tri va khung bo dan toc VN nhu mot dan no le cua chung va khong ngoai muc dich loi dung va lam dung cuoc song cua 90 trieu nguoi dan VN de chung kiem loi ich ca nhan loi ich be dang cua cai DCSVN cua chung ma thoi! Do do DCSVN va nhung ten dang vien CSVN phan quoc kia la nguon dai hoa cua ca dan toc VN va no can bi loai tru khoi xa hoi VN cang xom cang huu ich cho van menh cua dan toc VN!
2/ Nen Van Hoa vo gia tri cua VN bi Cong San Hoa do do noi bi Tau Hoa hau nhu tren moi dia hat! do do nen van hoa do Cong San VN tao nan ra o VN kia phai bi huy di va Tet VN cun g nen huy di de thay vao Tet Duong Lich nhu dan toc Nhat ban da khon ngoan lam duoc tu lau roi! Khi VN co mot nen van hoa khong con co tinh cop nhat hay bi Tau Hoa nhu the kia thi dan toc VN se la mot dan toc co mot nen van hoa hoan toan khong lien he voi nen van hoa day toi ac cua Tau! Hai dieu nmguy hai duoc neu ra tren day can duoc ap dung cang xom cang co loi ich cho dan toc VN!
Ngoai ra VN nen cho hoi huong tat ca nhung ten Tau dang am tham lam gian diep cho mau quoc Tau cua no o VN de doi co hoi Tau xam lang VN thi chung se dan duong cho giac Tau tran ngap VN de sat hai nguoi VN y het nhu bon Tau dac cong sinh song sinh de o VN da lam cho dan toc VN trong cuoc chien tranh bien gioi 1979! Chung dan dat quan giac Tau vao lanh tho VN de giet chet nguoi linh cong san VN nhu la bon dac cong Tau biet moi bi mat quoc phong de chi bao cho quan giac Tau con bo ngo khi xam lang vao lanh tho VN! Do do ten tbtty Hoang Trung Hai kia phai bi xem nhu mot tren gian diep cua Tau hay la mot ten dac cong cua Tau dang nam trong lanh tho VN de cho co hoi giup do quan giac Tau la to tien cua no !
Hanoi co nhung bi mat quoc gia gi deu se bi ten Hoang Trung Hai danh cap de chuyen cho quan giac Tau ben kia bien gioi ! ma do se la dieu chac chan bat cu mot thang Tau nao o VN cung se lam nhu vay! Di nhien bon Tau du sinh de o VN thi chung van luon luon la ten Tau se luon luon trung thanh voi to tien Tau cua no! va vi the chung se phan boi dan toc VN nuoi chung lon len de chung se chi cho quan Tau den sat hai nguoi VN vi chung deu xem nguoi VN deu la ke thu cua nuoc Tau la mau quoc cua chung ma thoi!! Chi co khi nao co cuoc xam lang cua Tau vao VN thi chung luc do se ra mat giup quan giac Tau vao que huong VN de tan sat nguoi dan VN ma ke ca bon phan quoc CSVN deu cung se bi quanTau chem dau het!

bởi: Không ghi tên
09.02.2016 11:57
Mình muốn hỏi thế này, nếu ta bỏ Tết âm lịch, theo Tết dương lịch thôi , vậy những ngày nghỉ Tết chuyển sang Tết Dương lịch chứ gì, vậy những tục lệ ngày Tết, những quà cáp, biếu xén, đền ơn, nhờ vả vào dịp Tết có bỏ không hay lại vẫn bưng qua trọn gói ? Đừng nghĩ dân trong nước ai cũng có khả năng hưởng thụ hai cái Tết âm, dương. Mà phải nói là tuyệt đại đa số quần chúng nghèo chả có cái Tết nào hết từ ngày ...đời ta có băng đảng no . Với dân đen làm ăn chộp giựt mỗi ngày thì những ngày thiên hạ ăn chơi, không làm gì thì...Tết là chết trong lòng một mớ . Còn dân Việt sống ở nước ngoài thì đa phần không quan tâm bỏ hay không bỏ Tết, họ nhập gia tuỳ tục, cho nên chả có thì giờ bầy vẽ Tết, chả cần quà cáp ai, phú quý nhưng không cần lễ nghĩa rườm rà . Đối với họ ....ăn Tết chả khác gì ngày thường ! Vậy thì cứ giữ Tết, nhưng đừng giữ truyền thống lạc hậu có được không ?

bởi: Dan đen từ: VN
09.02.2016 10:17
Bỏ hay không cần thảo luận thật chín chắn và tìm 1 giải pháp tốt nhất có thể được.Nhưng có một điều chắc chắn Tết nguyên đáng là 1 trong những sản phẩm của thời 1000 năm bắc thuộc- nô lệ Tàu-nó là dấu ấn mang đậm nét Tàu chứ nào phải truyền thống Việt.
Trả lời
bởi: Động Chủ từ: U Minh Cốc
12.02.2016 10:19
bánh dày, bánh chưng, dưa hành của Tầu? áo dài khăn đóng của tầu, Ông Táo của Tầu. Cái gì của tầu nữa tui không kiếm ra???

bởi: langtu từ: SG
09.02.2016 10:03
Tào lao ,xịt bộp ,tết truyền thống là tết truyền thống ông cha ko phải vô cớ mà nặn ra, do thổ nhưỡng ,do thời gian và cái quan trọng nhất là tâm tánh con nguòi xứ sở đó mà ra vậy hà cớ gì phải bỏ? mỗi người có hoàn cảnh ,tâm trạng khác nhau có thể vui tết hay đón xuân đương nhiên khác nhau ,tôi ko thấy ai trách cứ những người ko biết thưởng thức (enjoy) tết ,xuân có chăng họ cảm thông hoàn cảnh của những người đó vì lý do nào đó mà ko có được những cảm nhận tết ,xuân ,vậy hà cớ gì những người ko có cảm nhận như những người khác lại đi dạy những người khác nên làm gì ? phải làm gì? người ta có thể vui xuân nhưng cũng có người ko thấy vui xuân , có người muốn tết kéo dài nhưng có người lại nghĩ ngược lại thi cớ gì người ta tôn trọng suy nghĩ của minh hà cớ gì mình lại coi nhẹ suy nghĩ người khác? phải chăng GATO)
Trả lời
bởi: Không ghi tên
09.02.2016 23:27
Bac nay noi dung. Ly luan cua cac vi muon bo Tet that ra ho lai khong biet Tet, chua he an Tet ta, ho an Tet Tau roi tuong la Tet ta. Tet khong lien quan den tieu cuc .

bởi: Nhố Cali
09.02.2016 09:36
Mình vẫn đón Tết thu nhỏ lại với gia đình mình và gia đình bên vợ -- bố mẹ (nay đã khuất bóng) và anh chị em. Thuần tuý theo phong cách và thức ăn VN, và y phục 0% Tàu. Giờ thì mình không còn làm được như năm xưa, Tết khoanh tay đứng trước bố mẹ chúc Tết hạnh phúc biết bao. Bố mẹ đã khuất, nay thì mình đứng trước bàn thờ tổ tiên có ông bà và cha mẹ, mình cảm nhận mạch sống của bố mẹ và ông bà vẫn nối tiếp.
Mình không mặc cảm là Tết tính theo lịch Tàu. Mình không rõ là lịch Tàu không có cơ sở khoa học, như có bạn phát biểu, nhưng lịch đó đã giữ được thời gian năm tháng cả nghìn năm rồi thì có lẽ nó cũng có nguyên tắc vận hành -- có lẽ chu kỳ dài 60 năm thay vì là năm một như lịch Tây nên thoạt nhìn qua thì hơi lộn xộn. Không rõ các nước phương Tây có mặc cảm là Tết Tây là tính theo lịch của Toà Thánh Vatican, nhưng có lẽ cách "ăn Tết" của các nước phương Tây đều không y chang 1 bản. Tàu hoá hay không là do mình. Người Tàu ăn cơm, thì mình phải bỏ cơm mà ăn bánh mì và spaghetti thì mới được là "thoát Trung"? Bỏ hẳn lịch Tàu thì các ngày lễ tưởng niệm anh hùng, anh thư và vĩ nhân của VN theo ngày Tây thì chắc các ngài sẽ bị lạc mất, nhưng các bạn tân thời sẽ vui lắm vì nó "thuận lý"? Bỏ chữ Tàu để theo "quốc ngữ" thì cũng là tính chất thời đại và công nhận thật tiện dụng. Nhưng bỏ hẳn không học chữ Tàu, cho đến cả cơ bản nhất, hoá ra tự mình đã đoạn tuyệt với hàng ngàn năm lịch sử và văn hoá Việt. Bạn có thấy buồn không khi đứng trước các lăng tẩm thờ phượng các nhân vật lịch sử VN mà mình không biết các ký tự nói gì. Sách báo, đài phát thanh truyền hình Tàu ngày nay nói gì, 10 phần nói xấu tuyên truyền độc hại chưa chắc đã có 1 phần khách quan, thì cả nước cứ ù ù cạc cạc, tất cả phải nhờ cả vào người phiên dịch, chẳng có nghiên cứu sinh VN vào tận thư viện và văn khố Tàu để nghiên cứu đích thực các toan tính và nhận xét thực của Tàu về "ta" thì làm sao biết đường mà ứng xử. Nếu đại chúng VN hiểu tiếng Tàu để đề phòng đối phó bằng nhiều cách suy nghĩ khác nhau (không cần nhờ các quan thông dịch, hoặc chủ quan 1 chiều, hoặc bị tiền Tàu làm mờ mắt) thì có lẽ người Tàu sẽ chẳng gạt gầm dân ta như thường xuyên xẩy ra hiện nay? Theo mình biết, người Nhật người Hàn đều có thể đọc được ít nhiều chữ Tàu mà chẳng có mặc cảm gì cả. Thế mà họ vẫn tiên tiến hơn VN bao xa. Cái tệ của người mình là học rộng không biết được bao nhiêu, mà chỉ khỏe chê bai bài bác triệt bỏ thẳng tay những cái gì mà không phải từ trường lớp của mình. Lạc hậu và chia rẽ tất không tránh khỏi như lịch sử cận đại từ thế kỷ 19 đã minh chứng.
Trả lời
bởi: Không ghi tên
09.02.2016 23:48
Mọi người giận TQ chém Tết, nên đọc phân tích của bác này. Mọi người nên hiểu Tết được tổ tiên ta định ngày ở thời Tiết, ở múa màng gặt hái xong,nông nhàn, ở hoa Xuân ,Mai, Đào nở rộ. Tết là truyền thống, Tết không phải mê tín, hủ tục ăn theo ngày Tết. Tết trong lòng dân tộc, Tết là của trời đất giao hòa đem lại. Ngày cuối năm...tối như đêm 30, ngày đầu năm nắng đẹp như Mồng Một Tết ! Tết đừng treo câu đối Tầu, đừng mua đồ ăn Tầu, đừng cho con mặc áo Tầu, chỉ thịt mỡ dưa hành, bánh chưng, bánh dày, ...đừng lo quà cáp chạy chức, đóng góp lễ vật cúng tổ tiên thôi. Nhất là không "Mừng đảng, mừng Xuân".

bởi: Việt từ: Canada
09.02.2016 09:24
cái gì do con người đặt ra cũng có thể thay đổi bởi con người. củ không đi thì mới không tới. cái gì thích hợp có ích thì nên làm, củ mà không có lợi thì nên loại bỏ đi, có như Vậy Xã hội mới phát triển

bởi: Mai phuong
09.02.2016 03:32
Theo toi nen bo quách Tết VN cho roi, vua vo duyen , ton kem, ngu xuan , phi thi gio vo ích . Da 40 tu nam 1975 den nay toi ko an Tết ma lai ko bao gio nho Tết tham chi con thich nua la khác . Nen dep bo tục le lạc hậu nay cang som cang tot
Trả lời
bởi: Động Chủ từ: U Minh Cốc
12.02.2016 10:21
Boi vay Mai Phuong viet chu viet khong bo dau phai khong tham chi con thich nua la khác

bởi: Không ghi tên
09.02.2016 01:50
Nên xóa tết ta và lấy tết tây làm chuẩn, lý do:

Chỉ còn Tàu, vn là hai quốc gia chính còn đón tết âm lịch. Nam hàn dường như cũng đã bỏ gần đây.

Tết ta dựa vào âm lịch là không chính xác so với dương lịch dựa vào chu kỳ của mặt trời. Do kiến thức xưa yếu kém, dựa vào mặt trăng để tính toán. Lỗi lầm xưa phải chăng nên được duy trì?

Tàu có lý do để duy trì, vì họ là người 'phát minh' ra nó cũng như nền văn minh phân Bắc vậy. Ta chỉ sao chép làm theo, bỏ phân thì bỏ, bỏ hội hè cổ hủ tại sao không được?

Trong xu huớng tách xa và xây dựng nền độc lập cho riêng mình, ta hãy bỏ những gì bắt chước máy móc và thiếu nền tảng hợp lý. Thoạt đầu khó, nhưng sau sẽ khiến văn hóa nước nhà không giống Tàu nữa. Bỏ chữ Hán thay bằng quốc ngữ không dễ, nhưng nhờ thế mà hôm nay tiếng Việt dễ học dễ viết hơn rất nhiều. Đó là vì sao các thế hệ người Việt hôm nay vẫn còn đọc và viết tiếng Việt khá nhiều. Dân Tàu sang thế hệ kế là mù chữ luôn.

Độc lập tự chủ của dân tộc không chỉ là lãnh thổ ranh giới, mà còn là văn hóa tập quán ngôn ngữ chữ viết nữa. Nếu ta khác Tàu càng nhiều, sự đồng hóa của chúng sẽ càng khó khăn hơn. Hội nhập vào văn minh Tây phương chính là hội nhập vào dòng chính của văn hóa thế giới. Đó là dòng văn minh duy lý và tiến bộ của thế giới hôm nay.

Đón hai tết cùng một lúc rõ ràng là tăng thêm tốn kém, nhưng quan trọng hơn cả đó là kế giữ nước lâu dài. Dám dùng lý trí suy xét để chọn cái hợp lý, dám đoạn tuyệt với quá khứ để tiến trên đường văn minh hiện đại, đó chính là có viễn kiến lâu dài trong xây dựng, phòng thủ và bảo vệ đất nước vậy.
Trả lời
bởi: Động Chủ từ: U Minh Cốc
12.02.2016 10:48
KGT có lẽ không hiểu cách làm lịch thì phải. Âm lịch không dựa trên chỉ mặt trăng (tháng) mà còn dựa trên tuần hoàn của 5 hành tinh (Kim, Mộc, thủy, Thổ, Hỏa) + trái đắt (năm) + mặt trăng trong thái dương hệ. Cứ 60 năm trái đất thì các hành tinh này lại nằm trên 1 đường thẳng. Âm lịch rất thô sơ so với lịch trong đền thờ của người Myanma nhưng rất thiên văn chính xác hơn nhiều so với dương lịch chỉ dựa trên Mặt Trời (năm) Mặt trăng(Tháng) và vì thiếu kiến thức nên phải cộng ngày tháng này, trừ ngày tháng kia mà vẫn không chính xác thiên văn.

bởi: tran dang từ: tphcm
08.02.2016 21:35
Theo toi, van nen giu tet truyen thong nhu bao nam ong cha ta van thuc hien. Nhung khong nen sa da vao an choi het "thang gieng". Nang suat lao dong cua nguoi dan viet nam so voi cac nuoc trong khi vuc la kha thap. That la kho hieu khi nha nuoc khuyen khich nghi tet nhieu ngay de kich cau vui choi. mua sam, du lich... trong khi nuoc ta con kha ngheo, na8ng suat lao dong thap...

bởi: Minh Huỳnh từ: SaiGon
08.02.2016 15:10
Tôi là người phản đối ăn têt âm lịch nhất vì các lý do sau:
1/ Âm lịch là lịch tính thời gian không có cơ sở khoa học, Lấy một vệ tinh của trái đất mặt trăng làm điểm gốc, không có cơ sở toán học vì âm lịch không có điểm gốcvì chu kỳ 60 năm, lấy các con vật bình thương đặt cho giờ m, ngày thánng, năm. Nếu chỉ sữ dụng tòa âm lịch thi các thiên tài toán học cũng không tinh nỗi bài toán thời gian trong một tuần lễ
2/ Không kinh tế: Trong lúc các nước khác đang nghĩ tết dương lịch thĩ các nước sữ dụng âm lịch đi làm , trong lúc họ đang làm thì chúng ta nghĩ.
Thân mến
Minh Huỳnh

bởi: Phan Bảo Lâm từ: TpHCM
08.02.2016 14:58
Không nên bỏ Tết truyền thống vì mọi người sẽ mất đi ít nhất 1 tuần nghỉ lễ. Phải có Tết truyền thống để chị em phụ nữ thể hiện khả năng "đảm đang". Phụ nữ VN (ở các thành phố lớn) có thu nhập không kém đàn ông, nhiều người giữ chức vụ cao trong cơ quan nhà nước cũng như tư nhân, công việc nội trợ thường "khoán trắng" cho người giúp việc. Với cánh đàn ông, ngày nào chả là ngày 8/3, đặc biệt là với những anh kiếm tiền không bằng vợ. Ngày Tết là ngày để cánh ta "xả hơi".

Duyệt chi hàng ngày ai làm ? Các chị em. Lúc mới lập gia đình, để cho dân chủ, 2 vợ chồng cùng duyệt chi. Sau 1 thời gian, đặc biệt là sau khi có con cái, công việc duyệt chi càng ngày càng phức tạp và nhàm chán, chồng khoán trắng việc duyệt chi cho vợ, chỉ quan tâm con số tổng thu - tổng chi. Sau 1 thời gian nữa, quan hệ xã hội ngày càng rộng, ngay cả tổng thu - tổng chi cũng không có thời gian quan tâm. Thiếu thì vợ nói, dư thì khỏi "báo cáo". Sau mỗi kỳ lương, cánh ta giữ lại 1 ít lập quỹ đen để ăn nhậu rồi mới nộp phần còn lại cho bà xã.

HG cho rằng ngày Tết tốn kém là không đúng. Mỗi gia đình đều có ngân sách chi tiêu cho ngày Tết, không phải là có bao nhiêu xài hết bấy nhiêu. VN không thịnh hành thói quen tiêu dùng "ký sổ", "trả góp" như người Mỹ. Có thì xài không có thì nhịn chứ không muốn mắc nợ. Không nợ ai, dù ta không bằng người, ta vẫn cảm thấy tinh thần thoải mái. Ăn xài cho cố vào rồi loay hoay kiếm tiền trả nợ, chi mà khổ dữ vậy.

"Anh hùng bàn nhậu" là với những người thiếu chừng mực. Uống bao nhiêu là do mình, không ai ép được, bất kể là người có bối phận lớn trong họ hàng hay sếp ở cơ quan cũng không ép được. Lý do "không thể uống thêm nữa để giữ sức khỏe, để tỉnh táo làm chuyện khác sau khi ăn nhậu" luôn được mọi người tán đồng. Người "ăn nhậu hết mình" thường là người thiếu tư duy độc lập. Người uống nhiều không say thường là người có sức khỏe tốt, họ "ít khi uống nhưng khi uống thì không ít". Sức khỏe của những người này đa phần là bẩm sinh không phải nhờ rèn luyện mà có. Đọ sức khỏe với họ là dại dột.

Đàn ông chưa vợ phải có sức khỏe để "thồ hàng" khi đưa bạn gái đi mua sắm. Đàn ông có vợ phải có tính kiên nhẫn cao vì vợ thường là ....mua ít chọn lựa - trả giá nhiều, chờ vợ mua đồ nhiều khi phải mất hàng tiếng đồng hồ. Các chị em khi đi vào chợ, siêu thị thì họ trở thành phái mạnh, dạo cả ngày không biết mệt. Bất kể là đi theo họ hay chờ ở bên ngoài đều mệt muốn xỉu. Bởi vậy mà, khi còn trẻ, người ta gặp nhau thường hỏi "có gia đình chưa, có con chưa" hàm ý "đã biết chịu khổ chưa".

Sau ngày mùng 1 mùng 2, phe ta và phe chị em tách ra, tụ tập với nhau làm chuyện mình thích. Mâm cỗ đã được chuẩn bị từ trước 30 Tết. Ngày xưa, làm khổ chị em là do thực phẩm tươi sống cần nấu nướng chuẩn bị trước khi ăn. Ngày nay, thực phẩm ngày Tết đa phần là đồ nguội, muốn ăn bất kỳ lúc nào cũng không mất bao nhiêu thời gian hâm nóng - dọn ra khỏi phải cầu kỳ.

Năm mới chúc HG và ban biên tập VOA tiếng Việt tràn đầy sức khỏe, tinh thần tươi trẻ, quan điểm mới mẻ, công việc suôn sẻ.

bởi: Le từ: My
08.02.2016 13:13
Tet Nguyen Dan la mot truyen thong tot dep cua dan Viet noi rieng va cong dong chau A noi chung. Truyen thong la mau so chung cua mot cong dong de ho nhin nhan nhau. Truyen thong ket noi ca nhan voi gia dinh, voi cong dong xa hoi. Neu khong co tryuen thong con nguoi se mat goc, mat phuong huong de ly khai voi gia dinh . xa hoi, de lam tay sai va co the di den phan nha, ban nuoc.....

bởi: Không ghi tên
08.02.2016 12:44
Không, dù là dân thành phố đời sống chả ăn nhậu gì đến mùa màng thời tiết và không thể nói ra tại sao, nhưng nhất định không thể bỏ Tết truyền thống . Nhưng ai bảo phải giữ truyền thống bang giao với TQ , phải củng cố niềm tin Mác Lê là mình muốn ...quăng giầy vào mặt ngay . Thật đấy, mà chẳng phải một mình mình muốn vậy .

bởi: TN từ: TetVN NenKhacNgay voi Tau
08.02.2016 09:06
Vi VN la mot quoc gia co van hoa, truyen thong va ngon ngu, phong tuc hoan toan khac han Tau va cac nuoc lan bang! Do do VN can tao cho dan toc minh mot niem tu hao, khong bi anh huong gi ve van hoa va cac phong tuc tap quan cua minh de cho chung hoaan toan doc lap khong bi anh huong du tot hay xau xa!
Dieu ke tren co the duoc xu dung nhu mot nen tang cua nen van hoa, phong tuc tap quan va long hanh dien cua dan toc VN! Do do VN nen bo ngay Tet trung hop voi Le Nam Moi cua nguoi Tau! VN cung con co the giu nguyen moi hoat dong va cach chuan bi va huong su dam am cua ngay Tet o VN! tuy nhien ngay Tet cua VN HOAN TOAN DOI DEN NGAY KHAC KHONG TRUNG VAO NGAY LE MUNG NAM MOI CUA TAU! Ngay Tet cua VN co the xom hon cua Tau vi VN o gan Xich Dao ! cho nen mua Xuan den voi dan VN xom hon doi voi dan cua cac quoc gia o phuong Bac VN!
Cu tiep tuc xu dung ngay Tet trung voi le nam moi cua Tau la se bi Tau khinh bi va xem nhu dan tco VN hen kem chi biet di cop nhat bat chuoc! va Dieu Bat Chuoc nay la MOT SU TUI NHUC KHONG DEP DE GI! (TN)

bởi: DINH NGUYEN từ: Canada
08.02.2016 07:36
Tháng Giêng là tháng ăn chơi....
Tập tục vui chơi dịp Tết là thói quen lâu đời không dễ sửa đổi một sớm một chiều. Nó còn chứng tỏ năng suất lao động kém ở VN, người ta sẳn sàng bỏ công ăn việc làm để vui chơi. Khi nào VN có trình độ sản xuất cao, mổi giờ làm kiếm ra được nhiều tiền theo đúng nghĩa của nó thì các "hủ tục" sẽ biến mất. Không ai bỏ phí ra cả tháng để chơi bời cả.
Trả lời
bởi: Không ghi tên
09.02.2016 12:11
Trong quốc gia nông nghiệp "tháng Giêng là tháng ăn chơi" tháng nghỉ ngơi sau thu hoạch mùa màng, tháng nhàn rỗi . Người nông dân thật ra không có thứ Bẩy, Chủ Nhật như dân thành thị, công nghiệp, chỉ có tháng Giêng nông nhàn mới ...ăn Tết . Dân thành thị các bác cứ việc kiến nghị đổi ăn Tết theo Tây . Bác nào giỏi bắc thang lên hỏi ông trời tại sao Mên, Lào, Thái, Miến ,.....Congo họ không ăn Tết cùng tháng với mình .
Trả lời
bởi: Le từ: My
08.02.2016 20:47
Tien bac khong mang lai hanh phuc.Tien bac la nguoi day to tot nhung la ong chu xau. Ke ngheo phai lam lu suot doi.
Trả lời
bởi: DINH NGUYEN từ: Canada
09.02.2016 08:40
Hoàn toàn đồng ý với bạn, nhưng những điều bạn nói thuộc về triết lý, quan điểm sống của từng cá nhân, còn những điều tôi nói thuộc về phạm trù kinh tế, vận hành theo qui luật xã hội. Hai cái nầy không ăn nhập gì nhau.

bởi: Như-Ý từ: Sài Gòn
08.02.2016 05:21
Thấy tựa bài là không có cảm tưởng tốt với tác giả. Dù bài diễn giải có ý tốt giữ gìn TẾT truyền thống VN.
Rieng gia đình tôi, Mẹ tôi rất khổ sở vì TẾT. TẾT gói gém lo cho con, rồi còn biếu xén hai họ, cô bác láng giềng. Ba Mẹ tôi cứ nói trong ngày mồng một tết; rồi lo tết năm tới sát liền bên tay....Riêng tụi tui thì vui quá, ăn nhiều, ăn ngon, vui chơi...mà còn có tiền lì xì......

bởi: Hoang Mang
08.02.2016 03:40
Tác giả mở đầu bằng câu "Cũng như đa số người dân Việt, câu trả lời của tôi hiển nhiên là không nên bỏ Tết âm lịch truyền thống. Đây là quãng thời gian rất đẹp, rất đầm ấm và như một món quà tinh thần mỗi năm để mọi người hưởng thụ thời gian nghỉ ngơi bên gia đình. " tuy nhiên phần còn lại của bài viết (vẫn còn thiếu khi chưa nói đến quà cáp cho xếp, cho thầy cô, cho bác sĩ, cho y tá, choquan, cho.. ???) đưa người đọc đến ý nghỉ nên bỏ phức cho rồi!

bởi: Tra lai ten Saigon
08.02.2016 02:31
Toi dong y voi tac gia. Theo toi thi nen an Tet theo duong lich luon cho tien, vi bay gio chung ta huong le ca Dong va Tay cho nen qua nhieu le loc. Hon nua Tet co ve theo phong tuc cua tau, chu nao phai cua Ta dau. Tren the gioi thuong noi la Chinese New year thoi.

bởi: Không ghi tên
07.02.2016 23:54
Tet Am lich la tet cua bon TAU. Chung ta nen thay doi no bang tet Tay lich. Ton kem phi pham tai nguyen quoc gia vv...Lam con nguoi luoi bieng..O My, tui an tet Tay, khong an tet ta. Noi tom lai tui ghet bat cu cai gi co lien quan toi bon TAU CHET.

bởi: Hai hung
07.02.2016 22:45
Tôi thấy bạn nhìn nhận vấn đề như một bài toán!bạn chỉ nói phía trái của vấn đề mà cố tình không hiểu truyền thống và văn hoá việt nam.thật đáng xấu hổ vì bạn mới đi ra nước ngoài thời gian ngắn mà coi cả trăm triệu người việt nam quá thấp!bạn đã làm gì được cho đất nước?thật đáng xấu hổ vì người việt lại có một người như bạn!
Trả lời
bởi: Không ghi tên
09.02.2016 01:54
Nhân danh cái gọi là truyền thống, những kẻ bảo thủ hôm nay sẽ vẫn còn mặc váy không quần vì tổ tiên nó thích ... mát mẻ. Những hủ nho năm xưa chống đối kịch liệt chữ quốc ngữ cũng chỉ vì hai chữ truyền thống đó.

Vấn đề không phải là văn hóa hay tập tục, vấn đề đây là tính hợp lý và lợi ích cao mà theo. Bò sát chúng lột da mỗi năm để lớn lên, đã đến lúc dân tộc này phải tìm cái để lột để tách rời ảnh huởng Tàu và tiến ra biển lớn.
Trả lời
bởi: nancy từ: usa
10.02.2016 02:46
Toi ung ho y kien cua ban KGT
Trả lời
bởi: Sự thật
08.02.2016 22:46
hai hung hãy nhìn kĩ lại cái gọi là " truyền thống và văn hóa VN " có phải lai căng ,học nhái lại từ Tầu không ? nhìn cách trang trí bàn thờ , màu sắc, tập tục ngày Tết ta toàn là Tầu chệt cả .Khi có người nói thẳng nói thật thì có gì là xấu hổ ? Còn người cố chấp , nằng nặc đòi làm nô lê muôn năm cho Đại Hán thì mới thật là đáng xấu hổ thôi ! Đừng hỏi người khác : " làm gì cho đất nước ? " mà hỏi lại "chính bạn đã làm gì cho đất nước ? " bạn có ăn hại chỉ biết ăn nhậu , hùa theo , làm việc tiếp tay cho cái đảng bán nước và 1 nhà nước " hèn với giặc ác với dân " không ?
Trả lời
bởi: Không ghi tên
09.02.2016 12:16
Bạn này cho là ăn Tết là phải bày biện giống Tầu nên bỏ Tết . Nếu đúng thế thì bỏ quách.

bởi: Nguyễn văn Hoàng
07.02.2016 21:52
Đúng vậy , những cái tết ngày thơ ấu mang lại cho ta những kỷ niện đẹp , đáng nhớ trong đời . Nhưng nếu không có thì có ảnh hưởng gì nhiều không ? Tôi sinh sống rất lâu ở nước ngoài , ở những vùng ít người Việt nên hầu như không có tết Nguyên Đán , con tôi sinh đẻ bên này gần như không để ý nhiều đến tết ta dù rằng tôi cố nhắc nhở : làm cỗ tết hằng năm , nhắc lại phong tục tập quán Việt cho các con v.v... .Nhưng ra ngoài , mọi người sắc dân khác đều gọi Tết là " Chinese's New year " dù mình có gân cổ lên cãi là " Vietnamese 's New year " thì họ vặn lại là Tết theo âm lịch ( Lunar ) , mà âm lịch là của Tầu hay Việt ? Tịt ! Nếu như ở VN Tết chỉ là 1 cơ hội chỉ để ăn nhậu , vui chơi , phè phỡn , đút lót nhau,,,,gây tổn hại lớn cho kinh tế và tinh thần khỏe mạnh của dân tộc , lại hành hạ phụ nữ , gia đình thì thà như người VIệt ở nước ngoài , bao năm không có tết thì có sao đâu ?
Trả lời
bởi: Lan anh
11.02.2016 10:09
Hầu hết các ngày lễ truyền thống lớn của việt nam đều có xuất xứ từ Trung Quốc, như tết nguyên đán, lễ vu lan, tết trung thu, tết nguyên tiêu, tết hàn thực, tết thanh minh, tết đoan ngọ, thất tịch, Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân, Táo quân, .... Đặc biệt trong các ngày lễ tết nguyên đán, các ông đồ viết thư pháp bằng chữ ... Hán! Trong các đền chùa ở việt nam đều có Hán tự tại những nơi trang trọng và linh thiêng nhất. Vì vậy việt nam có nguồn gốc xuất phát từ trung quốc, điều đó là hiển nhiên. Vì vậy khi Trung Quốc thúc giục “đứa con hoang đàng Việt Nam hãy trở về nhà!” cũng là điều hợp lý mà thôi.
Trả lời
bởi: Không ghi tên
09.02.2016 12:28
Thôi thì các bác Việt kiều thấy có lý cứ việc bỏ , còn người trong nước thấy Tết không phải của Tầu, không giống Tầu, thì giữ chả ai cấm, chỉ nên bỏ những tú lệ rườm rà, mê tín, quà cáp đòi hỏi vô lý , hoặc nghỉ Tết quá lâu ảnh hưởng sinh hoạt, hành chánh, sản xuất thôi, chứ giờ biết bao nhiêu những thứ lễ lạc của nước ngoài thâm nhập càng làm phong phú đời sống chứ vô hại .

No comments:

Post a Comment