Monday, April 25, 2016

Ngoại trưởng Mỹ sẽ dự hội thảo về chiến tranh Việt Nam

Thứ hai, 25/04/2016

Tin tức / Việt Nam

Ngoại trưởng Mỹ sẽ dự hội thảo về chiến tranh Việt Nam

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại trụ sở Ngân Hàng Thế Giới ở Washington, ngày 14/4/2016.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại trụ sở Ngân Hàng Thế Giới ở Washington, ngày 14/4/2016.
Ngoại Trưởng Kerry sẽ tháp tùng Tổng Thống Obama trong chuyến đi đầu tiên của nhà lãnh đạo Mỹ tới thăm Việt Nam vào tháng Năm tới đây.
Hãng tin AP cho hay trước chuyến đi này, Ngoại Trưởng Kerry sẽ bỏ ra một ngày để nói về những liên hệ lâu năm và đầy phức tạp của ông với Việt Nam, trước hết trong tư cách một cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam, và sau đó một nhân vật phản chiến và một nhà hoạt động chính trị. Ông sẽ đến dự cuộc hội thảo về Chiến tranh Việt Nam tại thư viện Tổng thống Lyndon Johnson ở tiểu bang Texas vào ngày mai.
Trước chuyến đi thăm Việt Nam, cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đã vận động các dân biểu đại diên cho họ tại Hạ Viện ký tên trong văn thư gởi Tổng Thống Obama nhằm kêu gọi ông lên tiếng về nhân quyền trong chuyến công du Việt Nam. Trong danh sách những đòi hỏi đó có những điểm sau đây:
-  Trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm.
-  Ngưng các hành động sách nhiễu, bắt bớ và truy tố các nhà hoạt động dân chủ và các blogger.
-  Tôn trọng quyền tự do phát biểu và tiếp cận internet.
-  Cải tổ luật cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.
-  Điều tra những hành vi vi phạm nhân quyền của công dân bởi giới chức thẩm quyền.
-  Tôn trọng quyền thành lập nghiệp đoàn tự do và độc lập của người lao động.
-  Thông qua luật tín ngưỡng và tôn giáo phù hợp tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo hay niềm tin.
Phát biểu tại Hà Nội hôm 21/4, Phó Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken kêu gọi chính quyền Việt Nam tôn trọng các quyền con người.
Ông nói hai nước đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong nỗ lực đào sâu và phát triển các quan hệ trong nhiều lĩnh vực mà chỉ cách đây không lâu, hai bên không thể nào tưởng tượng có thể đạt đuọc, nhưng muốn đối phó với những thách thức hiện tại, và đạt được tiềm năng rất lớn của mình, Việt Nam cần có một nền giáo dục đặt trên nền móng của tự do tư tưởng và tự do trao đổi ý kiến, một nền kinh tế dựa trên pháp quyền, và sự tôn trọng các quyền, quyền tự do, và nhân cách của tất cả.
Phó Ngoại Trưởng Blinken nói: “Quyền tự do phát biểu, thờ phượng, tự do lập hội, tự do bày tỏ ý kiến bất đồng, thách thức, biểu tình, và tham gia các quyết định kinh tế và chính trị có ảnh hưởng cuộc sống của một người, là những yêu tố thiết yếu cho bất cứ nước nào muốn cởi trói tài năng của các công dân của mình.”
Ông Antony Blinken có mặt trong phái đoàn tới Việt Nam để thương lượng những thoả thuận về chính sách giữa 2 quốc gia trước chuyến công du của nhà lãnh đạo Mỹ.
Tổng Thống Obama sẽ trở thành vị tổng thống Mỹ thứ 3 tới thăm Việt Nam.
0:00:00
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (3)
Ý kiến
     
bởi: Cựu binh VNCH
25.04.2016 22:30
Năm 1970 - 1971. John Kerry là người phản chiến toàn diện. Kerry và đồng bọn đứng trước Quốc Hội giật huy chương, tưởng lục vất qua hàng rào.
Bây giờ Mỹ tham gia hàng chục năm chiến tranh ở Afghanistan, Iraq và nhiều chiến trường khác sao John Kerry không vất huy chương cũng như từ chức Ngoại Trưởng để phản chiến ?

bởi: Không ghi tên
25.04.2016 22:28
Cũng vẫn còn cả kí-lô sự thật phũ phàng được yếm nhẹm dấu kín. Vết thương đau đớn ngày xưa có bạch hóa, phơi bày ra cũng chẳng lợi lộc gì cho ai, chỉ làm thêm đau lòng.
Hãy xóa bài cũ để làm bài mới.

bởi: Không ghi tên
25.04.2016 21:24
Trong đầm gì nổi bằng sen.
Nước Nam nổi nhất có tên cụ Hồ.
Cụ Hồ nằm ngửa tênh hênh.
Dân đen cúi rạp, ruộng đồng tan hoang.

Người Mỹ luôn rút ra bài học từ quá khứ, đặc biệt bài học đớn đau tốn kém. Bài học đệ nhất 1,2 thế chiến, bài học Triều tiên chỉ là bóng mờ của bài học vn. Vì ở đây người Mỹ chết nhiều, tốn nhiều và lại thua trận. Bị đòn đau người ta nhớ dai và bi quan để rồi sụt sùi.

Lầu năm góc hôm nay trước lịch sử buồn, cần bang giao với kẻ chiến thắng, có đầy đủ tổng kết của hiện tại để nhìn lại quá khứ mà tự nhận 'sai lầm'. Họ phải tìm ra những lý do 'xác đáng' để đọc điếu văn. Mặt tích cực của thái độ xét lại này của Mỹ là, csvn chính là phong trào gp dân tộc thoát ách thuộc địa núp bóng cs. Mặt tiêu cực của nó là phong trào này thực chất là phong trào cs với đầy đủ tính cách và triệu chứng lâm sàng không chối cải được.

Do tự tôn chủ quan chưa từng thua, hấp tấp vụng về thiếu hiểu biết về văn hóa lịch sử và địa lý, luộm thuộm và cả độc đoán trong chiến lược, Mỹ đã không được lòng đồng minh. Đó là lỗi lớn nhất mà Mỹ đã phạm trong cuộc chiến này. Mỹ đã để cuộc chiến diễn tiến không thể điều khiển được. Họ có lẽ quên rằng, nếu không có chiến trường vn, cs sẽ lan nhanh sang Thái, Miến và Ấn độ nữa. Và trong bối cảnh đối đầu leo cao giữa Đông Tây, một bãi chiến trường lớn gián tiếp giữa tự do và cs là cần thiết để có hòa bình ở đa số những nơi khác. Chỉ đáng buồn đó lại là vn.

No comments:

Post a Comment