Monday, April 25, 2016

TQ 'đạt đồng thuận mới' về Biển Đông

TQ 'đạt đồng thuận mới' về Biển Đông

  • 24 tháng 4 2016
Image copyrightBBC CHINESE
Image captionÔng Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Quốc, vừa có chuyến thăm tới ba nước ở Asean là Brunei, Campuchia và Lào.
Ngoại trưởng Trung Quốc cho hay vào hôm thứ Bảy rằng Trung Quốc đã đạt được sự đồng thuận bốn điểm với Brunei, Campuchia và Lào về vấn đề Biển Đông, theo hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, Tân Hoa Xã.
Bốn quốc gia đã đồng ý rằng các tranh chấp lãnh thổ đối với một số đảo, đá và bãi cát ngầm ở Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như một toàn thể mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ Trung Quốc-ASEAN, ông Vương Nghị nói với một cuộc họp báo, hôm thứ Bảy, ngày 23/4/2016.
Các điểm đồng thuận được Tân Hoa Xã tường thuật gồm: các nước đồng ý rằng những quyền được hưởng bởi các quốc gia có chủ quyền để lựa chọn trên những cách riêng của mình để giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế cần được tôn trọng.
Các nước phản đối bất kỳ nỗ lực để đơn phương áp đặt một chương trình nghị sự cho các nước khác.
Bốn quốc gia cũng đồng ý rằng các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải cần phải được giải quyết thông qua tham vấn và đàm phán của các bên liên quan trực tiếp theo Điều 4 của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Các nước cũng tin rằng Trung Quốc và các nước ASEAN có thể cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông thông qua hợp tác.
Và các nước cũng nhất trí rằng các nước bên ngoài khu vực nên đóng một vai trò xây dựng trong vấn đề này.
Lào là nước dừng chân cuối cùng trong chuyến thăm ba quốc gia Đông Nam Á của ông Vương Nghị, mà trong đó ông đã đến thăm Brunei và Campuchia, vẫn theo bản tin của Tân Hoa Xã.

Nghi ngờ

You need to install Flash Player to play this content.
Bình luận về động thái ngoại giao này của phía Trung Quốc, hôm 24/4, một nhà nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nói với BBC:
"Tôi cho rằng trong bối cảnh Tòa trọng tài thường trực sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc, thì Trung Quốc có thể tìm cách ngăn các nước ASEAN đưa ra tuyên bố, lập trường chung ủng hộ phán quyết này của Tòa trọng tài thường trực và Trung Quốc lâu nay vẫn dùng cái sách lược “Chia để trị”.
"Và trong quan hệ với các nước ASEAN và trong trong tranh chấp biển Đông, Trung Quốc chủ trương dùng biện pháp đàm phán song phương trực tiếp với các bên tranh chấp liên quan mà không dùng tới các biện pháp đa phương thì tôi nghĩ rằng là cái bước đi vừa rồi của Trung Quốc qua các chuyến đi của ông Vương Nghị tới Lào, Campuchia và Brunei nhằm mục đích hướng tới cái mục tiêu đấy để làm sao ngăn cản một tiếng nói thống nhất của các nước ASEAN ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực về vụ kiện của Philippines."
"Tuy nhiên tôi cũng hơi nghi ngờ về những gì được tường thuật trên Tân Hoa Xã bởi vì chúng ta biết rằng vấn đề Biển Đông đang nóng lên từng ngày đặc biệt sau hành động xây đảo nhân tạo qui mô lớn của Trung Quốc thì vấn đề này trở thành tâm điểm của tình hình an ninh khu vực và rất nhiều nước, không chỉ các nước trực tiếp liên quan đến biển Đông như Việt Nam, Philippines mà còn rất nhiều nước khác có lợi ích liên quan.
"Ví dụ như là Hoa Kỳ, Nhật Bản, kể cả các nước trong khu vực như là Malaysia, Indonesia, hay là Singapore cũng đã lên tiếng bày tỏ quan ngại đối với vấn đề này và trong thời gian gần đây cũng có những chuyển biến ở những nước như là Lào hay Campuchia chẳng hạn," Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nói với BBC.
Hôm thứ Bảy, một bài báo của hãng Reuters cũng đưa ra bình luận xung quanh chuyến thăm của ông Vương Nghị tới Brunei, Campuchia và Lào, liên quan tới điều được cho là mục đích của Trung Quốc trong ASEAN có liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, Reuters viết:
"Trung Quốc tìm cách giữ cho Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự tại diễn đàn đa phương, nhưng các quốc gia yêu sách chủ quyền khác, như Philippines, đã tìm cách nêu vấn đề tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Các tranh chấp đã gây chia rẽ các nước ASEAN."
Campuchia, một đồng minh thân cận của Trung Quốc, đã bị buộc tội gây bất hòa trong khối vào năm 2012, khi từ chối lên án các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, dẫn tới cơ cấu Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần đầu tiên không ra được thông báo chung, vẫn theo nhận định của Reuters.
Image copyrightAFP
Image captionLính thủy đánh bộ Philippines tham gia tập trận chung với quân Mỹ ở miền Trung Philippines hôm 11/4/2016.

Tin liên quan

No comments:

Post a Comment