Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu ra Hoàng Sa
26.02.2016
Việt Nam lên tiếng phản đối việc Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu ra đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa và đặt hệ thống radar trên Đá Châu Viên thuộc Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.
Hôm 24/2 Fox News dẫn lời giới chức Mỹ cho biết tình báo Hoa Kỳ phát hiện các máy bay chiến đấu J-11 và JH-7 trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), khoảng dưới 10 chiếc.
Bấm vào để nghe phần âm thanh
- Danh mục
- Tải
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, Lê Hải Bình, ngày 25/2 tố cáo hành động của Bắc Kinh là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định và quyền tự do đi lại trong khu vực bất chấp sự phản đối và quan ngại của Việt Nam cũng như của cộng đồng quốc tế.
Ông Bình nhấn mạnh: ‘Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi’.
Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa lặp lại phát biểu từng tuyên bố nhiều lần trước đây: ‘Chúng tôi kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc có những lời nói, hành động trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như trên thế giới trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông - DOC’.
Tuần trước, Hà Nội đã gửi công hàm tới Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc, phản đối việc Bắc Kinh đưa hệ thống tên lửa tối tân có tầm hoạt động 200 cây số ra đảo Phú Lâm mà Trung Quốc nói là để ‘phòng thủ’.
Theo giới phân tích, các phản ứng ngoại giao kiểu này của Việt Nam đối với các động thái không ngừng lấn lướt từ Trung Quốc là ‘thiếu quyết liệt’ và ‘không tương xứng.’
Nếu lãnh đạo Việt Nam có thái độ quyết liệt ngay từ đầu, dám đứng lên phát động toàn dân biểu tỏ ý chí bất khuất, quật cường thì tôi chắc rằng Tập Cận Bình không dám làm việc trắng trợn đến thế. Đến bây giờ họ tuyên bố việc quân sự hóa Biển Đông đã làm từ trước, trong chừng mực nào đó, họ làm được điều này là do sự hèn nhát của một bộ phận lãnh đạo Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ, Giáo sư Tương Lai, một nhà quan sát nguyên là cố vấn của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhận định:
‘Không ngăn chặn từ đầu, có thỏa hiệp nhân nhượng từ đầu. Càng nhân nhượng Trung Quốc càng lấn tới. Sự đớn hèn, nhu nhược của lãnh đạo Việt Nam khuất phục trước Trung Quốc khiến Trung Quốc càng lấn tới để làm những việc đã rồi. Nếu lãnh đạo Việt Nam có thái độ quyết liệt ngay từ đầu, dám đứng lên phát động toàn dân biểu tỏ ý chí bất khuất, quật cường thì tôi chắc rằng Tập Cận Bình không dám làm việc trắng trợn đến thế. Đến bây giờ họ tuyên bố việc quân sự hóa Biển Đông đã làm từ trước, trong chừng mực nào đó, họ làm được điều này là do sự hèn nhát của một bộ phận lãnh đạo Việt Nam’.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua tuyên bố việc Bắc Kinh xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo ở Biển Đông là ‘hết sức cần thiết’ trước ‘âm mưu của Mỹ tăng cường quân sự hóa Biển Đông’, đồng thời khẳng định Trung Quốc có thể triển khai bất kỳ thiết bị quân sự nào trên lãnh thổ của mình vì đó là quyền chính đáng.
Người phát ngôn của Bộ này còn cáo buộc Mỹ bất nhất trong lời nói và hành động và chất vấn vì sao các cuộc tuần tra của Mỹ ở Biển Đông không được xem là một hành động ‘quân sự hóa’.
Theo nhà quan sát Tương Lai, vai trò của Mỹ trong vấn đề Biển Đông rất quan trọng vì một thái độ kiên quyết từ Washington sẽ khích lệ sức mạnh đoàn kết khu vực, ngăn chặn chính sách bành trướng của Bắc Kinh.
Tại thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN giữa tháng này ở California, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Mỹ ‘tăng thêm hành động hữu hiệu’ chống lại việc quân sự hóa và thay đổi nguyên trạng Biển Đông.
No comments:
Post a Comment