Thursday, February 25, 2016

Tại sao người Việt dễ bị lừa?

Thứ sáu, 26/02/2016

Blog / Trong lòng Hà Nội

Tại sao người Việt dễ bị lừa?

Ảnh minh hoạ: Máy bay chuẩn bị cất cánh từ phi trường Sydney, Australia.
Ảnh minh hoạ: Máy bay chuẩn bị cất cánh từ phi trường Sydney, Australia.

Tin liên hệ

Học được gì từ truyện ngụ ngôn cổ tích?

Một dân tộc muốn phát triển ngày càng văn minh thì những truyện vốn có từ thuở sơ khai có lẽ cũng cần được nhanh chóng loại bỏ nếu không còn phù hợp

Ðường dẫn

Đầu tháng 1, có một tin rung động cộng đồng du học sinh Úc: hơn 300 học sinh tại thành phố Sydney và Melbourne bị lừa vé máy bay 1 hoặc 2 chiều từ Úc về Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán bởi một người tên Vi Tran. Số tiền mà Vi Tran lừa được tính đến thời điểm hiện tại lên tới 500 ngàn đô Úc (khoảng 8 tỉ quy theo tiền Việt). Ngồi ngẫm thì thấy phương thức lừa đão chẳng có gì tinh vi. Vi Tran có thể đã bỏ ra 1 số tiền vốn nhất định trong năm đầu, săn vé rẻ ở nhiều đại lý khác nhau và sẵn sàng bán lại với mức giá chịu lỗ từ 200 đến 300 đô mỗi vé để tạo uy tín. “Tiếng lành đồn xa”, tên tuổi của Vi Tran được lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng du học sinh.

Năm nay, vẫn sẵn chiêu thức cũ, chỉ khác là chẳng có cái vé nào, Vi Tran ngay lập tức ẵm trọn mỗi người cả ngàn đô, không chỉ thu hồi vốn mà còn lãi đến gấp 3 4 lần. Tất cả giao dịch mua bán vé giữa Vi Tran và khách hàng chỉ thông qua duy nhất 1 tài khoản cá nhân trên facebook, mới hoạt động chỉ 1 năm trở lại đây. Khi khai báo điều tra, không một ai biết rõ mặt mũi, thông tin của Vi Tran, bằng chứng đưa ra chỉ là vài ba đoạn chat.
Việc mua vé về nhà dịp mỗi dịp đông hè không còn xa lạ đối với mỗi du học sinh. Nếu các bạn đã từng mua vé trên các trang web giá rẻ có uy tín thì ai cũng biết, không phải chỉ riêng đối với các chuyến bay quốc tế đường dài, các chuyến nội địa cũng luôn có một quy luật bất thành văn: trong 24 giờ đồng hồ vé sẽ được chuyển vào email hoặc địa chỉ của người mua. Thậm chí trong vòng 24 giờ đồng hồ đó có việc đột xuất xảy đến khiến lịch trình thay đổi hay chỉ đơn giản là bỗng dưng chẳng muốn đi nữa, khách hàng hoàn toàn có thể gọi điện hủy vé trong 24 giờ đó và tiền vé sẽ được hoàn lại trong vòng không quá 3 đến 4 ngày làm việc.
Nói thêm về vấn đề thanh toán qua thẻ, đối với các công ty dịch vụ trả qua thẻ, số tiền mà khách hàng phải trả thường bị “trừ giả”, tức là tưởng là bị trừ nhưng trên thực tế số tiền đó chỉ bị “đóng băng”, kiểm tra tài khoản thì đã thấy tiền bị trừ nhưng bên bán vé cũng chưa hề nhận được tiền của khách hàng trong một thời gian nhất định, trong khoảng 2 tuần. Thế nên trong trường hợp có kẻ lừa lọc muốn cuỗm tiền thì cũng vô cùng khó khăn. Chỉ cần sau 1 đến 2 ngày người mua thấy khả nghi là có thể kiện cáo ngay. Khi tôi ở Mỹ thường mua vé trên các trang giá rẻ khá uy tín như Kayak, Studentuniverse hay Kingvacation, có vé trên tay vẫn phải kiếm tra lại mã số vé với chính hãng máy bay mà mình đi.
Nếu để ý, có thể thấy người Việt hầu hết chưa có kỹ năng về “critical thinking”. Định nghĩa nôm na về “critical thinking” đó là tư duy phê phán, phân tích tình huống một cách đa chiều để có cách nhìn nhận vấn đề cặn kẽ, kỹ càng. Tư duy này thường không dựa trên tiêu chuẩn đúng sai, mà thiên về sự khách quan. Có thể các bạn du học sinh sẽ nghe thấy cụm từ này nhiều khi học hoặc viết luận văn ở trường lớp. Trong hầu hết các lớp học, có nhiều giờ giáo sư không giảng bài mà thay vào đó là đưa một số vấn đề cho học sinh thảo luận với nhau rồi lên trình bày. Đó là lúc họ muốn luyện tập cho học sinh cách suy nghĩ vấn đề theo nhiều hướng. Ý kiến nào được nêu ra cũng được gật gù cho là “good idea” hết trơn. Tôi đưa ví dụ đơn giản thế này, hồi còn học cấp 1 cấp 2, đa số học sinh đều phải làm các bài tập làm văn tả bố, mẹ, ông bà, hoặc cây cối, hoa lá trong vườn. Nâng cao quan điểm lên, chúng ta học cách nói về tình mẫu tử và tình thương yêu động vật, thực vật quanh mình.
Nếu một học sinh có một người mẹ nhìn chung là không được tốt đẹp lắm, đi đêm về hôm, uống rượu hút thuốc, không chăm lo con cái cẩn thận… Trong một bài văn tả mẹ, cậu bảo cậu chẳng cần có mẹ trên đời, mẹ cậu vô dụng và đối với cậu tình mẫu tử là cực kỳ vô nghĩa. Bài văn đó bị điểm kém là điều chắc chắn. Hầu hết chúng ta nhìn nhận các vấn đề theo “common sense”, nói về mẹ là tình mẫu tử, nói về cha là sự bao bọc chở che… Các bài văn nghị luận vô hình chung chỉ khác về mặt từ ngữ câu cú, còn ý kiến thì đều được chỉnh sửa như đúc từ một khuôn. Từ đó, hầu hết học sinh lớn lên cũng mất đi khả năng phân tích tình huống đa chiều. Chỉ dựa vào một lời nói, một lời đồn đại là có thể kết luận và hành động.
Cứ nhìn các cách các bạn trẻ chia sẻ bài viết từ các trang tin về một vấn đề y tế, khoa học một cách bừa bãi không nghiên cứu, không suy nghĩ là có thể thấy rõ hiện trạng này. Nếu theo dõi tin tức gần đây tại Việt Nam, từ khóa vacxin Quinvaxem được quan tâm nhiều nhất. Loại vacxin này đang trở nên nguy hiểm gây chết người tại Việt Nam bởi năm 2013 có ca tử vong do tiêm nhầm thuốc tạo làn sóng bức xúc. Sau khi nghiên cứu chán chê, dù WHO đã kết luận các ca tử vong trên không liên quan đến Quinvaxem, nhưng do báo chí khai thác mãnh liệt cộng thêm giật tít liên hồi, chưa kể các bài chia sẻ đau thương trên mạng xã hội khiến các bà mẹ Việt hoang mang không dám màng gì đến Quinvaxem nữa. Họ đổ xô đi kiếm Pentaxim, được bộ Y tế cho phép nhập với lượng thuốc có hạn và mức giá cắt cổ. Ngày 25/12, hàng trăm người đổ xô đến chen lấn tại một điểm tiêm Pentaxim tại Hà Nội dẫn đến tình trạng hỗn loạn chưa từng có.
Phải nói thêm rằng Quinvaxem đã được WHO phê duyệt an toàn năm 2006 và 400 triệu liều thuốc đã được sản xuất và sử dụng tại 90 nước trên toàn thế giới. Sau vụ việc năm 2013, WHO đã có nguyên một bài viết nghiên cứu về 21 trường hợp nguy kịch sau khi tiêm vacxin Quinvaxem và khẳng định thêm một lần nữa đây là loại vacxin cực kỳ an toàn. Tuy nhiên, vì khó hiểu quá nên chắc là chẳng có ai rảnh hơi ngồi đọc, vậy nên Quinvaxem vẫn bị “dè bỉu” không thương tiếc.
Bị lừa vé máy bay, bị lừa tiền trong các “phi vụ” kinh doanh đa cấp… đó chỉ là một vài hệ lụy nhỏ bởi lối suy nghĩ một chiều, không dựa trên bất cứ cơ sở chắc chắn nào. Nhưng điều quan trọng hơn hết là chúng ta thường đổ tội cho một đối tượng hay tác động ngoại cảnh mà không chịu tự nhìn nhận ra vấn đề đó một cách thẳng thắn. Nghĩ cho cùng, cách tư duy đa chiều cũng cần được học hỏi và rèn luyện, trong khi đó lại là một kỹ năng vô hình mà học sinh không hề được dạy, đó là điều đáng tiếc của nền giáo dục Việt Nam.
* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Hoàng Giang

Hoàng Giang sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, từng đi du học ngành truyền thông tại Mỹ, là cây bút tự do cho nhiều tờ báo dành cho giới trẻ trong và ngoài nước. 'Trong lòng Hà Nội' là suy nghĩ về những đổi thay của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp dưới góc nhìn khách quan và mới mẻ.
Diễn đàn này đã đóng.
Trình bày ý kiến
Ý kiến
     
bởi: hai duong từ: sai gon
21.01.2016 04:44
nghèo thói quen tiết kiệm là sập bẫy bọn lừa đảo

bởi: Tran Triet từ: washington dc
19.01.2016 09:42
Toi hoan toan dong y voi nhan xet cua tac gia -

Su thieu sot ve Tu Duy Phan Bien ̣Critical Thinking khien nhieu nguoi bi lua - khong phai trong kinh doanh ma ca trong giao duc, xa hoi va chinh tri nua.....

bởi: Không ghi tên
19.01.2016 06:13
Nguoi dân o trong nuoc bi côn an lua,ra ngoai quôc bi con chau Bac lua,chi còn cach chui xuông dât dê tranh nan.CÒN DÂU LÀ THIÊN DÀN XHCN.?

bởi: Tran Khanh từ: LA, USA
19.01.2016 03:33
Nhửng người dể bị lừa đơn dản là vì nhửng người đó thiếu đầu óc suy sét, dể tin và ham 1 cái gì đó ( đồ rẻ, trúng thưởng, lời được nhiều tiền), Đừng đổ thừa tại cộng sản, tôi thấy người Việt ở Mỷ củng lườn gạt đủ thứ, lừa tiền bán vé máy bay như sunlight travel, lừa tiền gởi tiền về VN, gian lận tiền trợ cấp xả hội, gian lận bảo hiểm, thuế.... Theo nhận sét của tôi, so với nhửng sắt dân khác mà tôi biết, thì người VN có tỉ lệ gian tham ... nhất thế giới

bởi: Le từ: My
18.01.2016 22:30
Nguoi bi lua thuong la nguoi that tha chat phat nhu nguoi nong thon moi den thanh thi day xao tra, it giao du, chung dung voi bon xau nen thieu kinh nghiem. Phai qua thuc te thi moi hoc duoc bai hoc. Quang cao ngay nay thuong kheu goi long ham muon duoc "uu dai" de lua, do vay ba con neu thay "chuyen la " thi nen canh giac" Bon no chuyen nghien cuu cach lua dao tinh vi. Nhung ngay toi moi den My cung bi lua nhung sau mot vai bai hoc thi nay da truong thanh mac du cam bay giang khap chung quanh ma minh phai hoc cach "tinh bo" . Va phai nho cau noi la "O doi khong co cai gi mien phi"

bởi: Không ghi tên
18.01.2016 21:19
Sự giáo dục một chiều không chỉ là đặc điểm của các nền văn hóa kém phát triển, mà còn là biểu hiện của một xh độc tài. Nếu con người biết nhìn đa chiều thì cncs sẽ không còn đất tồn tại.

Làm theo năng lực huởng theo nhu cầu là một ví dụ. Khẩu hiệu tốt, nhưng bản chất con người không thể được như vậy. Gom của cải xh vào một mối và tạo ra vật chất cho toàn dân cùng huởng là một trong những sự sai lầm lớn nhất của cncs. Trước hết nó tạo nên quyền hành cực lớn cho kẻ quản lý mang danh nhân dân, vốn có thể thụt két công quỹ cho riêng mình. Thứ hai nó thủ tiêu óc sáng tạo của mỗi cá nhân khi họ chẳng có sở hữu cũng như huởng thụ trên tài sản làm ra.

Thủ tiêu quyền đối kháng cho dù chỉ là tự do ngôn luận. Thiếu đi sự chống đối dù là nhỏ nhất, kẻ có quyền sẽ dễ trở thành bạo chúa. xh dân chủ điều hành rất khó khăn, vì một bộ luật thông qua phải được trình bày trước một cử tri đa nguồn gốc và có sự ủng hộ khác nhau. Nó phải thuyết phục được đa số cử tri và đón nhận đa số tín nhiệm, khi thi hành cũng bị soi mói bởi nhiều cặp mắt khác nhau. Đó là vì sao trong xh dân chủ quyết định đường lối rất khó khăn, khi thực thi cũng phải hết sức cẩn thận. xh độc tài đơn giản hơn nhiều, từ chọn đường lối cho đến thực nghiệm, và nếu có sai lầm, đố ai dám lên tiếng. Nếu kẻ chọn đường lối là thiên tài như Napoleon, sai lầm sẽ ít hơn, sáng suốt đột xuất sẽ nổi bật. Đa số không làm nên chỉ số thiên tài, nhưng tranh cãi sẽ làm hé mở sự thông sáng.

Dân ta dễ bị lừa, vì đảng ta không hề giáo dục cho người dân cách tìm ra sự thật. Không giống sói nào lại chỉ cho thú rừng cách nhận diện mình cả, chúng chỉ biết ngài sói khi thấy đồng bạn của mình bị vồ mà thôi. Là một lãnh tụ giỏi trước hết phải là người có TÂM. Có nhân cách sẽ biết đặt quyền lợi tổ quốc trên bản thân, đặt hiền tài vào đúng vị trí chứ không phải là kẻ chỉ biết ủng hộ mình. Kế đó phải là người có VIỄN KIẾN, thấy được mọi sự từ xa để vạch đường huớng lâu dài. Năng lực trực giác này là do thiên bẩm, giáo dục chỉ giúp một phần mà thôi. Đó là lãnh tụ thời bình, lãnh tụ của một xh ổn định. Trong một xh xáo trộn, lãnh tụ giỏi còn phải là người có ĐẦU ÓC TỔ CHỨC, biết dùng người và có khả năng thôi miên cấp dưới. Diệm Nhu có tâm và có tầm nhìn, nhưng hai ông đã không dùng đúng người nên bị phản.

Một nhà tu hay người quá tốt ít biết thế giới gian tà khó có thể là lãnh tụ chính trị giỏi. Các bạo chúa xưa nay đều có chung một điểm, sẵn sàng phung phí sinh mạng kẻ khác để bảo vệ chính mình, cai trị kẻ khác trong sợ hãi. Lãnh tụ giỏi trong xh dân chủ không thể như vậy, nhưng kỷ luật sắt có thể là công cụ hữu hiệu cũng như tăng cường ý thức chính trị. Điều xét nhân cách cũng như lý lịch nghiêm chỉnh trong bổ dụng người. Những điều này hai ông Diệm Nhu đều dỡ, quá dễ dàng cho hàng sĩ quan lớn lên từ trong quân đội viễn chinh Pháp, và sai lầm này lập lại trong nền đệ nhị cộng hòa sau đó. Những tướng tuẫn tiết không rút chạy cũng không hàng là các sĩ quan lớn lên trong một miền nam dân chủ và độc lập, ý thức dân tộc củng như chính nghĩa chiến đấu vững vàng hơn. Tiếc là họ không ở tuyến đầu. Sự xắp xếp nhân sự phải dựa vào thành tích, quyết tâm chiến đấu và lý lịch bản thân, chứ không thể chỉ xét theo thâm niên hay quân hàm.

Loanh quanh xin kể chuyện vui về nguy hiểm của tự do sáng tạo để hiểu vì sao tự do suy nghĩ sẽ rất nguy hiểm cho chế độ, và vì sao dân ta không được giáo dục lối suy nghĩ này nên dễ bị lừa.


Trong một lớp học Việt văn ở cấp tiểu học, cô giáo giảng cho các học sinh về phương pháp so sánh và nhân cách hóa. Cô liền ra đề: hãy so sánh chòm râu bác để làm nổi bật tấm lòng vĩ đại của người. Một bé ngây thơ liền viết:

Bác Hồ trông rất giống ngài dê cụ. Dê kia ăn cỏ non để chăm sóc cho chùm râu của mình. Vì thiếu đi chùm râu đó, thiên hạ sẽ chẳng ai gọi ngài là ... cụ cả!

Bác Hồ không ăn cỏ non, nhưng bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi. Bác không nở gọt đi chòm râu của mình, vì bác sợ các cháu không nhận ra và không ai gọi bác là bác nữa!

bởi: VuPhanLêVũ
18.01.2016 11:12
Nhận sét của bạn rất khách quan và logic.

bởi: Minh pham
18.01.2016 06:16
That cam on Hoang Giang da viet bai nay. Y nghi cua ban giong toi 100%. Doc nhung comments cua nguoi tre o VN thay buon ghe lam vi tu duy miet vuon, cu hua nhau sua nhu cho vay (bark like dog) It khi thay mot comment nao ra hon. Chua tung Bao Gio doc mot bai phe binh sau sac co chieu sau va day du du kien minh chung. Do la loi cua nen giao Duc cuc ngac mot chieu va Gia dinh ap dat len tu tuong nua

bởi: Nguyễn từ: Sài-Gòn
18.01.2016 05:41
Cú bị lừa vĩ đại nhất của người VN là cái bánh vẽ "Chế độ XHCN, trong đó có nền văn hoá khoa học tiên tiến, nông công nghiệp hiện đại, y tế- giáo dục miễn phí, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, trong đó, không còn cảnh người bóc lột người." (Mà chỉ còn có duy nhất tầng lớp cán bộ tư bản đỏ & Associates bóc lột con người mà thôi!).

bởi: Nguyen Seattle từ: Highpoint
18.01.2016 04:17
Hoàng Giang viết từ đề này xuyên sang đề khác và dụng ý là cách phải suy trong mọi vấn đề, phải đa chiều !
Đóng khung trong một chiều là thất bại, tôi đồng ý với Hoàng Giang, nói thêm ra về chế độ cs, đóng khung trong giáo điều cổ hủ ! Cố học thuộc, học thuộc một sách !
Các cụ ta xửa xưa lắm rồi, cố học thuộc một sách và ôm nó suốt cuộc đời ! Được, nhưng chỉ làm giáo sư cũ kỹ như sách vở thánh hiền của nó chứ không thể là người có đầu óc quán xuyến tổ chức, càng không phải là thứ kinh bang tế thế !
Nước Mỹ thắng thế giới và xưa nay vẩn luôn hùng cường nhất thế giới chỉ vì nước Mỹ đa chiều !
VN hãy tiến tiến lên, bỏ mọi thứ giáo điều, đa đảng để cứu nước !

bởi: canh co từ: vn
18.01.2016 01:55
nen co nhung bai viet tuong tu nhu the nay thuong xuyen hon.cam on.

No comments:

Post a Comment