Saturday, April 30, 2016

Kêu gọi ‘xuống đường vì môi trường’

Kêu gọi ‘xuống đường vì môi trường’

  • 28 tháng 4 2016
Image copyrightAFP
Mạng xã hội lan truyền kêu gọi ‘xuống đường vì môi trường’ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hôm 1/5 sau vụ cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh.
Một nhà hoạt động cho BBC biết hôm 27/4 là sự kiện này do “anh em chung cùng lên tiếng, chứ không đứng tên hội nhóm hay cá nhân nào”.
Thư ngỏ kêu gọi “mọi người tập hợp vào 9:00 sáng ngày 1/5 tại Nhà hát lớn (1 Tràng Tiền, Hà Nội) và Công viên 30/4 (Lê Duẩn, quận 1, TP Hồ Chí Minh)”.
Ngoài ra, “mọi người ở bất cứ nơi nào có thể biểu thị với một biểu ngữ trong tay và một tài khoản Facebook”.
Sự cố môi trường làm cá chết hàng loạt và đối phó của Việt Nam cũng là chủ đề của cuộc tọa đàm Bàn tròn Thứ Năm tuần này, mời quý vị đón theo dõi tại đây.
Image captionMột cuộc xuống đường phản đối việc chặt cây tại Hà Nội
“Chưa khi nào Việt Nam phải đối mặt cùng lúc với nhiều thảm họa về môi trường đến như thế. Vì nhiều lý do như: đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế, thay đổi khí hậu… Và nguyên nhân quan trọng nhất là thiếu sự quan tâm của chính mỗi người dân đến môi trường sống của mình”, thư ngỏ viết.
Các khẩu hiệu được gợi ý trong sự kiện này là: “Hãy lên tiếng để bảo vệ môi trường sống”, “Hãy cứu lấy môi trường sống”...

‘Môi trường và thể chế’

Hôm 27/4, trả lời BBC từ Hà Nội, ông Hoàng Đức Minh, Giám đốc tổ chức Hành động vì Tương lai (Action4Future) nói: “Tôi nghĩ sự kiện này là cần thiết để có thêm nhiều người dân bày tỏ sự quan tâm đến môi trường. Bây giờ là lúc người ta nhận ra vấn đề môi trường có liên quan tương đối đến chính trị và thể chế”.
“Đơn cử như trong vụ cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung được cho là có liên quan đến công ty Formosa, người ta phải đặt vấn đề về việc cấp phép cũng như công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan chức năng. Khi vụ cá chết xảy ra, điều khiến dư luận chưa an tâm là phản ứng của chính phủ quá chậm”, ông Minh cho hay.
Nhà hoạt động xã hội cũng cho rằng việc chính quyền có làm khó những người tham gia sự kiện hôm 1/5 hay không còn tùy vào những biểu ngữ mà họ đưa ra.
Image copyrightfacebook
Image captionNhiều bạn trẻ tham gia các sự kiện tuần hành tại Hà Nội như một cách lên tiếng trước những vấn đề xã hội
“Những biểu ngữ khó khả thi như đòi ‘đa đảng’ hoặc ‘từ chức’ sẽ khó nhận được sự đồng thuận của chính quyền trong một sự kiện môi trường. Thay vào đó nên là những biểu ngữ yêu cầu đòi thanh tra, trợ giúp những ngư dân trong vùng bị ảnh hưởng”, ông Minh nói thêm.
Từ góc độ khác, hôm 27/4, bà Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên đại học ở Hà Nội, nói với BBC rằng bà sẽ không tham dự cuộc xuống đường hôm 1/5 vì ‘đi Nam Phi dự hội thảo từ ngày 1/5’.
“Điều quan trọng bây giờ là tìm ra bằng chứng để biết ai hoặc tổ chức nào chịu trách nhiệm gây cá chết, và cơ quan chức năng quản trị khủng hoảng. Còn bây giờ mọi người rủ nhau đi tuần hành là để phản đối ai. Trong vấn đề này, theo tôi, chính phủ chưa hẳn là người có lỗi”.
Trước đó, bà viết trên mạng xã hội: “Đám đông sáng suốt vì không chỉ Formosa, mọi nhà máy đều xả thải ra biển. Formosa là của Đài Loan, cứ cho là có sử dung lao động Trung Quốc thì cũng không có bằng chứng là họ chủ tâm phá hoại Việt Nam vì Đài Loan và Trung Quốc được cho là không ưa nhau. Nên nhớ số lao động Việt Nam ở Trung Quốc, Đài Loan nhiều hơn lao động nước ngoài ở Vũng Áng nhiều, đừng gây hấn vì kẻ yếu hơn chắc chắn thiệt hơn”.
“Vụ bạo loạn 2014 đã làm Việt Nam thua thiệt quá nhiều, mọi người rút kinh nghiệm đi”.

Tin liên quan

No comments:

Post a Comment