Thursday, April 21, 2016

Kịch bản Thế chiến III: Mỹ đại bại trước Trung Quốc?

Kịch bản Thế chiến III: Mỹ đại bại trước Trung Quốc?

(Quan hệ quốc tế) - Chuyên gia Mỹ chỉ thẳng điểm yếu chết người khi Mỹ đối đầu Trung Quốc ở Thế chiến III và tất sẽ đại bại.

Tạp chí National Interest hôm 20/4 đăng tải bình luận của Peter Navarro - Giáo sư tại Đại học California-Irvine, trong đó chỉ ra một lý do lớn khiến nước Mỹ hiện nay không thể giành phần thắng nếu Thế chiến III xảy ra.
Hiện nay, phần lớn các nhà máy sản xuất vũ khí của Mỹ đã đóng cửa.
Để tiết kiệm chi phí, người Mỹ đã tích cực phát triển các nhà máy gia công tại Thành Đô, Trùng Khánh và Thâm Quyến của Trung Quốc.
Đây chính là động thái sẽ trở thành một mối đe dọa chiến lược đối với Mỹ. Khi cần huy động cho một hoạt động quân sự quy mô lớn, phía Mỹ sẽ vấp phải nhiều khó khăn khi muốn ra khỏi Trung Quốc.
"Thật vậy, trong khi 60 nhà máy đóng tàu lớn nhất Trung Quốc đang làm việc ngày đêm để chế tạo thêm nhiều tàu ngầm và tàu chiến, rất nhiều các nhà máy đóng tàu tại Mỹ đã bị phủ bụi hoặc đã đóng cửa", chuyên gia Navarro cho biết.
Kich ban The chien III: My dai bai truoc Trung Quoc?
Bên trong nhà máy sản xuất F-22.
Thực chất, khi Thế chiến II bùng nổ, Mỹ đã có một nền kinh tế mạnh và sức mạnh quân sự mạnh mẽ đến kinh ngạc. Vào thời điểm đó, tiềm lực quân sự của Mỹ lớn gấp 2 lần tiềm lực quân sự của phát xít Đức và đế quốc Nhật cộng lại.
Giữa thành công về kinh tế và quân sự có mối liên hệ mạnh mẽ. Sự giàu có đã giúp Mỹ có nhiều nguồn tài chính đầu tư cho quân đội và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng. Các nhà máy có thể cung cấp cho quân đội lượng vũ khí, xe tăng, tàu dồi dào và nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu Thế chiến III xảy ra, Mỹ sẽ không còn giành được ưu thế quân sự như trước.
Trong khi đó, Trung Quốc đang sản xuất một loạt chiến đấu cơ thế hệ 5 tại Thành Đô trên cơ sở những chiếc F-22 và F-35 của Mỹ, miệt mài sao chép những chiếc Su của Nga thì chương trình phát triển F-22 của Mỹ đã bị đóng cửa, còn F-35 bị gián đoạn do những khó khăn về tài chính và kỹ thuật.
Theo cảnh báo của chuyên gia Navarro, nếu các nhà hoạch định chính sách Mỹ không thức tỉnh, các chuyên gia an ninh quốc gia và các nhà kinh tế không dừng lại để xem xét quyền lợi chung, không tập trung phục hồi các khu phức hợp quân sự, thì quân đội Mỹ sẽ đại bại trong một cuộc chiến tranh trong tương lai.
National Interest hồi tháng 11/2015 cũng đã liên tiếp dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự Mỹ cho rằng Chiến tranh Mỹ- Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là một thảm họa, Nhật Bản và Ấn Độ có thể sẽ tham gia vào cuộc chiến tranh này.
Hồi tháng 6/2015, nhà tương lai học Peter Singer, phát biểu tại Lầu Năm Góc cảnh báo giới lãnh đạo quân sự Mỹ rằng tranh chấp trên biển Đông sẽ làm bùng nổ CTTG lần thứ 3 với Trung Quốc trong thời gian gần.
Theo ông Singer, trong tương lai sẽ xuất hiện những tiền đồn quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông với mục đích gia tăng mạnh mẽ năng lực quản lý, kiểm soát vùng biển này. Tình trạng đối đầu chính thức ở Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng rõ nét khiến vùng biển này đang đứng trước nguy cơ trở thành "kho thuốc súng" làm bùng nổ CTTG thứ 3.
Báo The Independent của Anh cũng đưa ra các phân tích cho thấy tương lai thất bại của Mỹ khi đối đầu Trung Quốc. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về cái bẫy Thucydides.
Chủ tịch Tập Cận Bình dẫn khái niệm cái bẫy Thucydides tại Mỹ trong khi nước này đã chuyển đổi hàng ngàn tàu buôn sang cho quân đội có thể trưng dụng bất cứ lúc nào, phát triển tên lửa "sát thủ tàu sân bay Hoa Kỳ", thử vũ khí siêu thanh có thể tấn công lãnh thổ Mỹ.
Kich ban The chien III: My dai bai truoc Trung Quoc?
Trung Quốc sẽ lấn lướt Mỹ ở Biển Đông. Ảnh minh họa: Reuters
Thậm chí năm 2015 bất chấp suy giảm kinh tế nói chung, Trung Quốc vẫn gia tăng ngân sách cho quốc phòng để "không một kẻ thù nào dám bắt nạt". Bây giờ đã tới lúc những khẳng định này của ông Tập Cận Bình được kiểm tra trong thực tế.
Theo The Independent, 5 năm trước, khi sức mạnh kinh tế tăng vọt, Bắc Kinh đã gửi công hàm tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông.
Tuy nhiên kể từ khi Tổng thống Barack Obama lên nắm quyền, ông đã cùng với Ngoại trưởng Hillary Clinton lựa chọn chuyển trọng tâm chiến lược đối ngoại sang châu Á để làm rõ với các đồng minh và đối tác, Trung Quốc sẽ không thể tự tung tự tác, thích làm gì thì làm.
Huy Vũ (Tổng hợp)

No comments:

Post a Comment