Blog / Trong lòng Hà Nội
Du học Việt Nam
Hình minh họa.
Tin liên hệ
Trong lòng Hà Nội
Nếu đứng xa nhìn xuống lòng Hà Nội, Hồ Gươm xanh biếc trong vắt và đẹp đẽ. Nhưng tiến gần lại thì thật khó tin vào mắt mìnhÐường dẫn
03.02.2016
Tôi vừa mới trở về từ một cuộc hội thảo quốc tế tại Hàn Quốc. Đây là một cuộc hội thảo nhỏ về các nghiên cứu di tích lịch sử văn hóa và sự tác động của các công cuộc phát triển đổi mới đối với truyền thống văn hóa. Với tư cách là một người tham dự, tôi nể phục cách thức tổ chức cũng như thái độ chuyên nghiệp của người Hàn cũng như thành viên đến từ các nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan.
Trước hết, tiếng Anh không hề phổ biến tại Hàn nhưng số lượng du học sinh hay nghiên cứu sinh cũng như giáo sư từ nhiều nước trên thế giới đến Hàn Quốc không hề nhỏ. Họ cũng sẵn sàng bỏ ra một khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để giao tiếp được bằng tiếng Hàn và dành thời gian nghiên cứu tại đây. Chính phủ Hàn có một khoản đầu tư rất lớn dành cho việc nghiên cứu trong hầu hết mọi lĩnh vực từ khoa học tự nhiên đến các vấn đề xã hội. Và họ làm nghiên cứu cực kỳ nghiêm túc. Những cuộc hội thảo nhỏ như trên diễn ra gần như hàng tháng giữa các trường đại học trong nước, và hàng quý với các trường học quốc tế tại nhiều quốc gia. Học sinh đi tham dự các cuộc hội thảo dù có phải thuyết trình hay không đều ngồi lắng nghe và đóng góp ý kiến rất tích cực. Tôi thấy họ trân trọng từng cơ hội được giao lưu và học hỏi.
Trước hết, tiếng Anh không hề phổ biến tại Hàn nhưng số lượng du học sinh hay nghiên cứu sinh cũng như giáo sư từ nhiều nước trên thế giới đến Hàn Quốc không hề nhỏ. Họ cũng sẵn sàng bỏ ra một khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để giao tiếp được bằng tiếng Hàn và dành thời gian nghiên cứu tại đây. Chính phủ Hàn có một khoản đầu tư rất lớn dành cho việc nghiên cứu trong hầu hết mọi lĩnh vực từ khoa học tự nhiên đến các vấn đề xã hội. Và họ làm nghiên cứu cực kỳ nghiêm túc. Những cuộc hội thảo nhỏ như trên diễn ra gần như hàng tháng giữa các trường đại học trong nước, và hàng quý với các trường học quốc tế tại nhiều quốc gia. Học sinh đi tham dự các cuộc hội thảo dù có phải thuyết trình hay không đều ngồi lắng nghe và đóng góp ý kiến rất tích cực. Tôi thấy họ trân trọng từng cơ hội được giao lưu và học hỏi.
Điều ngạc nhiên hơn nữa là các nghiên cứu sinh từ một số nước Đông Nam Á như Philippines, Malaysia,Thái Lan có mặt thường xuyên tại các cuộc hội thảo như vậy. Các nghiên cứu của họ được đầu tư rất kỹ càng, đặc biệt học sinh và giáo sư đều giao tiếp bằng tiếng Anh rất lưu loát. Thời gian học tại Mỹ, tôi tìm hiểu khá kỹ về việc đi du học trao đổi tại một số trường đại học liên kết với trường mình.
Các chương trình có thể kéo dài chỉ trong 3 tháng hè hoặc 1 kỳ học đến 1 năm học. Sinh viên Mỹ rất thích đăng ký tham gia các chương trình trao đổi, vì vẫn đóng cùng một số tiền, nhận được cùng số tín chỉ nhưng lại có thời gian trải nghiệm và tìm hiểu nền văn hóa giáo dục mới tại một đất nước xa lạ. Trong số các nước châu Á, bên cạnh Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thì Thái Lan luôn nằm trong top các đất nước được sinh viên nước ngoài chọn lựa. Hàng năm, trường cũng đón tiếp một số sinh viên từ nhiều nước sang giao lưu trong một thời gian ngắn. Trong hàng ngàn lựa chọn trong chương trình liên kết trao đổi học sinh của trường, không có một trường đại học nào đến từ Việt Nam.
Các chương trình có thể kéo dài chỉ trong 3 tháng hè hoặc 1 kỳ học đến 1 năm học. Sinh viên Mỹ rất thích đăng ký tham gia các chương trình trao đổi, vì vẫn đóng cùng một số tiền, nhận được cùng số tín chỉ nhưng lại có thời gian trải nghiệm và tìm hiểu nền văn hóa giáo dục mới tại một đất nước xa lạ. Trong số các nước châu Á, bên cạnh Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thì Thái Lan luôn nằm trong top các đất nước được sinh viên nước ngoài chọn lựa. Hàng năm, trường cũng đón tiếp một số sinh viên từ nhiều nước sang giao lưu trong một thời gian ngắn. Trong hàng ngàn lựa chọn trong chương trình liên kết trao đổi học sinh của trường, không có một trường đại học nào đến từ Việt Nam.
Việc người trẻ tìm đến các nước phát triển với ngành giáo dục hàng đầu như Mỹ, Anh, Úc không còn gì là xa lạ. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, không ít các nước đang phát triển cũng thu hút được du học sinh quốc tế, cụ thể như các nước láng giềng Malaysia, Thái Lan. Ngồi trong hội trường hội thảo, tôi nghĩ đến việc nếu Việt Nam được chọn là điểm đến để du học, không biết du học sinh sẽ trải nghiệm được điều gì?
Đến du học tại Việt Nam, biết tiếng Anh là một bất lợi. Thực chất đó là một bất lợi khi có ý định đi du học tại các nước châu Á nói chung. Nhưng nếu các trường đại học tại Hàn Quốc hay Nhật luôn có sẵn các khóa dạy tiếng cho người nước ngoài từ A đến Z thì tại Việt Nam, sinh viên quốc tế phải tự thân vận động. Tuy nhiên, tin vui cho những người chịu khó học tiếng Việt, đó là luôn có một con đường rộng mở cho họ để trở thành người nổi tiếng khi có thể hát hoặc viết sách, dù đơn giản. Việc học hành nghiên cứu thì gần như là “không lối thoát” khi lượng sách vở bị giới hạn và cá nhân trường học cũng như chính phủ không có ý định đầu tư.
Đối với các ngành khoa học kỹ thuật, rất nhiều trường học quốc gia Việt Nam có liên kết quốc tế và được chính phủ các nước “donate” hệ thống máy móc. Nhưng việc “nhận quà” cũng gặp nhiều trắc trở vô cùng khi hàng hóa bị tính thuế và những quy định “trên trời” như cần thủ tướng chính phủ ký duyệt kiểm kê…Bên ngành xã hội thì “nghèo” tiền và nguồn nghiên cứu. Sự giúp đỡ từ phía giáo viên thì vô cùng xa xỉ. Ngẫm lại con đường học vấn của mình, tôi cảm thấy mình khá may mắn khi gặp được những người thầy tâm huyết. Việc biếu xén quà cáp những dịp lễ hoàn toàn không nằm trong mối quan ngại bản thân khi đi học. Tôi đã từng học 1 năm tại Việt Nam và có nhiều “nghi lễ” khó hiểu tiêu biểu như việc gần đến ngày thi là các cán bộ lớp thông báo về việc trích quỹ lớp để “đi thầy, cô”. Danh sách tên tuổi cũng như số tiền biếu xén được thông báo công khai không chút nghi ngại. “Truyền thống văn hóa” này được thực hiện đều đặn hàng năm và có lẽ sẽ lưu lại tâm trí của bất cứ du học sinh nào khi học tập tại Việt Nam.
Đối với các ngành khoa học kỹ thuật, rất nhiều trường học quốc gia Việt Nam có liên kết quốc tế và được chính phủ các nước “donate” hệ thống máy móc. Nhưng việc “nhận quà” cũng gặp nhiều trắc trở vô cùng khi hàng hóa bị tính thuế và những quy định “trên trời” như cần thủ tướng chính phủ ký duyệt kiểm kê…Bên ngành xã hội thì “nghèo” tiền và nguồn nghiên cứu. Sự giúp đỡ từ phía giáo viên thì vô cùng xa xỉ. Ngẫm lại con đường học vấn của mình, tôi cảm thấy mình khá may mắn khi gặp được những người thầy tâm huyết. Việc biếu xén quà cáp những dịp lễ hoàn toàn không nằm trong mối quan ngại bản thân khi đi học. Tôi đã từng học 1 năm tại Việt Nam và có nhiều “nghi lễ” khó hiểu tiêu biểu như việc gần đến ngày thi là các cán bộ lớp thông báo về việc trích quỹ lớp để “đi thầy, cô”. Danh sách tên tuổi cũng như số tiền biếu xén được thông báo công khai không chút nghi ngại. “Truyền thống văn hóa” này được thực hiện đều đặn hàng năm và có lẽ sẽ lưu lại tâm trí của bất cứ du học sinh nào khi học tập tại Việt Nam.
Có quá nhiều khúc mắc để ngồi mường tượng ra một du học sinh đến Việt Nam để học tập khi mà chính hàng ngàn sinh viên bản địa cũng đang loay hoay trong một nền giáo dục đã quá trì trệ. Từ mẫu giáo lên đến đại học và trên nữa, nếu phải sửa sang thì thực sự cũng không biết bắt đầu từ đâu. Ngồi lắng nghe bài diễn thuyết của những nghiên cứu sinh đến từ Thái Lan, tôi quả thực có chạnh lòng và ghen tị về việc sinh viên của tại đất nước này được trang bị một hệ thống kiến thức đầy đủ và được hỗ trợ hết mình để chú trọng vào giáo dục ở một tầm xa hơn và sâu hơn. Chính bản thân tôi cũng muốn đến thăm thú tại một trường đại học Thái để tìm hiểu sức hút của họ trong mắt quốc tế ở mọi lĩnh vực từ du lịch đến giáo dục như vậy. Dù ở cùng xuất phát điểm, Thái Lan rõ ràng luôn ở trong tâm thế hội nhập và có tầm nhìn vươn xa hơn là cứ mãi luẩn quẩn trong những tủn mủn ngắn hạn của những tấm bằng mua được hay 1, 2 đồng tiền móc được từ túi sinh viên.
* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Hoàng Giang
Hoàng Giang sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, từng đi du học ngành truyền thông tại Mỹ, là cây bút tự do cho nhiều tờ báo dành cho giới trẻ trong và ngoài nước. 'Trong lòng Hà Nội' là suy nghĩ về những đổi thay của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp dưới góc nhìn khách quan và mới mẻ.
Ý kiến
bởi: Quang Pleiku
05.02.2016 01:07
Hoàng Giang viết văn hay thật.
bởi: Thaimguyen44@icloud.com.
04.02.2016 20:28
Ban du hoc sinh that rat may man cho ban ,bai viet cua ban nhan set Tuy chua duoc day du cho lam, nhung no cung the hien su hieu biet khach quan cua ban, con co mot so du hoc sinh may man duoc di du hoc nhung hau nhu ho van vo cam truoc hien tinh cua dat nuoc,chu ban va Toan the Gia dinh mot nam moi an binh va may man.
bởi: Biển Sâu từ: VN
04.02.2016 16:50
Học từ cấp 2, cấp 3 ở một trường lớn nhất TP. Hải Phòng.vào Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1962.Tôi 72 tuổi . Từ những năm học phổ thông đến đại học chưa từng thấy học sinh, sinh viên phải " lễ, tết " cho giáo viên. Tết đến lớp trưởng thu tiền vài người mua chút quà nhỏ biếu Thày Cô theo nghi thức. Có lần gần tết năm 1958 lớp trưởng quyên góp tiền để mua tặng Thày 1 chiếc áo Đông Xuân ( áo sợi cổ lọ chui đầu cào bông bên trong ) Năm đó trời rét buốt Thày không có chiếc áo ấm nào mặc ngoài. Chỉ có 2 chiếc áo sơ mi " cháo lòng ".. Có lẽ giữa 2 chiếc áo sơ mi là vài lớp báo cũ. Chúng tôi còn nhỏ ( lớp 7 ) nhưng hầu như ai cũng xót xa. Gần tết 4 đứa con trai chúng tôi đến nhà tặng Thày.
Cậu lớp trưởng ấp úng. Thày lặng người không nói một lời. Ánh mắt xúc động, buồn đau của Thày đọng mãi trong trái tim tôi. Những NGƯỜI THÀY đã gieo hạt giống tâm hồn chứ không phải bác Hồ người chỉ gieo hạt giống " chuyên chính vô sản ". Hãy xem video clip Vietvision của 3 DLV Trần nhật Quang, Đỗ anh Minh và 1 thanh niên nữa chửi bới 74 tử sĩ Hoàng Sa 1974 là tay sai bán nước và là kẻ thù của dân tộc Việt Nam vì họ hèn nhát để mất Hoàng Sa. Những người chỉ đạo, duyệt và cấp lương cho DLV họ là ai ? thuộc loài gì ?
Cậu lớp trưởng ấp úng. Thày lặng người không nói một lời. Ánh mắt xúc động, buồn đau của Thày đọng mãi trong trái tim tôi. Những NGƯỜI THÀY đã gieo hạt giống tâm hồn chứ không phải bác Hồ người chỉ gieo hạt giống " chuyên chính vô sản ". Hãy xem video clip Vietvision của 3 DLV Trần nhật Quang, Đỗ anh Minh và 1 thanh niên nữa chửi bới 74 tử sĩ Hoàng Sa 1974 là tay sai bán nước và là kẻ thù của dân tộc Việt Nam vì họ hèn nhát để mất Hoàng Sa. Những người chỉ đạo, duyệt và cấp lương cho DLV họ là ai ? thuộc loài gì ?
Trả lời
bởi: Không ghi tên
05.02.2016 22:00
Đó là bác được dạy dỗ bởi những sản phẩm 'đồi trụy' của tư bản thực dân mà ra. Từ 1954 tới 1958 chắc chắn ông thầy đáng kính năm nào lớn lên trong nền Tây học, chứ 20 năm sau nếu có biếu thầy, các sản phẩm trồng người của xhcn sẽ hỏi: sao ít thế!
bởi: Le Binh từ: Viet Nam
04.02.2016 15:37
Rất thông cảm với tâm trạng của một trí thức Việt, Hoàng Giang. Nhưng quá khó HG ạ. Trí thức VN sẽ làm gì khi giới lãnh đạo với tâm địa độc ác và lòng tham vô đáy. Cả cuộc đời đề cao mình going như thượng đế của đất Việt. đảng đã cho nhân dân VN mùa xuân, mọi tài sản trên đất Việt là của đảng, đảng có quyền trưng thu, ban phát cho ai thì tùy đảng. Vì đảng đã chiến thắng mọi kẻ thù. Giới trí thức Việt thì kg thích đảng nên đảng chẳng dại gì phải chăm lo. Mọi việc thì có đàn anh Tàu lo rồi. Hơn nữa ngày nay anh Tàu đã là cường quốc thứ 2 chỉ sau Mỹ mà trong quá khứ thì Mỹ cũng đã nhường nhịn Tàu rồi nên đảng có niềm tin sắt đá vào Tàu.
bởi: Phan Bảo Lâm từ: TpHCM
04.02.2016 14:34
Học 10 làm 1, xã hội VN đầy những người "việc gì cũng làm được" nhưng việc gì cũng làm không ra hồn. Có những công việc bạn phải biết 1 chút về ngành nghề khác, ví như làm hợp đồng kinh tế với đối tác phải biết luật. Ở các nước, người ta chỉ việc thuê luật sư là xong, nhưng ở VN thì .... bạn phải tự thân vận động vì không có luật sư chuyên nghiệp làm những việc ấy. Ở các nước, có rất nhiều luật sư làm việc cho nhiều công ty cùng 1 lúc chỉ để làm những việc "không thường xuyên" ấy. Ở ta, luật sư "hơi bị hiếm", thích làm những việc "kiếm được nhiều tiền 1 lần" hơn là làm những việc vặt vãnh thu bạc cắc. Công ty nhà nước càng là không thuê luật sư nên khi đụng chạm đến luật pháp quốc tế, họ ....mần thinh, thậm chí không thèm ra hầu tòa và bị xử thua chỉ vì vắng mặt. Về phía các đại học, họ cũng không muốn thu bạc cắc, không dạy 1 bộ phận kiến thức nhỏ nhoi mà người học hàm thụ cần mà muốn người học phải học toàn bộ cho đến khi lấy bằng. Người ta đã có việc làm ổn định, cần nhiều bằng như thế để làm gì ?
Bởi vì việc gì cũng có thể làm nên khi có thời gian rảnh, người ta nhìn chằm chằm vào công việc của nhau, bươi móc nói xấu nhau hơn là hợp tác với nhau. Luôn là, "nếu tôi là anh tôi sẽ làm thế này thế kia". Nếu mỗi người chỉ chú tâm vào công việc của mình, người ta sẽ chỉ trích nhau khi sự trì trệ của người này làm ảnh hưởng đến công việc của người nọ. Tây và Ta khác nhau ở chỗ đó, tức là, Tây coi trọng "chuyên môn hóa" còn Ta khoái "đa chức năng". Bởi thế, cảnh sát giao thông luôn nhòm ngó công việc của đăng kiểm vì trước đây 2 cơ quan này là 1. Tách ra, mất đi 1 phần "lợi ích" nên khi có điều kiện, họ sẵn sàng dẫm chân lên nhau.
Giao lưu đại học ở ta là người ta giao lưu với ta, ngược lại rất hiếm vì không có trường nào chịu bỏ phí tổn ra cho sinh viên của mình "xuất ngoại", nếu có, sẽ là những sinh viên "có thân phận" (có bố làm to). Những sinh viên này ra nước ngoài thường giao lưu ở những nơi có phí tổn giao lưu cao như là ....vũ trường, hộp đêm, sòng bài. Anh Quốc là nơi có phần lớn sinh viên VN "có bố làm to" chọn làm nơi du học bất chấp quốc gia này được xếp hạng hàng đầu TG về phí sinh hoạt đắt đỏ. Con của sếp nhất định là phải đi Anh du học thì mới chứng tỏ được "đẳng cấp" của sếp. Mỹ là nơi tụ tập du học sinh con của các đại gia. Singapore, Úc, Pháp, Đức, Hàn, Nhật ....là điểm đến của du học sinh phổ thông (thường là du học sinh đạt được học bổng 1 phần hay toàn phần). Tóm lại, chỉ cần biết anh đã từng du học ở đâu là có thể đoán được anh có xuất thân như thế nào. Dĩ nhiên, không phải du học sinh "quý tộc" nào cũng ăn chơi và VN có 1 số lượng Việt Kiều kha khá ở Tây Âu, trong đó phần lớn là người có học vấn cao.
Làm thế nào để cải cách đại học VN cũng như ngành giáo dục - đào tạo của VN ? Cần những người du học ở Tây về làm. Đó là điều kiện cần, điều kiện đủ là Bộ Giáo dục phải tiếp nhận những người này. Du học sinh không thiếu người có tâm huyết nhưng ....Bộ Giáo dục thì, họ còn bận lo chém giết nhau tranh giành chức vụ quyền lực không rảnh để làm chuyện này. Ước mơ vẫn là mơ ước.
ĐCS đã quá già nua cũ kỹ và đầy những kẻ cơ hội, những người này vào đảng để kiếm chác và khi không thể kiếm chác thì họ bỏ đảng ra cái vẻ tinh tướng. Thà là anh bị đảng khai trừ vì tư tưởng cấp tiến vẫn hơn là anh rời khỏi đảng 1 cách tiêu cực. Anh vào đảng vì cái gì ? Muốn VN tiến dần đến dân chủ.đòi hỏi trong đảng có nhiều đảng viên có tư tưởng cấp tiến. Những người này không ít nhưng đa phần là họ không có chức vụ cao và đặc biệt là họ không tập hợp lại với nhau được. 1500 người đi dự đại hội đảng vừa qua là những kẻ bảo thủ được chọn lọc kỹ lưỡng. Mang tiếng là bầu đại diện đảng cấp cơ sở đi dự đại hội, thực chất là chỉ định sẵn (đại hội đảng cần 1500 con rối, không cần đảng viên chân chính). Không ai dám nói vì sợ bị chụp mũ là "phản động", sợ bị khai trừ sẽ ảnh hưởng đến công việc của gia đình người thân. A, cuối cùng thì, anh vào đảng để làm gì ? Câu hỏi này lắm kẻ (đảng viên) trả lời không thông đó nha.
Bởi vì việc gì cũng có thể làm nên khi có thời gian rảnh, người ta nhìn chằm chằm vào công việc của nhau, bươi móc nói xấu nhau hơn là hợp tác với nhau. Luôn là, "nếu tôi là anh tôi sẽ làm thế này thế kia". Nếu mỗi người chỉ chú tâm vào công việc của mình, người ta sẽ chỉ trích nhau khi sự trì trệ của người này làm ảnh hưởng đến công việc của người nọ. Tây và Ta khác nhau ở chỗ đó, tức là, Tây coi trọng "chuyên môn hóa" còn Ta khoái "đa chức năng". Bởi thế, cảnh sát giao thông luôn nhòm ngó công việc của đăng kiểm vì trước đây 2 cơ quan này là 1. Tách ra, mất đi 1 phần "lợi ích" nên khi có điều kiện, họ sẵn sàng dẫm chân lên nhau.
Giao lưu đại học ở ta là người ta giao lưu với ta, ngược lại rất hiếm vì không có trường nào chịu bỏ phí tổn ra cho sinh viên của mình "xuất ngoại", nếu có, sẽ là những sinh viên "có thân phận" (có bố làm to). Những sinh viên này ra nước ngoài thường giao lưu ở những nơi có phí tổn giao lưu cao như là ....vũ trường, hộp đêm, sòng bài. Anh Quốc là nơi có phần lớn sinh viên VN "có bố làm to" chọn làm nơi du học bất chấp quốc gia này được xếp hạng hàng đầu TG về phí sinh hoạt đắt đỏ. Con của sếp nhất định là phải đi Anh du học thì mới chứng tỏ được "đẳng cấp" của sếp. Mỹ là nơi tụ tập du học sinh con của các đại gia. Singapore, Úc, Pháp, Đức, Hàn, Nhật ....là điểm đến của du học sinh phổ thông (thường là du học sinh đạt được học bổng 1 phần hay toàn phần). Tóm lại, chỉ cần biết anh đã từng du học ở đâu là có thể đoán được anh có xuất thân như thế nào. Dĩ nhiên, không phải du học sinh "quý tộc" nào cũng ăn chơi và VN có 1 số lượng Việt Kiều kha khá ở Tây Âu, trong đó phần lớn là người có học vấn cao.
Làm thế nào để cải cách đại học VN cũng như ngành giáo dục - đào tạo của VN ? Cần những người du học ở Tây về làm. Đó là điều kiện cần, điều kiện đủ là Bộ Giáo dục phải tiếp nhận những người này. Du học sinh không thiếu người có tâm huyết nhưng ....Bộ Giáo dục thì, họ còn bận lo chém giết nhau tranh giành chức vụ quyền lực không rảnh để làm chuyện này. Ước mơ vẫn là mơ ước.
ĐCS đã quá già nua cũ kỹ và đầy những kẻ cơ hội, những người này vào đảng để kiếm chác và khi không thể kiếm chác thì họ bỏ đảng ra cái vẻ tinh tướng. Thà là anh bị đảng khai trừ vì tư tưởng cấp tiến vẫn hơn là anh rời khỏi đảng 1 cách tiêu cực. Anh vào đảng vì cái gì ? Muốn VN tiến dần đến dân chủ.đòi hỏi trong đảng có nhiều đảng viên có tư tưởng cấp tiến. Những người này không ít nhưng đa phần là họ không có chức vụ cao và đặc biệt là họ không tập hợp lại với nhau được. 1500 người đi dự đại hội đảng vừa qua là những kẻ bảo thủ được chọn lọc kỹ lưỡng. Mang tiếng là bầu đại diện đảng cấp cơ sở đi dự đại hội, thực chất là chỉ định sẵn (đại hội đảng cần 1500 con rối, không cần đảng viên chân chính). Không ai dám nói vì sợ bị chụp mũ là "phản động", sợ bị khai trừ sẽ ảnh hưởng đến công việc của gia đình người thân. A, cuối cùng thì, anh vào đảng để làm gì ? Câu hỏi này lắm kẻ (đảng viên) trả lời không thông đó nha.
bởi: Hoang Tri từ: Canada
04.02.2016 12:24
Rất cần sự đóng góp Trung Thực Thẳng Thắn từ những bạn trẻ, Sinh Viên và Học Sinh đã từng đi du học, cũng như tham dự và trải nghiệm qua những khóa học có tính Quốc Tế. Để chuyển đổi sự lạc hậu và Giáo Điều của ĐCSVN, nhằm thay đổi về mọi phương diện Chính Trị, Văn hóa, Giáo Dục vv...vv. Nhằm xêy dựng một nước Việt Thịnh Trị Phú Cường. Thật sự đem lại bầu không khí thật sự Tự Do- Dân Chủ và Nhân Quyền cho dân tộc Việt...
bởi: Phan Bảo Lâm từ: TpHCM
04.02.2016 12:08
Đại học VN nên cải cách từ đâu ? Từ chương trình học. Thời tôi còn là sinh viên, năm đầu tiên được nghỉ hè 2 tháng, học như "cưỡi ngựa xem hoa" với chương trình học chủ yếu là Toán - Lý - Hóa "cao cấp" (thực chất là chương trình nâng cao của 3 môn này ở bậc phổ thông trung học). 3 năm tiếp theo mỗi năm được nghỉ hè 1 tháng. Năm cuối không có nghỉ hè, chương trình học vẫn kín mít đến tận cuối năm. Thiếu thời gian, người ta "trưng dụng" nửa tháng cuối cùng + 1 tháng nghỉ hè để làm luận văn tốt nghiệp.
Thời gian làm luận văn là thời gian sinh viên phải "chạy" như điên. Chọn đề tài, lên đề cương, thu thập số liệu thực tế, tính toán, viết + vẽ và đứng trước gương tập thuyết trình bảo vệ (mỗi người chỉ có 15 phút để thuyết trình bảo vệ và trả lời phản biện của hội đồng giám khảo). Trong các động tác trên, lên đề cương là khó khăn nhất. Đề cương thực chất là kế hoạch làm luận văn. Không có đề cương thì không biết phải làm gì và làm như thế nào, bắt đầu từ đâu. Toàn bộ chương trình học suốt 5 năm là những môn học (kể cả thực tập ứng dụng) rời rạc hầu như không liên quan gì nhau. Đề tài làm luận văn chính là gom các môn học rời rạc ấy thành 1 hệ thống xuyên suốt để tính toán 1 mục tiêu nào đó.
1 tháng rưỡi làm sao sinh viên "mới nứt mắt" kịp lên đề cương ? Tất yếu là chạy + quan hệ với những cựu sinh viên nay đã là ông nọ bà kia để họ "tư vấn". Thu thập số liệu cũng từ họ và tất nhiên, đề tài phải phù hợp với lợi ích kinh doanh của công ty họ.
Nói những cái cũ xì này để làm gì ? Để biết là chương trình học đại học của VN lạc hậu như thế nào. Người ta học ít, "chạy" nhiều và "chạy" từ năm đầu đến năm cuối. Còn ta học nhiều "chạy" ít, năm cuối "chạy" như điên, "trưng dụng" cả thời gian ăn uống ngủ nghỉ để "chạy". Học gì mà lắm thế ? Học tất cả những công việc có thể có trong chuyên ngành nên nhiều là phải rồi. Cái gì cũng biết 1 chút nên mức độ "chuyên nghiệp" kém xa người học cao đẳng chỉ biết làm 1 việc nhưng làm đến nơi đến chốn. Học 10 ra làm chỉ ứng dụng 1 vì công việc mà người ta tuyển dụng bạn chỉ đòi hỏi ngần ấy. 9 phần còn lại hoàn toàn bỏ phí. Chương trình học như thế làm cho sinh viên ra trường dễ tìm được việc làm nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu của xã hội cần người chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước thường xuyên kêu ca nhân lực VN không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng là vì thế. Người ta đua nhau học "quản trị kinh doanh" cũng chính là vì "học 10 làm 1" này. Tôi tốt nghiệp đại học kỹ thuật xong, làm 1 thời gian thì lên chức và ....bị buộc đi học quản trị kinh doanh để đáp ứng nhu cầu công việc. Lại học 10 làm 1, lại 9 phần bỏ phí.
Sinh viên nước ngoài lấy đâu ra thời gian giao lưu ? Họ không có cái "9 phần bỏ phí" kia. Họ chỉ biết làm 1 việc và cực kỳ chuyên nghiệp với công việc ấy. Còn ta, cái gì cũng biết sơ sơ 1 chút, lấy gì để "trao đổi" với họ ? Tiếng Anh không phải là vấn đề. Trừ phi không biết tiếng Anh, 2 người kém tiếng Anh vẫn trao đổi nói chuyện được với nhau. Nói tiếng Anh không khó, khó là không có điều kiện để nói. 1 người không giỏi nói tiếng Anh nhưng số lượng từ vựng mà họ thuộc lòng có thể tương đương với 1 quyển từ điển bỏ túi. Những người như thế trong xã hội VN không hiếm. Nói không thông thì dùng bút viết giấy mực, quá đơn giản.
Thời gian làm luận văn là thời gian sinh viên phải "chạy" như điên. Chọn đề tài, lên đề cương, thu thập số liệu thực tế, tính toán, viết + vẽ và đứng trước gương tập thuyết trình bảo vệ (mỗi người chỉ có 15 phút để thuyết trình bảo vệ và trả lời phản biện của hội đồng giám khảo). Trong các động tác trên, lên đề cương là khó khăn nhất. Đề cương thực chất là kế hoạch làm luận văn. Không có đề cương thì không biết phải làm gì và làm như thế nào, bắt đầu từ đâu. Toàn bộ chương trình học suốt 5 năm là những môn học (kể cả thực tập ứng dụng) rời rạc hầu như không liên quan gì nhau. Đề tài làm luận văn chính là gom các môn học rời rạc ấy thành 1 hệ thống xuyên suốt để tính toán 1 mục tiêu nào đó.
1 tháng rưỡi làm sao sinh viên "mới nứt mắt" kịp lên đề cương ? Tất yếu là chạy + quan hệ với những cựu sinh viên nay đã là ông nọ bà kia để họ "tư vấn". Thu thập số liệu cũng từ họ và tất nhiên, đề tài phải phù hợp với lợi ích kinh doanh của công ty họ.
Nói những cái cũ xì này để làm gì ? Để biết là chương trình học đại học của VN lạc hậu như thế nào. Người ta học ít, "chạy" nhiều và "chạy" từ năm đầu đến năm cuối. Còn ta học nhiều "chạy" ít, năm cuối "chạy" như điên, "trưng dụng" cả thời gian ăn uống ngủ nghỉ để "chạy". Học gì mà lắm thế ? Học tất cả những công việc có thể có trong chuyên ngành nên nhiều là phải rồi. Cái gì cũng biết 1 chút nên mức độ "chuyên nghiệp" kém xa người học cao đẳng chỉ biết làm 1 việc nhưng làm đến nơi đến chốn. Học 10 ra làm chỉ ứng dụng 1 vì công việc mà người ta tuyển dụng bạn chỉ đòi hỏi ngần ấy. 9 phần còn lại hoàn toàn bỏ phí. Chương trình học như thế làm cho sinh viên ra trường dễ tìm được việc làm nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu của xã hội cần người chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước thường xuyên kêu ca nhân lực VN không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng là vì thế. Người ta đua nhau học "quản trị kinh doanh" cũng chính là vì "học 10 làm 1" này. Tôi tốt nghiệp đại học kỹ thuật xong, làm 1 thời gian thì lên chức và ....bị buộc đi học quản trị kinh doanh để đáp ứng nhu cầu công việc. Lại học 10 làm 1, lại 9 phần bỏ phí.
Sinh viên nước ngoài lấy đâu ra thời gian giao lưu ? Họ không có cái "9 phần bỏ phí" kia. Họ chỉ biết làm 1 việc và cực kỳ chuyên nghiệp với công việc ấy. Còn ta, cái gì cũng biết sơ sơ 1 chút, lấy gì để "trao đổi" với họ ? Tiếng Anh không phải là vấn đề. Trừ phi không biết tiếng Anh, 2 người kém tiếng Anh vẫn trao đổi nói chuyện được với nhau. Nói tiếng Anh không khó, khó là không có điều kiện để nói. 1 người không giỏi nói tiếng Anh nhưng số lượng từ vựng mà họ thuộc lòng có thể tương đương với 1 quyển từ điển bỏ túi. Những người như thế trong xã hội VN không hiếm. Nói không thông thì dùng bút viết giấy mực, quá đơn giản.
bởi: Không ghi tên
04.02.2016 00:52
Thằng chư hầu Nam hàn tại sao không học tiếng Anh như vn ta học tiếng Nga hỉ. Nhật bản cũng không thạo tiếng Anh như ta tưởng. Sự suy tư và tôn trọng tiếng nói là những biểu hiện của một nền văn hóa tự do. Thầy giáo trong lớp không bao giờ chỉ trích bất kỳ lời phát biểu nào. Chỉ có các quốc gia chậm tiến như Thái, Phi, vn mới cần học tiếng Anh giỏi để hiểu biết bằng người.
Chỉ có một số ngành học mới tạo đk cho sinh viên du học xa khỏi nước họ, thuờng thì học phí mắc hơn chứ không phải như ở trong nước vì chi phí máy bay, giá sinh hoạt sống ở nơi đến. Miền bắc có ít người nói được tiếng Anh, chứ miền nam thì khác hẳn. Tiếng Anh hôm nay ở vn là ngôn ngữ thịnh hành trong giáo dục. Tôi cũng trải qua giáo dục học đường ở miền nam Mỹ Ngụy, nhưng chưa bao giờ thấy chuyện tặng quà, biếu xén cho thầy cô để hối lộ. Tặng hoa vào ngày hiến chương nhà giáo thì có, chứ đưa phong bì thì có lẽ tôi đui chăng, hay thầy cô tàn dư Mỹ Ngụy chẳng được bọn bán nước dạy cho chữ ĂN chăng?
Nhiều kỷ niệm còn để lại trong tôi. Những ông thầy ốm yếu gắng truyền kiến thức cho học trò cho dù đồng lương chết đói. Họ bối rối và xấu hổ khi có thằng trò tiến bộ nào đó nhân ngày tết biếu thầy dưa hấu hay bánh chưng. Biết con cái trong nhà đói, nhưng dù là nhận quà thôi cũng làm họ áy náy băn khoăn. Ngược lại những anh bù đốp xuất ngũ được tuyển làm giáo viên, ngoài tiêu chuẩn thày, còn thêm tiêu chuẩn đoàn viên đảng viên. Càng thâm niên, thuốc lá đường sữa càng nhiều. Những 'tinh hoa' của nền giáo dục xhcn này phần lớn phụ trách các môn nói phét như việt văn, chính trị, đạo đức. Ông nào cũng ú nù ú nú hăng say phét lác sùi bọt mép. xh hôm nay 'tiến bộ', biếu xén quà cáp không còn là dị nữa. Đứa nào không đủ lễ thì sẽ bị đì sói trán. Quả là tiên học lễ, hậu học kiến thức. Trước là biết ... lễ thày, rồi thày mới dạy chữ cho!
Chẳng biết nhà giáo miền nam hôm nay ra sao. Vì các tàn dư 'Mỹ ngụy' đã lùi vào quá khứ sau 40 năm đời ta có đảng. Tác giả lớn lên trong miền bắc xhcn nên chẳng thấy những điều cao đẹp của miền nam 'chư hầu' năm xưa. Trong xh tự do, các ngành liên quan đến con người được ưu đãi nhiều nhất, đó là giáo dục và y tế. Ngược lại trong các xh độc tài chuyên chế, con người chỉ là phương tiện phục vụ cho đảng chứ không phải là cùng đích để đảng phục vụ. Đó là vì sao năm xưa, ông giáo sư đại học có bằng tiến sĩ nước ngoài có lương thua xa anh thợ tiện thợ hàn. Vì thợ thì làm ra sản phẩm cụ thể có ích cho xh, còn thằng thày thì chẳng làm ra sản phẩm nào khác. Có khi đám trò ông dạy lại có đứa phản động không chừng, chẳng thấm nhuần lời dạy bác đảng, lấy liên minh công nông làm nòng cốt, trí thức tiểu tư sản là đồ bỏ đi.
Chỉ có một số ngành học mới tạo đk cho sinh viên du học xa khỏi nước họ, thuờng thì học phí mắc hơn chứ không phải như ở trong nước vì chi phí máy bay, giá sinh hoạt sống ở nơi đến. Miền bắc có ít người nói được tiếng Anh, chứ miền nam thì khác hẳn. Tiếng Anh hôm nay ở vn là ngôn ngữ thịnh hành trong giáo dục. Tôi cũng trải qua giáo dục học đường ở miền nam Mỹ Ngụy, nhưng chưa bao giờ thấy chuyện tặng quà, biếu xén cho thầy cô để hối lộ. Tặng hoa vào ngày hiến chương nhà giáo thì có, chứ đưa phong bì thì có lẽ tôi đui chăng, hay thầy cô tàn dư Mỹ Ngụy chẳng được bọn bán nước dạy cho chữ ĂN chăng?
Nhiều kỷ niệm còn để lại trong tôi. Những ông thầy ốm yếu gắng truyền kiến thức cho học trò cho dù đồng lương chết đói. Họ bối rối và xấu hổ khi có thằng trò tiến bộ nào đó nhân ngày tết biếu thầy dưa hấu hay bánh chưng. Biết con cái trong nhà đói, nhưng dù là nhận quà thôi cũng làm họ áy náy băn khoăn. Ngược lại những anh bù đốp xuất ngũ được tuyển làm giáo viên, ngoài tiêu chuẩn thày, còn thêm tiêu chuẩn đoàn viên đảng viên. Càng thâm niên, thuốc lá đường sữa càng nhiều. Những 'tinh hoa' của nền giáo dục xhcn này phần lớn phụ trách các môn nói phét như việt văn, chính trị, đạo đức. Ông nào cũng ú nù ú nú hăng say phét lác sùi bọt mép. xh hôm nay 'tiến bộ', biếu xén quà cáp không còn là dị nữa. Đứa nào không đủ lễ thì sẽ bị đì sói trán. Quả là tiên học lễ, hậu học kiến thức. Trước là biết ... lễ thày, rồi thày mới dạy chữ cho!
Chẳng biết nhà giáo miền nam hôm nay ra sao. Vì các tàn dư 'Mỹ ngụy' đã lùi vào quá khứ sau 40 năm đời ta có đảng. Tác giả lớn lên trong miền bắc xhcn nên chẳng thấy những điều cao đẹp của miền nam 'chư hầu' năm xưa. Trong xh tự do, các ngành liên quan đến con người được ưu đãi nhiều nhất, đó là giáo dục và y tế. Ngược lại trong các xh độc tài chuyên chế, con người chỉ là phương tiện phục vụ cho đảng chứ không phải là cùng đích để đảng phục vụ. Đó là vì sao năm xưa, ông giáo sư đại học có bằng tiến sĩ nước ngoài có lương thua xa anh thợ tiện thợ hàn. Vì thợ thì làm ra sản phẩm cụ thể có ích cho xh, còn thằng thày thì chẳng làm ra sản phẩm nào khác. Có khi đám trò ông dạy lại có đứa phản động không chừng, chẳng thấm nhuần lời dạy bác đảng, lấy liên minh công nông làm nòng cốt, trí thức tiểu tư sản là đồ bỏ đi.
bởi: Anh Quang từ: Texas
03.02.2016 23:22
Tôi xin góp thêm một câu chuyện nhỏ, có thể không trong lề. Tôi là du học sinh, làm Tiến sĩ 5 năm tại Mỹ. Khi về lại Việt Nam, có người hỏi : có tốn kém lắm không. Tôi chưa hiểu câu hỏi lắm, vì ngoài tiền học, sinh hoạt, ăn ở, là đương nhiên, tốn nhiều hay ít tùy theo mỗi người. Không, bạn tôi muốn hỏi tiền "ngoại giao". Tôi thú thực trong gần 3 năm làm việc tay đôi với thầy cố vấn của tôi (và một số thầy khác có liên quan đề tài), tôi chưa bao giờ dám mời mấy thầy một ly cà phê chứ đừng nói chuyện gì khác. Thầy tôi đâu có thì giờ cho những chuyện ấy với sinh viên. Bạn ngạc nhiên vô cùng, có thể cho rằng tôi không nói thực!!
Trả lời
bởi: Không ghi tên
05.02.2016 21:54
Tôi học nhiều năm mà vẫn không hề dám mời thầy mình uống nước hay đi ăn. Người ngoại quốc cứ 'máy móc' theo tiêu chuẩn lương tâm của mình mà thi hành. Làm sai thì đừng hòng thóat khỏi trừng phạt.
No comments:
Post a Comment