Friday, April 29, 2016

Cá chết hàng loạt tại miền Trung: ‘Con cáo’ đã lộ đuôi!

Blog / Cao Huy Huân

Cá chết hàng loạt tại miền Trung: ‘Con cáo’ đã lộ đuôi!

Hôm rồi lướt mạng báo chí Việt Nam, thấy trên trang VTC có đăng một clip phỏng vấn ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh,về vụ cá biển khu vực miền trung Việt Nam chết hàng loạt. Rất bất ngờ khi bác giám đốc nói tiếng Việt khá sỏi thẳng thắn và mạnh dạn khẳng định với thái độ đầy thách thức rằng “vì không phải được cả hai nên phải lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm”. Xin dẫn lại lời ông Chu trước ống kính VTC:  “Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại. Người dân ở đây cũng như Nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả thải chắc chắn có tác động đến môi trường. Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá”.
Đoạn clip ngay lập tức khiến dư luận Việt Nam sôi sục. Có lẽ từ khi bước chân vào Việt Nam làm kinh doanh đến nay, đây là lần đầu tiên lãnh đạo tập đoàn đầy tai tiếng, lắm bê bối trên báo chí này phát ngôn đầy tính “chân thật, thiệt thà” đến như vậy. Phát ngôn của ông Chu, về mặt luật pháp không có gì sai, gần như chắn chắn là như vậy. Ông ta đơn thuần áp dụng một cách vô cùng đơn phương cái lý thuyết thuộc về kinh tế học, đó là “sự đánh đổi”. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta cũng hay nói với nhau rằng cái gì cũng có hai mặt, lựa chọn nào cũng có đánh đổi. Bản thân tôi, một người duy lý, cũng thừa nhận rằng để có nhiều tiền, ngoài chất xám và công sức thì môi trường xung quanh (tài nguyên, không khí, nước, đất,…) cũng phải trả giá.
Thực tế cho thấy ở nhiều nơi trên thế giới, ngay cả tại các nước phát triển, môi trường bị ô nhiễm là điều không phải hiếm. Nước Mỹ từng đau đầu với các “vùng sông chết” vì chất thải nông nghiệp trên sông Mississippi, khiến cả những sinh vật mạnh mẽ nhất còn phải chết, nói chi đến cá đến tôm. Vài dòng sông của Nhật Bản bầm dập vì bồi lấp rồi lại moi lên khi mở rộng quá trình công nghiệp hóa. Hay như Trung Quốc, cái giá của GDP cao vào hàng thứ hai thế giới chính là một bầu không khi mù khô tràn ngập các thành phố lớn. Các nước lân cận Việt Nam, tôi từng tham khảo qua, như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,… cũng không thể hoàn toàn tránh được tình trạng tương tự. Một tình trạng chung, nơi nào có khu công nghiệp, nhà máy luyện kim, nhà máy năng lượng, sản xuất xi-măng, sản xuất vật tư công nghiệp, nhà máy nhuộm-dệt may… thì chắc chắn môi trường bị ảnh hưởng.
Nói như vậy một phần để thấy Formosa đã không sợ ai cả khi dám đăng đàn lật lá bài tẩy rằng “anh (Việt Nam) đã chọn lựa nhà máy thép, để trở thành một quốc gia có nhiều thép phục vụ trong nước và xuất khẩu, thì anh phải quên đi chuyện cá tôm đầy hồ, hải sản đầy biển đầy sông như ngày trước”. Nhưng quan trọng hơn, phải thừa nhận rằng “con cáo” Formosa đã để lộ cái đuôi về đạo đức kinh doanh của mình. Tháng trước tôi có xem một bộ phim của Trung Quốc, một bộ phim thuộc thể loại hài nhảm có tên là “Mỹ nhân ngư”. Viển cảnh mở đầu của bộ phim cũng tương tự như cái cách mà ông Chu của Formosa tuyên bố, đại khái là “muốn khai thác một vùng vịnh lớn để làm bất động sản, làm du lịch, làm khu thương mại thì phải quên đi chuyện môi trường, chuyện bảo vệ cá heo,…”. Đó là cái cách làm ăn thiếu lương thiện, vô đạo đức, bởi khai thác và kiếm tiền dựa trên sự an toàn, sinh kế và lâu dài là sinh mạng của hàng triệu người dân vùng lân cận.
Tiếc là cách làm ăn vô đạo đức như thế đang tràn lan khắp Trung Quốc, không ngoại trừ Đài Loan, nơi được xem là xuất thân của những nhà lãnh đạo Formosa. Ô nhiễm môi trường có lẽ là cụm từ nóng không kém gì vấn đề mang tính chính trị khác tại Trung Quốc, trong đó các tập đoàn làm ăn theo kiểu “chọn thép hay chọn cá” như Formosa đã góp phần không hề nhỏ. Dường như khái niệm “đạo đức kinh doanh” không có trong từ điển của những kẻ khát tiền, luôn tìm kiếm cơ hội thu lợi nhuận khủng trên những mảnh đất màu mỡ, những vùng biển đầy cá tôm. Và rất không may, Formosa tìm đến Việt Nam với cái triết lý kinh doanh hết sức đáng sợ như thế.
Theo thông tin từ báo chí Việt Nam, khu liên hợp Formosa Hà Tĩnh chỉ là một trong số rất nhiều dự án quy mô lớn mà Formosa đã đầu tư vào Việt Nam từ chục năm nay. Một số công ty khác như Formosa Taffeta Đồng Nai, Formosa Taffeta Việt Nam (chuyên về dệt - nhuộm) Formosa Gear (sản xuất linh kiện cơ khí)... đều có quy mô vốn cũng như doanh thu lên đến cả trăm triệu USD. Dự án đình đám nhất của Formasa là khu liên hợp gang - thép và cảng Sơn Dương (Formosa Hà Tĩnh) Formosa Hà Tĩnh do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Group, nắm gần 95% cổ phần. Từ khi khởi công đến nay thì Formosa đã để xảy ra khá nhiều tai tiếng như xây dựng trái phép, sập giàn giáo... và mới đây nhất là nghi án xả thải ra biển.
Giáo sư Tiến sĩ Lê Huy Bá, chuyên gia độc học môi trường, Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường, trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu trên báo Tuổi Trẻ rằng theo danh mục hơn 40 chất được cho là do Formosa nhập khẩu vào Việt Nam từ đầu năm đến nay và sử dụng trong sản xuất thì đặc điểm đầu tiên của nhóm các chất này là độc và cực độc đối với con người, động vật, trong đó có các loài tôm cá. Ngoài ra, dư luận vẫn thắc mắc: Tại sao cá sống ở tầng sâu chết nhiều hơn cá trên tầng nước mặt? “Điều này chỉ được giải thích là chất độc được phóng thích từ họng xả thải nằm ở tầng sâu, sát đáy và với tải lượng lớn”, theo ông Bá. Điều này khiến người ta hoài nghi về quy trình sản xuất và cam kết về môi trường của Formosa; thậm chí hoàn toán có lý nếu cho rằng Formosa đã ngầm thải chất độc ra môi trường sai quy định với một động cơ duy lý nào đó: giảm chi phí xử lý chất thải hay tăng lợi nhuận kinh doanh.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cao Huy Huân

Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (16)
Ý kiến
     
bởi: Giác từ: Rừng
29.04.2016 23:27
Xin thành thật ghi ơn các bạn CÁ! Các bạn đã hy sinh để con người chúng tôi được sống nhờ thấy được hiểm nguy.

bởi: Nguyên Trọng Lú
29.04.2016 20:29
Ngài Chu này nói không phải sai đâu, khi cá chết thì Bác Trọng nhà mình vào Hà Tĩnh, để làm gì vậy? Có phải Bác biết trước chuyện nầy không?có phải Bác là người đỡ đầu cho Formosa không? Sao đến giờ không có ai dám đưa ra kết luận nào vậy?
Có phải Ngài Chúc mừng muốn nói là: Chọn cá hay chọn Đảng phải không?
Nếu chọn Đảng thì cho qua,
Nếu chọn Cá thì Đảng sẽ mất,
Ngài sẽ nói tất cả những Vị Đảng viên ăn chia với Fomosa

bởi: hai bui
29.04.2016 19:03
Lieu chính phủ Việt Nam có xu ly được vụ cá chết hàng loạt cho dân đen được nhờ không vay

bởi: SG từ: VN
29.04.2016 14:15
'Xuất khẩu" rác thải hay "công nghệ cũ" sang các nước chậm phát triển thay vì xử lý tốn kém đang là ngành siêu lợi nhuận. Đcs VN đã rất thành công khi đã biến VN thành 1 bãi rác khổng lồ cho các công ty nước ngoài "phát triển công nghệ xả rác". Phe nhóm chúng thu tiền xả rác, còn dân đen và con cháu mai sau lo xử lý rác, trả nợ đời ODA và... chết ung thư .

bởi: chuyen the gioi rui
29.04.2016 11:08
Neu lan nuoc doc den cac nuoc khac can cung chet bien bi doc the gioi lien Hiep quoc phai lam GI??

bởi: VŨ THUẬT (VN)
29.04.2016 10:42
Bài viết rất thuyết phục người đọc! Thiết nghỉ nhà chức trách chủ quan trước những cam kết hay là cố tình "chủ quan" giả thuyết : Ống xã thải mà thải ra tiền tỉ cho tư lợi thì có ra khỏi cuối ống vài mét không,hay các kế hoạch đã được vắt óc tính sẵn,chực sẵn...(?) Còn đây là lợi công!!! Nhà chức trách đâu có đi đánh cá kiếm sống đâu mà vào cuộc cho nhanh. Thủng thẳng khoan thai là tướng làm quan mà! Formosa đả nhìn được con bài tẩy rồi nên ...

bởi: vo danh từ: usa
29.04.2016 08:32
VN là một quốc gia cs độc đảng độc tài toàn trị từ trên xuống dưới do đó đảng csvn chấp thuận và kiểm soát tất cả công ty ngoại quốc tại vn.Tóm lại đảng csvn là tội phạm đang hủy hoại môi trường vn.Công ty ngoại quốc có lỗi rất nhẹ,họ chỉ là kẻ thi hành,tòng phạm.

bởi: bke
29.04.2016 07:33
Có lẽ Formosa mới xả chất thải lần đầu thôi mà. Từ từ sẽ có những lần khác nữa.

bởi: browncow từ: US of A
29.04.2016 06:52
Lãnh đạo đã bảo rồi, thắc mắc về chuyện tôm cá là không có lợi cho đất nước . Để thể hiện "lòng yêu nước" của chúng ta, chúng ta không nên thắc mắc gì cả, kể cả thắc mắc về chuyện tôm cá . Chúng ta chỉ cần tin yêu chủ nghĩa xã hội và hãy làm tốt công việc mình đang làm, i.e. nếu là công an thì hãy làm tốt "Cứu Đảng là cứu nước", bắt cho hết phản động . Những chuyện khác đừng để ý vì đã có (2) Đảng & (2) Chính phủ lo rồi .

Ô Chu Xuân Phàm nói đúng, và dân ta đã chọn lựa rồi . Đã thề quyết nói không với dân chủ tư bẩn thì coi như gút bai tôm cá đi thôi .

bởi: dân thất học từ: MT
29.04.2016 04:43
Tác giả chỉ đưa ra những sự kiện đã rồi để kết luận hết sức vu vơ rằng 'con cáo đã để lộ cái đuôi chính là tập đoàn Formosa'.
Form0sa là cáo hay đảng cs là cáo đã thành tinh? Chúng ta sợ là sợ con cáo đã thành tinh, có quyền phép, thay trắng đổi đen chớ đâu có ngán con cáo lòi đuôi. Nếu khôngcó con cáo thành tinh chống lưng thì liệu con cáo Formosa có dám lòi đuôi không?

bởi: Không ghi tên
29.04.2016 02:39
Cá chết trước rồi từ từ đến người. Hóa chất độc hại thả ra biển. Biển bốc hơi thành mây. Mây mang mưa lại vào đất liền. Những nước nhược tiểu thuộc thế giới thứ Ba lại thêm nạn tham nhũng cao (như VN chẳng hạn) bị mấy tay cường quốc nhử tiền để làm hại môi trường.

Ngày xưa Mỹ thả chất độc màu da cam, VC nằm vùng la oai oái oai oái. Ngày nay Bác và Đảng ngó lơ cho Trung Quốc, Đài Loan âm thầm thả hóa chất độc hại vào môi trường, bà con vùng lận cận từ từ lãnh ung thư và những căn bệnh quái đản. Có la cũng không ai thèm nghe. "Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh..." cá chết, dân bệnh... kệ bay.

Đảng thương dân
Khi dân ốm bệnh,
Đảng quay lưng
Chỉ chực có tiền.

bởi: Long từ: TP Sài Gòn
29.04.2016 01:18
Đừng trách Formosa, mà quên tự trách mình trước. Hiểm hoạt lớn hơn đang chờ khi nhà máy Điện Nguyên Tử đi vào hoạt động ở Ninh Thuận .

bởi: Dân đen
29.04.2016 01:03
Ông Cao nói đúng quá,bọn Tàu trên thế giới này dù bất kể ở nơi nào,chúng cũng không từ mọi thủ đoạn ma mãnh,xảo quyệt nào,miễn làm sao có lợi nhuận cho chúng.Việt nam bây giờ cũng như những nước khác đã đi qua,anh cũng muốn mau giầu nên phải chấp nhận thôi,hơn nữa gặp phải a Chệt thì rủi ro càng cao,cũng như lời a Phàm đã nói.Câu chuyện ở đây là Chính VN đã cấp phép cho Formosa xả nước thải,nên há miệng mắc quai.

bởi: Quynh từ: Canada
29.04.2016 00:47
Đả đảo sắt thép Đài Loan Formosa làm ô nhiễm môi trường. Không có sắt thép Đài Loan từ bao thế hệ qua, dân ta vẫn có sắt thép xây nhà cao cửa rộng mà môi trường vùng biển không bị ô nhiêm. Vì sự sống còn của dân Việt chúng ta tẩy chay sắt thép Đài Loan, để giữ cơm cá cơm thịt mà sinh sống như chúng ta đã từng sống.

bởi: Nguyen Seattle từ: Highpoint
29.04.2016 00:38
Ông Huân viết bài này hơi dài, mấy hôm trước tôi thấy có câu nói này của ông Formosa . Qua câu nói tôi khẳng định Formusa là thủ phạm, lời nói vụt ra không thể lật ngược !
VN phải chọn một trong hai ! Thủ phạm chính là Formosa ! Cho nên truớc mắt nếu cho Formusa hoạt động thì chẳng những mất cá tôm và mọi thứ từ biển và các ngành nghề theo sau, kể cả du lịch bởi vì nhất định nếu nhà máy không được thải ra nhà máy cũng chết ! Hoặc từng ngày hoặc định kỳ, cho nên nhất định là phải thải ! Nếu không thải thì hốt sẽ đổ đi đâu, cả thế giới đang nhìn và theo dõi nó ! Cho nên trước mắt là họ cứ chối, và nếu chối tức là tạm thời lau mép phần nào nhưng liệu có dám hoạt động hay không ?
Tóm lại đã ăn là phải tiêu, không được tiêu là chết !
VN sẽ chọn đường nào ? Chọn dân, chọn biển ... hay chọn tiền từ thép ?
Chuyện chính trị cũng thế, TQ và Mỹ, VN chọn đàng nào ! Đàng nào thì cũng đòi thể chế thích hợp !

bởi: Napal từ: VN
28.04.2016 22:11
"Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!"....
Hãy hát to lên hỡi nhân dân Việt Nam.

No comments:

Post a Comment