Tin tức / Thế giới / Châu Á
Tỉ lệ thất nghiệp trong ngành chế tạo Trung Quốc trên đà gia tăng
Tin liên hệ
TPP sẽ giúp tầng lớp ‘thấp cổ bé họng’ ở Việt Nam?
Giới quan sát nhận định việc ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ khiến Việt Nam phải có trách nhiệm hơn với người lao động- Hiệp định TPP được ký kết, dù vẫn gặp chống đối
- Trung Quốc gia tăng hoạt động kinh doanh ở Châu Âu
- Thị trường châu Á tăng mạnh sau thông báo bất ngờ của Ngân hàng Nhật
- Các doanh nghiệp đóng ở Á Châu cần tăng cảnh giác
- Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990
- Giá dầu thô giảm kéo theo thị trường chứng khoán Châu Á
- Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam
04.02.2016
Giới hữu trách Trung Quốc nói rằng thị trường lao động nước họ đang ở trong tình trạng tốt đẹp với tỉ lệ thất nghiệp nằm ở mức 4,2% trong năm ngoái. Nhưng một số nhà phân tích không tin vào số liệu chính thức đó và họ cho rằng sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ tiếp tục gây sức ép lên thị trường lao động thiếu cân bằng của Trung Quốc trong vài năm tới đây. Thông tín viên Joyce Huang của đài VOA tường thuật.
Tại cuộc họp báo ngày hôm qua ở Bắc Kinh, người đứng đầu cơ quan hoạch định kinh tế của Trung Quốc nói rằng tỉ lệ thất nghiệp của những người lao động ở thành thị nằm mức 4,2% trong năm ngoái, một con số phù hợp với con số trung bình từ 4% đến 4,3% của 10 năm qua.
Ông Từ Thiệu Sử, Chủ tịch Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cho biết tỉ lệ thất nghiệp của năm 2015 vẫn thấp hơn chỉ tiêu 4,5% mà chính phủ đã đề ra.
Tuy một cuộc khảo sát tại 31 thành phố ở Trung Quốc cho thấy tỉ lệ thất nghiệp thật sự là 5,1%, ông Từ Thiệu Sử đã bác bỏ những mối quan tâm về vấn đề thất nghiệp.
"Như quí vị đã thấy, thất nghiệp ở Trung Quốc rất hiếm khi làm bùng ra những vụ xung đột xã hội hay tạo ra mối rủi ro bất ổn trong xã hội. Hầu như không có vụ nào trong những năm vừa qua."
Ông Từ Thiệu Sử nói thêm rằng số công ty mới đăng ký đạt mức 4,43 triệu trong năm ngoái, tạo thêm hàng triệu công ăn việc làm.
Mặc dầu vậy, ông cũng thừa nhận là những nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chận tình trạng dư thừa năng suất sẽ làm cho tỉ lệ thất bại gia tăng tại các tỉnh như Thiểm Tây, Hắc Long Giang và Hà Bắc, là những nơi sản xuất nhiều thép và than đá.
Ngoài ra, uỷ ban của ông cũng ấn định chỉ tiêu tăng trưởng của năm 2016 là từ 6,5% đến 7%.
Tạp chí Tài Tân trích dẫn những nguồn tin giấu tên nói rằng uỷ ban này muốn sản lượng thép thô giảm 100 đến 150 triệu tấn trong năm năm tới.
Các số liệu cho thấy cho thấy các nhà máy thép sản xuất 800 triệu tấn thép thô trong năm ngoái, tương đương với 71% công suất.
Tỉ lệ này cho thấy gần 20% công nhân ngành thép có thể sẽ bị sa thải.
Ông Jeff Crothall, người phát ngôn của tổ chức lao động ở Hồng Kông có tên là Bản tin Lao động Trung Quốc, nói rằng nhiều công nhân làm việc trong khu vực công nghiệp nặng đã bị mất việc.
Ông Jeff Crothall, người phát ngôn của tổ chức lao động ở Hồng Kông có tên là Bản tin Lao động Trung Quốc, nói rằng nhiều công nhân làm việc trong khu vực công nghiệp nặng đã bị mất việc.
"Có một áp lực vô cùng lớn về thất nghiệp, nhất là trong ngành chế tạo, hầm mỏ và các công nghiệp cũ như sắt, thép."
Ông Crothall nói thêm rằng có một vấn đề lớn hiện nay là Trung Quốc làm thế nào để cân bằng mục tiêu phát triển với kế hoạch tái cơ cấu kinh tế, trong lúc những việc làm mới cũng được tạo ra trong các công nghiệp mới như dịch vụ và công nghệ thông tin, tuy một số công việc này là thuộc loại lương thấp và không đòi hỏi nhiều kỹ năng.
Bà Hà Thanh Liên, một nhà nghiên cứu kinh tế Trung Quốc đang sống lưu vong ở Mỹ, cho biết ngành thép ở Trung Quốc thu dụng 5,8 triệu công nhân trong lúc ngành than đá có 3,3 triệu công nhân. Do đó, bà nói rằng “sự phá sản của hai công nghiệp này chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng công nhân bị sa thải hàng loạt.”
Bà Hà nói rằng “thất nghiệp là khó khăn kinh tế lớn nhất của Trung Quốc” và bà dự kiến các công ty thép sẽ từ con số 2.460 hiện nay giảm xuống còn 300 vì giá thép đã tụt mạnh tới độ chỉ còn 0,14 đô la một pound, còn rẻ hơn giá bắp cải.
Ngoài ra, sự gia tăng của chi phí lao động đã đe dọa nghiêm trọng tới vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc và nhiều công ty đã dời nhà máy sang các nước vùng Đông Nam Á.
Bà Hà Thanh Liên cho biết chỉ riêng ở thành phố Đông Quản của tỉnh Quảng Đông đã có 4.000 công ty đóng cửa trong năm ngoái, tuy con số chính thức là 400 công ty.
Cả bà Hà Thanh Liên lẫn ông Jeff Crothall đều cho rằng số liệu chính thức về tỉ lệ thất nghiệp của Trung Quốc đã bị bóp méo rất nhiều, tuy khó có thể biết được một cách chính xác là tỉ lệ thất nghiệp thật sự đã vượt mức 7%, như một số chuyên gia đã báo động, hay không.
No comments:
Post a Comment