Tin tức / Thế giới / Châu Á
Người Philippines nghĩ gì về sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ?
Vợ và con gái của ngư dân Junick Josol giúp chuẩn bị cho một chuyến đi câu tại thị trấn Masinloc, Philippines, (Ảnh S. Orendain / VOA).
Tin liên hệ
Nữ hạm trưởng Mỹ đưa tàu chiến tới Hoàng Sa thách thức Trung Quốc
Một nữ hạm trưởng Hoa Kỳ đã chỉ huy tàu khu trục USS Curtis Wilbur tới gần đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, khiến Trung Quốc giận dữ, trong khi Việt Nam ủng hộ- Trung Quốc kêu gọi Philippines tự chế trong tranh chấp Biển Đông
- Người biểu tình Philippines tiếp tục đổ ra đảo tranh chấp với TQ
- Năm 2030: Biển Đông sẽ thành ao nhà của Trung Quốc
- Trung Quốc: Giàn khoan không hoạt động trong vùng biển tranh chấp
- Philippines cho Mỹ tiếp cận 8 căn cứ theo thỏa thuận an ninh mới
Ðường dẫn
04.02.2016
Tại một số nơi ở Philippines, những người sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ một quyết định mới đây của Tòa án Tối cao nước này mở đường cho binh sỹ Mỹ ghé thăm nhiều hơn đang có những cảm xúc lẫn lộn. Việc gia tăng luân chuyển binh sỹ Mỹ diễn ra vào lúc Philippines đang cố tăng cường sức mạnh quân sự để ứng phó với điều được cho là sự hung hãn mỗi ngày một nhiều của Trung Quốc ở Biển Đông. Thông tín viên Simone Orendain của đài VOA gởi về bài tường thuật từ Manila.
Thị trấn nhỏ bé Bahile ở tỉnh Palawan là một trong những nơi bị ảnh hưởng của sự gia tăng của sự hiện diện quân sự của Mỹ.
Trong nhiều thập kỷ, những thuyền đánh cá nhỏ của Bahile vẫn thường đi qua một đồn hải quân nằm ven Vịnh Ulugan, cách đó chưa đến 1 kilomet.
Nhưng ông Nicolas Ellis, một ngư dân địa phương, cho biết từ một, hai năm nay, việc đi đến Ulugan đã trở thành một việc căng thẳng thần kinh.
Hai chiến hạm lớp Hamilton của Philippines, các tàu chiến lớn nhất của nước này, có nhiệm vụ tuần tra vùng duyên hải của Philippines giáp Biển Đông, và thả neo gần một tiền đồn sắp được thiết lập ở Vịnh Oyster, bên trong Ulugan. Ông Ellis nói điều này diễn ra mỗi tháng một lần và các thuyền nhỏ không được lại gần.
Nhưng ông Nicolas Ellis, một ngư dân địa phương, cho biết từ một, hai năm nay, việc đi đến Ulugan đã trở thành một việc căng thẳng thần kinh.
Hai chiến hạm lớp Hamilton của Philippines, các tàu chiến lớn nhất của nước này, có nhiệm vụ tuần tra vùng duyên hải của Philippines giáp Biển Đông, và thả neo gần một tiền đồn sắp được thiết lập ở Vịnh Oyster, bên trong Ulugan. Ông Ellis nói điều này diễn ra mỗi tháng một lần và các thuyền nhỏ không được lại gần.
“Họ phải cho chúng tôi đi qua. Dĩ nhiên là nếu chiến hạm đó thình lình dọi đèn vào tàu của chúng tôi thì chúng tôi nghĩ rằng tại sao họ làm như vậy? Chúng tôi không phải là người xấu. Chúng tôi chưa làm gì sai cả.”
Những hoạt động quân sự trong khu vực này dự kiến sẽ gia tăng.
Trong năm sau, Philippines sẽ mua thêm một chiến hạm lớn và một tàu nghiên cứu, đều từ Mỹ. Và theo Hiệp định Tăng cường Hợp tác Quốc phòng được Tòa án Tối cao chuẩn thuận tháng trước, sẽ có thêm binh sỹ Mỹ ghé thăm và tồn trữ thiết bị quân sự tại các căn cứ địa phương, kể cả một căn cứ đã được hoạch định ở Vịnh Oyster.
Một gia đình người Philippines đi dạo trên bãi biển tại vịnh Subic. Phía sau là tàu USS Harpers Ferry của hải quân Mỹ (ảnh tư liệu).
Quân đội Philippines nói Mỹ cần tiếp cận dễ dàng với các trang thiết bị để sử dụng vào những lúc có thảm họa, đặc biệt là ở một nước bị trung bình 20 cơn bão hành hoành hàng năm.
Mỹ đã nói đến nhu cầu có mặt ở Philippines trên bình diện rộng hơn.
Washington nói rằng hiệp định này cho phép quân đội Mỹ “cung cấp trợ giúp nhân đạo nhanh chóng” và hỗ trợ chương trình hiện đại hóa quân đội Philippines.
Song các nhà phân tích nói có quân đội Mỹ ở quanh đó cũng là một sự răn đe đối với việc Trung Quốc tăng cường những hành động nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông. Ngoài Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn nhau ở vùng biển giàu tài nguyên này.
Trong 2 năm qua, Trung Quốc đã cải tạo một số bãi cạn, biến chúng thành các đảo nhân tạo.
Trong những tháng gần đây, Mỹ đã tiến hành các hoạt động khẳng định tự do hàng hải với việc phái chiến hạm và máy bay đi vào phạm vi 12 hải lý của một số hòn đảo đang có tranh chấp.
Vịnh Subic, cách Bahile 900 kilomet về phía đông bắc, dự kiến cũng sẽ có thêm các hoạt động luân phiên trú đóng của quân nhân Mỹ. Cảng quốc tế đang phát triển nhanh ở đó, với chừng 120.000 containers đã đến cảng năm 2015, đã tăng công suất gấp 3 trong 3 năm và xu hướng này được cho là sẽ còn tăng. Subic từng là một căn cứ hải quân lớn của Mỹ và vẫn là nơi ghé thăm thường xuyên của các tàu chiến và tàu ngầm của Mỹ.
Người đứng đầu chính quyền Vịnh Subic, ông Roberto Garcia, nói những chuyến thăm đó đóng góp tới 500 triệu đôla cho kinh tế địa phương. Ông cho biết bến cảng Subic vẫn còn chỗ cho các chiến hạm của Philippines trong khi phi trường Vịnh Subic sẽ là nơi đồn trú của các phi cơ quân sự. Ông nói thêm như sau.
"Tôi có thể cho thuê để lấy những khoản tiền rất lớn. Nhưng đối với tôi, điều quan trọng là nền an ninh quốc gia của đất nước chúng tôi. Do đó tôi sẵn sàng bỏ qua cơ hội cho thuê."
Nhưng ở Bahile, những ngư dân - như ông Nicolas Ellis, nói duy trì cuộc sống yên bình, không bị xáo trộn, là quan trọng hơn so với việc tiền bạc đi kèm với những chiếc tàu lớn và đông đảo binh sỹ hơn.
No comments:
Post a Comment